Nhà nghiên cứu độc lập, đồng thời cũng là Quân nhân xuất ngũ của Trung Quốc Ân Mẫn Hồng (Yin Minhong) từng có 2 lần chất vấn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hy vọng biết được rằng khu vực Tannu Uriankhai hiện thuộc quản lý của Nga có phải là lãnh thổ của Trung Quốc hay không, tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại lấy lý do liên quan đến thông tin cơ mật để từ chối công khai. Ông Ân Mẫn Hồng thấy khó hiểu nên tiếp tục tố tụng lên tòa án, kết quả cũng bị bác bỏ. Việc này khiến dư luận đặt câu hỏi, vì sao bản đồ lãnh thổ quốc gia mà người dân Trung Quốc lại không có quyền biết.  

bản đồ trung quốc
Khu vực Tannu Uriankhai (khoanh tròn) hiện thuộc về Cộng hòa Tuva thuộc Liên bang Nga, trước đây từng là lãnh thổ Trung Quốc (Ảnh từ internet)

Lãnh thổ thuộc phạm vi cơ mật? Dư luận nghi ngờ về câu trả lời của Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Sự việc bắt đầu từ ngày 14/8/2017, khi đó, ông Ân Mẫn Hỗng xin thông tin công khai của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đồng thời đưa ra 3 vấn đề: (1) Từ sau năm 1949, chính quyền Trung Quốc (tức ĐCSTQ) có hay không việc ký kết thỏa thuận từ bỏ quốc thổ Trung Quốc (khu vực Tannu Uriankhai)?; (2) Khi Trung Quốc và Mông cổ phân chia biên giới, có thỏa thuận nào tương ứng hay không? (3) Nếu có, biên giới giữa Trung Quốc – Nga, Trung Quốc – Mông Cổ tại Tannu Uriankhai được phân chia thế nào?

Tháng 9/2017, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lấy lý do thông tin mà ông Ân Mẫn Hồng yêu cầu có liên quan đến vấn đề bí mật, không thuộc phạm trù công khai của chính phủ Trung Quốc, từ dó từ chối trả lời những vấn đề ông nêu ra. Trong công văn trả lời có nói, nếu không bằng lòng, có thể xin xem xét hành chính hoặc đưa đơn kiện lên tòa án. 

Do đó, vào ngày 7/3/2018, ông Ân Mẫn Hồng đã đề đơn kiện lên tòa án trung cấp số 3 thành phố Bắc Kinh, sau đó tòa án Bắc Kinh quyết định không thụ lý; ông Ân Mẫn Hồng tiếp tục đệ đơn lên tòa án cấp cao thành phố Bắc Kinh, kết quả vẫn bị trả lại, không thụ lý.

Tòa án này cho rằng, ký kết hiệp ước biên giới lãnh thổ thuộc về lĩnh vực ngoại giao quốc gia, nhưng những hiệp ước đã ký kết thuộc thông tin của chính phủ, Bộ Ngoại giao trả lời công khai thông tin chính phủ là hành vi hành chính cụ thể, không thuộc hành vi ngoại giao quốc gia, yêu cầu tố tụng chỉ là dựa vào điều lệ công khai thông tin của chính phủ, yêu cầu Bộ Ngoại giao công khai hiệp ước đã ký kết liên quan đến Tannu Uriankhai (nếu đã ký kết), nếu không có ký kết thì trả lời không có hoặc không tồn tại, đồng thời không đề nghị tố tụng đối với hành vi ngoại giao quốc gia về việc ký kết hiệp ước biên giới lãnh thổ, như yêu cầu sửa đổi, xóa bỏ hiệp ước liên quan, v.v.

Trả lời của Bộ Ngoại giao và tòa án cấp cao Trung Quốc đã khiến dư luận bàn tán.

Về vấn đề này, Công ty Luật Lawcuu tại Trung Quốc có đăng một dòng trạng thái trên Weixin hôm 5/11 rằng, “Vấn đề đơn giản như thế này, vì sao lại làm nó trở nên phức tạp: (1) Câu trả lời của Bộ Ngoại giao: Bản đồ lãnh thổ Trung Quốc thuộc bí mật, người Trung Quốc không có quyền lời biết. (2) Tòa án cấp cao Bắc Kinh trả lời: Câu trả lời của Bộ Ngoại giao chính xác, chúng tôi không quản nữa. Bản đồ của Trung Quốc, người dân Trung Quốc không thể biết, vậy ai có thể biết đây! Vấn đề này quá bí ẩn, không cách nào giải đáp.”

Cư dân mạng bình luận nói: “Phàm những gì không thể nói, không thể công khai, những điều xấu, đều là bí mật quốc gia”, “Điều tra tên giặc bán nước kia”; “Lãnh thổ bị chiếm lĩnh này từ thời nhà Thanh đến thời Dân Quốc, chính phủ các thời kỳ đều không xác nhận bị Nga chiếm hữu, đến những năm 90 của thế kỷ trước, thời Giang Trạch Dân nắm quyền, mới để cho Nga chiếm một cách hợp pháp hóa”; “Nga và ĐCSTQ là anh em kết nghĩa, đúng không hổ là kẻ bán nước!”; “Quá buồn cười, người Trung Quốc không có quyền biết bản đồ của nước mình”. 

1,6 triệu Km2 lãnh thổ Trung Quốc bị ông Giang Trạch Dân dâng cho Nga

Theo các tài liệu tham khảo lịch sử (từ Baidu): Tannu Uriankhai thuộc lãnh thổ Trung Quốc, năm 1949 bị Sa hoàng Nga chiếm lĩnh 168,64 nghìn km2, nhỏ hơn diện tích tỉnh Quảng Đông với 177 nghìn Km2, hiện do Cộng hòa Tuva thuộc Liên bang Nga quản lý, năm 1945, Mỹ-Liên Xô-Anh Quốc két kết thỏa thuận Yalta, thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập, nhưng không đưa ra chỉ thị rõ ràng đối với Tannu Uriankhai, còn Trung Quốc, về mặt pháp luật cũng không từ bỏ chủ quyền lãnh thổ đối với Tannu Uriankhai mà Nga chiếm.

Tuy nhiên, đến những năm 1990, khi ông Giang Trạch Dân nắm quyền, đã làm cho Tannu Uriankhai mà Nga chiếm của Trung Quốc trở thành hợp pháp hóa.

>> Chuyện cựu lãnh đạo TQ Giang Trạch Dân trúng mỹ nhân kế của Nga

Từ năm 1999, ông Giang Trạch Dân lấy lý do giải quyết tranh chấp biên giới để ký kết nhiều thỏa thuận với Nga, đem hơn 1,6 triệu Km2 mà Nga chiếm lớn hơn tổng diện tích vùng Đông Bắc Trung Quốc với 1,26 triệu Km2) dâng cho Nga. Điều này có lẽ là một trong những nguyên nhân mà chính quyền ĐCSTQ coi vấn đề lãnh thổ liên quan đến Nga là “cơ mật”.

Năm 2004, phóng viên Hồng Kông là Trình Tường lấy bút danh “Trung Quốc Nhân” đăng bài bình luận có tiêu đề “Giang Trạch Dân cần giải thích cho người dân Trung Quốc một việc”. Bài viết chỉ ra, “Trong nhiệm kỳ của mình, Giang Trạch Dân đã đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng, mà ông ta và ĐCSTQ do ông ta đứng đầu chưa hề giải thích cho toàn thể người dân Trung Quốc, đó chính là việc ký kết hiệp ước biên giới Trung – Nga, thừa nhận hiệp ước bất bình đẳng áp vào viên giới Trung Quốc, từ đó khiến cho quốc thổ Trung Quốc bị Nga chiếm đoạt vĩnh viễn mất vào tay Nga.”

Năm 2013, trang tin Duowei News – một trang tin ở nước ngoài có trụ sở chính tại Bắc Kinh, đã tiết lộ chi tiết về việc ông Giang Trạch Dân bán nước. Bài viết của Duowei News cho biết, “Năm 1991 và năm 1994, ông Giang Trạch Dân đến thăm nước Nga, lần lượt ký kết với Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin “Hiệp định biên giới phía Đông nước Nga” “Hiệp định biên giới phía Tây hai nước Trung – Nga”; năm 1999, ông Boris Nikolayevich Yeltsin tới thăm Bắc Kinh, hai người lại ký “Nghị định thư tự thuật liên quan đến giới tuyến quốc gia phía Đông và phía Tây của Trung – Nga”, nghị định thư này đã tạo thành văn kiện pháp luật về biên giới Trung – Nga sau này. Tháng 7/2001, ông Giang Trạch Dân một lần nữa thăm Moscow, ký kết “Hiệp ước Láng giềng hữu nghị Trung – Nga” với Tổng thống Putin, dùng hình thức hiệp ước này để khẳng định biên giới Trung – Nga.”

Bài viết còn chỉ ra, “Giang Trạch Dân và Nga ký kết những hiệp ước này, đều là dựa vào hiệp ước bất bình đẳng đã ký kết giữa Sa hoàng Nga và nhà Thanh để hoạch định biên giới quốc gia, … nhất là ‘Nghị định thư tự thuật liên quan đến giới tuyến quốc gia phía Đông và phía Tây của Trung – Nga’, chỗ hiểm của hiệp định này chính là, nó khiến cho Trung Quốc vĩnh viễn mất đi khoảng 1,6 triệu Km2 lãnh thổ (không bao gồm Ngoại Mông Cổ), khu vực gần chỗ giao nhau giữa Tân Cương và Nga, phần phía Tây Hắc Long Giang gần Ngoại Mông Cổ và Nga, phần giao giới giới giữa Hắc Long Giang và Cát Lâm, cho đến sông Ussuri, cửa khẩu phía Bắc chảy ra biển của sông Đồ Môn, toàn bộ đều dâng cho Nga. Những lãnh thổ này từng được lãnh đạo Liên Xô là Lê Nin nhiều lần cho biết chính phủ Liên Xô muốn trả về cho Trung Quốc”. 

Không chỉ có vậy, “Năm 2004, Tổng thống Nga Putin tới Trung Quốc, Ngoại trưởng 2 nước Trung – Nga còn ký kết ‘Hiệp định bổ sung về biên giới phía Đông Trung – Nga’, .. cũng tức là, 98% biên giới có tranh chấp giữa Trung – Nga đều do Giang Trạch Dân ký kết thỏa hiệp với Nga, không liên quan đến Hồ Cẩm Đào.”

Trí Đạt
Xem thêm: