Gần đây, dịch vụ “dùng chung ô” tại Thâm Quyến, Trung Quốc đã được ra mắt, nhưng không ngờ chỉ trong thời gian vài tuần, khoảng 30.000 chiếc ô của công ty này đã “biến mất hoàn toàn”. Có kênh truyền thông nghi ngờ về khả năng tồn tại của dịch vụ dùng chung ô này; cũng có bình luận chỉ ra, dưới chế độ đất nước như Trung Quốc, việc dùng chung về cơ bản không thể nào thực hiện được.

Dịch vụ dùng chung ô ở Trung Quốc
Dịch vụ dùng chung ô ở Trung Quốc

Tờ Bưu Điện Hoa Nam đưa tin, bắt đầu từ tháng 5 năm nay, thương nhân người Thâm Quyến Triệu Thư Bình đã đưa ra hơn 30.000 chiếc ô tại 11 thành phố như Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu, Nam Xương, v.v. Những chiếc ô dùng chung chủ yếu được đặt tại các nơi thuận tiện như ga tàu điện, điểm dừng xe buýt công cộng. Người dân chỉ cần dùng điện thoại thông minh để tải ứng dụng về cài đặt, sau đặt cọc 19 nhân dân tệ (khoảng 60.000 vnđ), mỗi lần dùng 30 phút sẽ bị trừ 0,5 tệ (khoảng 1.500 vnđ).

Nói về dịch vụ này, tờ Nhân Dân Nhật Báo viết: Sự xuất hiện của dịch vụ dùng chung ô là thể hiện của bước tiến trong dịch vụ công cộng, thể hiện sự ấm áp nơi đô thị.

Tuy nhiên, thực tế lại không như mong muốn. The Washington Post đưa tin, nhiều người dân sau khi sử dụng dịch vụ dùng chung ô, liền cầm ô về nhà luôn. Cuối cùng là 30.000 chiếc ô gần như bị mất sạch.

Nhưng Triệu Thư Bình – người sáng lập dịch vụ này lại không muốn thừa nhận rằng dịch vụ dùng chung ô này đã thất bại, anh còn giải thích, kế hoạch ban đầu của dự án là để mọi người cầm ô về nhà. “Nó và xe đạp có sự khác nhau, không có chuyện cất riêng, dùng riêng”.

Tuy nhiên cũng có nhiều nghi ngờ về dịch vụ này. Trang web tài chính kinh tế QUARTZ nói, phương Tây từ lâu đã đưa ra khái niệm dùng chung xe hơi như Uber và Lyft, bởi sử dụng dịch vụ nay sẽ có lợi hơn so với mua xe. Ví dụ như tại New York, mua xe, bảo dưỡng xe, đỗ xe đều phải mất một khoản chi phí không nhỏ, thêm nữa là có rất nhiều xe hơi mua xong không dùng đến nhiều.

Dịch vụ dùng chung xe đạp cũng có điểm lợi như thế, có thể giảm được phiền phức như phải bảo trì, bảo dưỡng và vấn đề mất mất trộm. Nhưng logic này không hợp với sử dụng ô. Bài báo chỉ ra, ô không phải là vật đắt tiền đến nỗi người ta mua không nổi, cũng không cần phải bảo dưỡng. Do đó, nhìn xa hơn, ô không giống xe hơi, xe đạp, không cần phải “dùng chung”.

Bên cạnh đó, giới quan sát còn chỉ ra một vấn đề mẫn cảm đó là, tình hình của Trung Quốc và các nước phương Tây không giống nhau.

Giới đầu tư cho rằng dịch vụ dùng chung của Trung Quốc phát triển là do nguồn vốn quá thừa, hiện tượng này cho thấy người Trung Quốc thiếu những ý tưởng hay.

Cũng có người tại Đại Lục nói thẳng: “Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dịch vụ “dùng chung” ở Trung Quốc không thể thực hiện được, xuất hiện cái nào là chết cái đó!” Cũng có người chế nhạo: “Một cái ô có thể đổi lấy thông tin cá nhân của một người, một vụ làm ăn hay biết mấy”.

Trên thực tế, dịch vụ dùng chung ô không phải là dịch vụ dùng chung với mục đích kinh tế duy nhất của Trung Quốc lâm vào tình cảnh khó khăn, hồi tháng 2 năm nay dịch vụ dùng chung xe đạp “3Vbike” được ra mắt, nhưng đến 21/6 thì chính thức tuyên bố dừng hoạt động; sau 5 tháng hoạt động kinh doanh “xe đạp Ngộ Không” cũng tuyên bố rút lui khỏi thị trường “dùng chung xe đạp” vào 13/6.

Trí Đạt

Xem thêm: