Báo Korea Herald dẫn lời Park Ji-hyun, một phụ nữ chạy trốn khỏi Triều Tiên và bị bán sang Trung Quốc. Dưới đây là tường thuật của cô về cuộc sống của những phụ nữ Triều Tiên tại ‘địa ngục trần gian’ này.

CjdVTBkWkAA37iA
Park Ji-hyun

Chạy trốn khỏi Triều Tiên

“Từ những năm 90 của thế kỷ 20, kể từ khi Triều Tiên bị mất mùa nghiêm trọng đến nay, việc đưa người (đặc biệt là phụ nữ) đến Trung Quốc đã trở thành một món kinh doanh có lời lớn. Những phụ nữ này không biết làm gì ngoài việc nhìn người thân của mình chết đói, vì vậy để có tiền nuôi sống gia đình, họ thông qua những người môi giới để vượt biên. Tuy nhiên, có rất ít khả năng tìm thấy cơ hội mong đợi, ngược lại họ phải trải qua vô vàn đau khổ, bị bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc.

Rất nhiều đàn ông Trung Quốc có nhu cầu tìm phụ nữ Triều Tiên làm vợ. Vì công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ phát triển cao, phụ nữ nông thôn Trung Quốc đều đi đến các thành thị sinh sống hoặc ra nước ngoài. Đàn ông Trung Quốc ngày càng khó tìm được người để kết hôn. Do đó nhiều người đã trả tiền cho môi giới để cưới một cô vợ đến từ Triều Tiên.

Nếu người phụ nữ này không đồng ý kết hôn, cô sẽ bị đe dọa gửi trả về cho chính quyền Triều Tiên. Tệ nhất là sự an toàn của gia đình họ ở Triều Tiên cũng bị lấy ra để đe dọa. Vì vậy họ buộc phải kết hôn với người mà họ thậm chí không hề quen biết.

Câu chuyện chạy trốn của tôi bắt đầu từ năm 1998. Lúc đó em trai tôi đi lính, vì giao dịch vàng phi pháp nên bị bắt, sau đó em đã trốn thoát. Cảnh sát Triều Tiên tìm đến nhà để bắt em tôi, cha tôi lúc đó đang bị bệnh nặng. Ông nói với tôi rằng “Hãy đem em đi, các con phải bỏ trốn đi, các con nhất định có thể chạy được đến đâu đó”. Tôi để ông chết trong căn phòng lạnh lẽo. Sau đó, cha tôi được chôn ở đâu tôi cũng không biết.”

>> Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Bị bán cho đàn ông Trung Quốc

“Tôi và em trai vượt qua sông Đồ Môn (Tumen River), là nơi tiếp giáp giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Một người môi giới đã nói rằng “tôi cần tiền để nuôi sống em tôi”, và thế là tôi bị bán cho một người Trung Quốc với giá 5000 nhân dân tệ (khoảng 800 đô la Mỹ). Sau đó thì tôi cũng không còn gặp lại em mình nữa.

Giống hệt như các phụ nữ Triều Tiên bị bán khác, cuộc sống của tôi sau đó vô cùng bi thảm. Phụ nữ như tôi bị bức hại, phải làm các công việc giống như nô lệ, lại thường xuyên là nạn nhân của bạo lực tình dục. Phụ nữ Triều Tiên bị bán đến đây đều bị coi như tài sản hay đồ chơi của đàn ông. Họ không được ngồi ăn ở bàn ăn, cũng không có được những nhu cầu và quyền lợi cơ bản. Nếu giả sử họ bị ốm hay người ta không muốn họ nữa, thì họ sẽ bị bán đi.

Bởi vì họ đều là những người nhập cư bất hợp pháp, những người phụ nữ Triều Tiên này không hề được pháp luật bảo trợ cho sự an toàn hay thay đổi vận mệnh. Tất cả họ đều trong tình cảnh nguy hiểm có thể bị cưỡng ép tham gia mãi dâm. Những người lỡ có thai thì đều được khuyên phải phá thai. Những người quyết định giữ lại sinh thì cũng không được phép sinh ở bệnh viện, giống hệt như tình cảnh của tôi. Con cái của những người như chúng tôi không được Trung Quốc thừa nhận, ngoài ra còn bị cấm học lên hay nhận các dịch vụ y tế.

Ở thôn mà tôi sống, có 5 phụ nữ Triều Tiên, chúng tôi vốn đều là người bị bán. Lúc ngủ dậy, chúng tôi đều bị đưa đi làm các công việc ngoài đồng ngay. Nếu chúng tôi vô tình nhìn thấy nhau ở trên phố, chúng tôi cũng không được phép chào nhau. Những người hàng xóm thì giám sát, còn “chủ nhân” thì lo sợ chúng tôi sẽ động viên nhau chạy trốn. Để trừ bớt mối nguy hiểm, họ không cho chúng tôi mua giày thích hợp để sử dụng cho mùa đông.”

Phu nu trieu Tien
Hàng năm, rất nhiều phụ nữ Triều Tiên bị bắt ở Trung Quốc

Bị trả lại Triều Tiên

“Tôi ở nhà một người Trung Quốc nọ, làm nô lệ được 6 năm. Vào năm 2004, chính quyền Trung Quốc phát hiện ra đã đem tôi cũng một số phụ nữ Triều tiên khác gửi đến Trung tâm Câu lưu tại biên giới Đồ Môn. Tuần đầu tiên, mỗi ngày đều có 5-7 gã đàn ông cao lớn vào phòng bắt chúng tôi phải cởi quần áo quỳ xuống nhiều lần để kiểm tra xem chúng tôi có giấu tiền trong âm đạo hay hậu môn không. Nếu như phụ nữ lúc đó đang đến kỳ kinh nguyệt, máu cứ thế chảy xuống, nhưng cảnh vệ căn bản không đoái hoài đến. Có lúc, vệ binh còn theo người ta vào phòng vệ sinh để tìm cách lấy tiền.

Sau khi bị gửi qua biên giới, tôi phải ở trại lao động cải tạo Triều Tiên 6 tháng. Lúc đó vì chân của tôi bị viêm hoại, bác sĩ không nghĩ là tôi có thể sống tiếp, nên tôi được phóng thích. Rồi tôi phát hiện mình không có nhà để về, không còn cách nào đành phải ăn xin ở đầu phố và trú nhờ ở một cô nhi viện. Ngày nọ, một bác sĩ đã nhìn thấy tôi trên phố và ông đã giúp trị khỏi đôi chân của tôi.

Tuy nhiên, chuyện của tôi vẫn chưa có hồi kết. Tôi không thể không quay lại Trung Quốc, lần này thông qua người môi giới khác để tìm lại con trai mình. Năm 2007, tôi gặp một vị mục sư tại Bắc Kinh, ông đã giúp gia đình tôi nhận được sự bảo hộ của nước Anh, ở đó cuối cùng tôi đã tìm được tự do.

Buôn bán người là bất hợp pháp ở Trung Quốc (và cả theo luật quốc tế), nhưng rõ ràng là luật không được thực thi một cách thỏa đáng. Và việc bắt những người mẹ, những người vốn đang bị bắt làm nô lệ và lạm dụng, rời xa con của họ, để gửi trả về Triều Tiên như những gì chính quyền Trung Quốc làm với tôi là đáng lên án.

Những người giống như tôi (những phụ nữ chạy trốn khỏi chính quyền độc tài sau đó lại bị bán qua biên giới một cách tàn nhẫn) sẽ vĩnh viễn bị tổn hại, hoàn toàn bất lực. Trừ khi cả thế giới này quan tâm, nếu không sẽ không có ai bảo vệ họ và họ cũng không có một tia hy vọng nào.”

Park Ji-hyun