Mới đây, một người Vũ Hán họ Đinh, có mẹ qua đời đã lên án chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc coi thường tính mạng của người già 60 tuổi, hạn chế xác nhận lây nhiễm và hạn chế đi lại để ngăn cản việc cứu chữa người, đồng thời ông cũng muốn nhờ sự trợ giúp về mặt pháp luật của “Nhóm cố vấn pháp luật đòi bồi thường về viêm phổi virus corona mới” (hay còn gọi là viêm phổi Trung Cộng, viêm phổi Vũ Hán)

Me cua ong Dinh
Ông Đinh cho biết, “Dù không có hy vọng, nhưng tôi vẫn muốn thử, bởi vì mẹ tôi không thể chết oan như thế.” (Ảnh cắt từ video điện thoại của ông Đinh: mẹ ông qua đời ngay hôm được nhập viện)

Theo Đài Á Châu Tự do tiết lộ, bà Hồ Ái Trân, một cư dân Vũ Hán, từ khi phát bệnh (ngày 20/1) đến ngày bà qua đời (ngày 8/2), bà không thể được chẩn đoán xác nhận lây nhiễm, ngày cuối cùng trước khi bà ra đi, bà bị khó thở, dịch chảy xuống quai hàm, tứ chi không có sức đến nỗi không thể tự uống nước. Ông Đinh (con trai của bà) đưa bà đến 6 bệnh viện nhưng đều bị từ chối cứu chữa, cuối cùng bà được tiếp nhận điều trị tại Bệnh viện Hiệp Hòa, sau một tiếng đồng hồ thì bà qua đời.

RFA
Bài viết trên Đài Á châu Tự Do và băng ghi âm của ông Đinh, tiêu đề “Cư dân Vũ Hán muốn đòi bồi thường: mẹ tôi không thể chết oan”

Ông Đinh kể về quãng thời gian đưa mẹ mình đi chẩn đoán, mỗi ngày ông như quanh quẩn gần địa ngục. Sau khi chính quyền tuyên bố “virus Trung Cộng” (virus corona mới) lây nhiễm từ người sang người, khẩu trang y tế và cồn ở thành phố Vũ Hán được mua hết sạch chỉ trong một đêm, do ông không mua được khẩu trang, chỉ đành đeo loại khẩu trang thông thường và ngày nào cũng cõng mẹ đến viện. Hơi ấm và nước mắt của mẹ rơi lên mặt ông, khiến ông cảm thấy cũng không ổn, không tránh được số bị lây nhiễm, nhưng ông dùng “chiến thuật thêm dầu” và dùng mạng đổi mạng – bởi vì mẹ không thể chết, bà là người già 65 tuổi thân thể vẫn cường tráng.

Nhưng mọi thứ đều xảy ra quá nhanh. Từ đầu tháng Một, chợ hải sản Hoa Nam ở ngay trước cổng nhà ông cũng bị ngừng hoạt động, chính quyền xử lý 8 người “tung tin đồn” virus “lây truyền từ người sang người”, nên ông Đinh vẫn không để ý đến virus có thể lây lan từ người sang người. Cả nhà vẫn ra vào như bình thường và không đeo khẩu trang. Đến khoảng 1- 2 ngày trước khi phong tỏa thành phố (23/1), mẹ của ông mới đột nhiên xuất hiện triệu chứng viêm phổi.

Ông Đinh nói, mới đầu, khu dân cư và bệnh viện đưa đẩy cho nhau, xếp hàng mấy ngày mới làm được xét nghiệm axit nucleic, trên giấy xét nghiệm viết “âm tính (không loại trừ khả năng dương tính)”, “xét nghiệm xong cũng bằng như không, từ đầu đến cuối chỉ là cái bẫy. Lúc đó họ không có điều kiện điều trị y tế, và họ cũng không sợ, nên từ chối bệnh nhân để mặc cho bệnh nhân ở ngoài cửa, cơ bản là không cho cơ hội điều trị, phần lớn đều là những người từ 60 tuổi trở lên.”

Phóng viên tuyến đầu của tờ Caijing nhận được một tiêu chẩn từ người có triệu chứng nặng ở khu dân cư Vũ Hán: (1) Độ bão hòa oxy trong máu giảm; (2) Khó thở; (3) Có bệnh cơ sở khác; (4) Lớn tuổi, thể chất yếu; (5) Người bị sốt và nghi ngờ lây nhiễm.

Ông Đinh cho biết, từ đầu đến cuối mẹ ông là bệnh nhân có triệu chứng nặng, độ bão hòa oxy trong máu hơn 40%, thấp hơn bình thường (90%). Trong thời gian chờ đợi ở bệnh viện, trong mười mấy ngày không ăn cũng không có nước nóng, cơ thể bà ngày càng tồi tệ đi.

Ông Đinh cho biết, khó khăn trong xác nhận lây nhiễm là trở ngại lớn nhất khiến mẹ ông không được điều trị kịp thời: “Trước ngày 8, 9, chính quyền nói hộp thuốc xét nghiệm không đủ, mỗi bệnh viện chỉ có mười mấy hai mươi người có thể được làm xét nghiệm axit nucleic, tỷ lệ chính xác chỉ có 30%. Hàng trăm hàng ngàn người đang đợi xét nghiệm axit nucleic, khi đó bệnh viện lấy cớ này, tức chưa qua xét nghiệm axit nucleic thì không nhận điều trị, vô cùng tàn nhẫn.”

Tối ngày 5/2, bệnh tình của bà Hồ Ái Trân đã nguy kịch. Cả buổi tối, ông Đinh kẹt trên đường đưa mẹ mình đến Bệnh viện Hiệp Hòa, ông bị cấm đi ra khỏi khu Giang Hán đến khu Thái Điện. Ông đưa bệnh án, phim chụp cho cảnh sát giao thông, nhưng đối phương không hề động tâm. Ông Đinh tức giận hỏi: “Các anh có phải là người hay không? Các anh có phải do mẹ sinh ra không?” Khi ông Đinh đưa ra chứng cứ là đúng, cảnh sát nói “Chúng tôi nhận được thông báo, không được cho ai vượt khu (đi từ khu này sang khu khác).”

Ba ngày sau, sau nhiều lần vất vả, bác sĩ Bệnh viện Hiệp Hòa đã để cho một giường bệnh, bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bà Hồ Ái Trân và xem báo cáo xét nghiệm xong, lại để bà đi xét nghiệm lại, nói rằng kết quả xét nghiệm axit nucleic là giả. Nhưng đã không kịp, trong buổi sáng hôm đó, bà Hồ Ái Trân đã qua đời, trước khi qua đời bà vẫn tỉnh táo bảo con trai rót nước cho uống.

Sau đó, bà Hồ Ái Trân được xe tang lễ đưa đi, con trai đến nay vẫn chưa nhận được tro cốt.

wuhanfeiyan 2020 03 25 2 1585141892176
Hình ảnh người xếp hàng bên ngoài cổng nghĩa trang công cộng Biển Đảm Sơn. Ảnh Cắt từ video

Trong 2 – 3 phút ngắn ngủi đã âm dương cách biệt, ông Đinh đến hiện giờ vẫn còn cảm thấy như đang trong giấc mơ. Ông kể lại, không chỉ là mẹ mình, Vũ Hán có không biết bao nhiêu người không đợi được có giường bệnh và không đợi được chẩn đoán thì đã chết rồi, họ không được đưa vào con số thống kê của chính quyền, tự sinh tự diệt. “Họ đang giết hại những người già từ 60 tuổi trở lên, đó là những bệnh nhân bị từ chối phải đứng ở ngoài cửa. Tôi ở trong bệnh viện nhiều ngày như thế này, xác thực là có người được nhận vào điều trị, hơn 20 người đều là người trẻ tuổi. Trong bệnh viện Lôi Thần Sơn, Hỏa Thần Sơn đều là những người bệnh trẻ tuổi.”

Theo một bản tin bị xóa sau khi đăng hồi cuối tháng Một của tờ Caijing, một bác sĩ tại bệnh viện chỉ định điều trị “viêm phổi Trung Cộng” tiết lộ, khoa khám bệnh một ngày có khoảng 120 bệnh nhân sốt, trong đó có khoảng 80 người bị lây nhiễm xâm lấn, nhưng chỉ có 5 người có thể được nhận nằm viện.

Về việc này, hơn 20 luật sư người Trung Quốc ở trong và ngoài nước đã lập thành nhóm “Nhóm cố vấn pháp luật đòi bồi thường về viêm phổi virus corona mới”, họ cho rằng cần miễn phí toàn bộ quá trình khám chữa cho những người nghi bệnh mà không nằm trong con số thống kê, họ đồng ý hỗ trợ về pháp luật miễn phí cho gia đình có người qua đời, bao gồm cả xây dựng phương án đòi bồi thường, thực hiện thỏa thuận hòa giải với chính quyền hoặc khởi kiện chính quyền.

Luật sư Dương Chiếm Thanh, một trong những người phát động thành lập đoàn luật sư cho biết, người nhà bệnh nhân có thể lấy chứng cứ về trì trễ thời gian điều trị, “ví dụ như khi cần lắp máy thở, nhưng bệnh viện không làm chính là lỡ thời gian điều trị. Việc này cần phải có hồ sơ nằm viện theo tuần, theo quy định của pháp luật là cần phải đưa cho bệnh nhân và người nhà, như thế có thể thấy được tình hình dùng thuốc hàng ngày, các biện pháp của bệnh viện và tình hình bệnh nhân. Càng sớm càng tốt, nếu muộn thì có thể bị bệnh viện thay đổi.”

Ông Dương Chiếm Thanh còn chỉ ra, việc hạn chế đi lại một cách cứng nhắc và che giấu báo cáo thông tin của chính quyền đều liên quan đến vi phạm pháp luật, “Theo ‘Luật phòng trị bệnh truyền nhiễm’, khu vực dịch bệnh có thể hạn chế đi lại một cách thích đáng, nhưng phong tỏa hạn chế đi lại không thể nào làm một cách cứng nhắc, sinh hoạt cơ bản cần phải đảm bảo, nếu không chính là (chính quyền) xâm phạm quyền duy trì sự sống và bảo vệ sức khỏe, xâm phạm quyền tự do nhân thân, tạo thành tổn thất. Chủ yếu nhất chính là, ban đầu chính quyền giấu không báo cáo, dẫn đến về sau bệnh nhân tăng mạnh, không đủ giường bệnh, chúng ta dự tính kiện chính quyền thành phố Vũ Hán và cơ quan kiểm soát bệnh tật Vũ Hán.”

Về việc này, ông Đinh cho biết, “Dù không có hy vọng (thành công trong việc kiện đòi bồi thường), nhưng tôi vẫn muốn thử, bởi vì mẹ tôi không thể chết oan như thế. Tôi muốn cho càng nhiều người dân hơn nữa biết bộ mặt của họ. Thủ đoạn của họ vô cùng bỉ ổi, nhưng tôi không sợ. Người dân không sợ, chính họ (chính quyền) mới là kẻ sợ.”

Trí Đạt

Xem thêm: