Theo thông tin, Trung Quốc đề xuất mở rộng nhập khẩu các sản phẩm như hàng nông phẩm và khí đốt tự nhiên hóa lỏng để giảm bớt sự mất cân bằng thương mại theo yêu cầu của Mỹ, đổi lại Trung Quốc hy vọng Mỹ nới lỏng biện pháp trừng phạt tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc từ chối thay đổi chính sách phát triển công nghiệp bằng cách sử dụng một lượng lớn trợ cấp vốn nhà nước. Vẫn còn những sự khác biệt sâu sắc giữa Trung Quốc và Mỹ.

đàm phán thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng hôm 17/5 (Ảnh: Twitter)

Ba vấn đề trọng tâm

Các thành viên chính của cuộc đàm phán ở Mỹ bao gồm: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Thương mại Ross. Trước đó có thông tin chỉ ra nhân vật chính trong phe cứng rắn của Mỹ – Giám đốc Ủy ban Thương mại Quốc gia Peter Navarro không phải là quan chức chính của đoàn đàm phán Mỹ, nhưng tin mới nhất do VOA Mỹ đã chỉ ra Navarro có tham gia đàm phán.

Navarro từng là giáo sư tại Học viện Kinh doanh, đã thường xuyên chỉ trích chính phủ Trung Quốc, ông và Lighthizer đều cho rằng mục tiêu đàm phán không nên chỉ giới hạn cắt giảm thâm hụt thương mại, Trung Quốc phải thực hiện biện pháp có tính lâu dài, thay đổi cấu trúc một cách thực chất, Mỹ không thể bỏ lỡ cơ hội hiếm có này.

Truyền thông Mỹ Axios trích lời các nguồn tin cho biết ông Navarro nhận thấy Bộ trưởng Tài chính Muchin đang đưa cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung vào con đường sai lầm.

Về phía Trung Quốc, ngoài Phó Thủ tướng Lưu Hạc (Liu He) còn có: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Dị Cương (Yi Gang), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Ninh Cát Triết (Ning Jizhe), Thứ trưởng Ngoại giao Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao), Thứ trưởng Bộ Thương mại (Zhu Guangyao), Thứ trưởng Bộ Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen). So với vòng đàm phán đầu tiên, lần này không có Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn (Liu Kun), Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Sơn (Zhong Shan), nhưng có có nhiều hơn ba người gồm Liêu Mân (Liao Min, Văn phòng Tài chính Trung ương), La Văn (Luo Wen, Bộ Công nghiệp và Thông tin hóa), Hàn Tuấn (Han Jun, Bộ Nông nghiệp), Han Jun (Sở NN).

Vòng thứ hai của cuộc đàm phán Trung-Mỹ, giới quan sát cho rằng trọng tâm là ba vấn đề: việc loại bỏ chênh lệch thương mại Trung -Mỹ, nới lỏng trừng phạt chống lại ZTE, điều chỉnh lại vấn đề trợ cấp vốn nhà nước trong kế hoạch “Made in China 2025”.

Trong vòng đàm phán đầu tiên vào ngày 3 -4/5, hai bên chỉ đưa ra những yêu cầu của mình. Lần này, một số tiến bộ có thể được thực hiện trong vấn đề giảm chênh lệch thương mại và cấm vận ZTE.

Thế lưỡng nan của Lưu Hạc

Ngày 15/5, trên tạp chí Forbes Mỹ có đăng bài viết chỉ ra, trong đối thoại thương mại Trung-Mỹ, tâm trạng phía đoàn Trung Quốc rất tiêu cực. Bài báo cho biết, khi ông Lưu Hạc dẫn đầu phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc tại Mỹ, một đại diện doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ tham gia đã hình dung phái đoàn Trung Quốc “cố gắng để vượt qua những cảm xúc tiêu cực.”

Nhà kinh tế học Trung Quốc Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) cũng chỉ ra rằng, trong chuyến đàm phán tại Mỹ này, ông Lưu Hạc phải đối mặt với hai vấn đề nan giải. Nếu Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận và Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ lớn trong thương mại hoặc trong một cuộc chạy đua để trở thành một siêu cường khoa học và công nghệ, ông Lưu Hạc có thể bị chỉ trích. Một số nhà phân tích chỉ ra, vì ông Tập Cận Bình muốn bảo vệ danh dự cho ông Vương Kỳ Sơn nên mới không để ông Vương Kỳ Sơn tham gia vòng đàm phán.

Cao Phong (Gao Feng), người phát ngôn của Bộ Thương mại cho biết, Trung Quốc không muốn xung đột thương mại Trung -Mỹ leo thang, nhưng cũng chuẩn bị chu đáo để đối phó với những tình huống khác nhau.

Hải quan Trung Quốc làm khó các sản phẩm của Mỹ

Trong khi ông Lưu Hạc còn bận rộn tại bàn đàm phán, Bắc Kinh đã tăng cường kiểm tra các sản phẩm của Mỹ tại hải quan, bao gồm thịt lợn, xe ô tô Ford, trái cây.

Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal) đưa tin, Joel Nelsen, Chủ tịch Hiệp hội Hỗ trợ cam quýt của bang California cho biết, thời gian gần đây các quan chức hải quan Trung Quốc bắt đầu cho kiểm tra từng thùng một trong 900 thùng cam quýt của từng container hàng. Keith Hu, Giám đốc Nghiệp vụ quốc tế Công ty trồng anh đào Tây Bắc tiết lộ, trước đây công tác kiểm dịch anh đào của Mỹ chỉ diễn ra trong vài tiếng, cam và chanh cũng chỉ một hoặc hai ngày là thông quan, nhưng bây giờ mất 5 – 7 ngày. Gây ra tình trạng thị trường thì không có trái cây, trong khi trái cây lại thối rữa ở cảng.

AFP Pháp thì đưa tin, Hải quan Trung Quốc cho biết rằng việc tăng cường công tác kiểm tra hàng nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ sang Trung Quốc đã gia tăng đáng kể, khiến một số lượng lớn thịt lợn Mỹ tồn lại ở cảng. Năm ngoái, thịt lợn Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc lên đến 1,16 tỷ đô la Mỹ, ảnh hưởng đến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc.

Ngoài ra, Hải quan Trung Quốc cũng đã nhắm mục tiêu vào xe hơi Mỹ. Trong bốn tháng đầu năm nay, đã có 4.360 chiếc xe hơi Mỹ bị giữ lại, số tiền vượt quá 300 triệu đô la Mỹ. Hải quan và thậm chí yêu cầu kiểm tra các thành phần khác nhau trong hệ thống ống xả ô tô, để làm thế cần phải tháo dỡ toàn bộ xe, dẫn đến một lượng lớn xe hơi của Mỹ bị mắc kẹt tại cảng.

Huệ Anh

Xem thêm: