Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (gọi tắt là Lưỡng hội) đã được khai mạc hôm 3/3. Trước khi khai mạc, chính quyền Trung Quốc đã khởi động “duy trì ổn định” nghiêm ngặt so với kỳ Lưỡng hội các năm trước.

khach san bac kinh
Hình ảnh được cư dân mạng chụp lại. Đây là nơi cư trú của đại biểu tham dự Lưỡng hội tại Bắc Kinh, trong ảnh có thể thấy nơi này được tăng cường an ninh bằng nhiều lớp hàng rào bảo vệ (Ảnh từ Weibo)

Biện pháp duy trì ổn định bao gồm, giám sát những nhân vật chính trị nhạy cảm, những người đòi quyền lợi và dân kêu oan bị chặn và xua đuổi; hành khách đến Bắc Kinh và bưu kiện gửi đến Bắc Kinh đều tiền hành “hai lần kiểm tra an ninh”; Bắc Kinh cấm bay đối với các thiết bị bay cỡ nhỏ, tầm bay thấp và tốc độ bay thấp.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 3/3, Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân (Hội nghị Chính hiệp) được khai mạc tại Bắc Kinh. Tham gia hội nghị ngoài Chủ tịch Ủy ban Chính hiệp Uông Dương và 24 Phó Chủ tịch Chính hiệp như Trương Khánh Lê, Lưu Kỳ Bảo, v.v, còn có các nhân vật thuộc tầng lãnh đạo như Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị cùng 2133 đại biểu Chính hiệp toàn quốc.

Trước khi khai mạc, do chính quyền Trung Quốc đang trong tình hình “loạn trong giặc ngoài” – kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ chưa dừng hẳn, cao tầng của đảng Cộng sản Trung Quốc chia rẽ nghiêm trọng.

Năm nay cũng lại đúng vào năm kỷ niệm 70 năm chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền, 60 năm Trung Quốc trấn áp loạn Tây Tạng, 50 năm xung đột trên đảo Đảo Trân Bảo giữa Trung Quốc và Liên Xô, 30 năm sự kiện đàn áp Thiên An Môn, 20 năm Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, 10 năm Trung Quốc trấn áp người Tân Cương trong sự kiện tháng 7/2009. Đây là năm kỷ nhiệm nhiều sự kiện nhạy cảm, do đó, chính quyền Trung Quốc đặc biệt tăng cường “duy trì ổn định” so với các năm trước.

Tờ Liên Hợp báo (United Daily News) tại Đài Loan đưa tin, lưỡng hội Trung Quốc khai mạc hôm 3/3, Bắc Kinh chuyển sang trạng thái canh phòng nghiêm ngặt.

Bản tin cho biết, từ những ngày đầu tháng 3 tới giữa tháng 3, những hành khách đi tàu cao tốc hoặc tàu thông thường đến Bắc Kinh, đều cần phải trải qua “2 lần kiểm tra an ninh” trong nhà ga, chính quyền cũng nhắc nhở hành khách cần phải đi sớm hơn 1 tiếng đồng hồ so với thông thường. Hành khách không được mang bất cứ dụng cụ sắc nhọn như (dao, kéo), các vật dụng có chất dễ cháy nổ như keo xịt tóc, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc và bình áp lực tự phun, không được mang theo quá 2 chiếc bật lửa.

Trước đó, Cục Bưu chính quốc gia Trung Quốc đã ra thông báo, từ ngày 26/2 đến 15/3, sẽ tiến hành kiểm tra an ninh 2 lần đối với các bưu kiện gửi tới Bắc Kinh. Trong đó, các bưu kiện được gửi tới nơi ở của đại biểu, ủy viên Lưỡng hội, và các cơ quan lãnh đạo trung ương, đều cần phải qua “3 lần kiểm tra an ninh”, các bưu kiện gửi từ Tân Cương đến Bắc Kinh, càng cần phải đặc biệt kiểm tra.

Trong thời gian diễn ra Lưỡng hội, Bắc Kinh cũng cấm bay đối với các các máy bay “thấp, chậm, nhỏ”, tức cấm bay đối với các loại máy bay “có độ cao bay dưới 1000m, tốc độ bay dưới 200km/h, diện tích phản radar nhỏ hơn 2 mét vuông”.

Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc cũng đã khởi động giám sát chặt đối với các nhân vật chính trị nhạy cảm. Những nhân vật như ông Bào Đồng (cựu thư ký của ông Triệu Tử Dương), phóng viên độc lập Cao Du, luật sư nhân quyền Phổ Chí Cường, nhóm những bà mẹ Thiên An Môn đều bị liệt vào danh sách nhân vật trọng điểm cần giám sát cao độ.

Nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc Hồ Giai, nhà vận động dân chủ Bắc Kinh Tra Kiến Quốc, người bị tàn tật trong sự kiện Lục tứ Tề Chí Dũng, v.v, đều đã bị chính quyền Trung Quốc giám sát hoặc đưa đi khỏi Bắc Kinh. Nhiều luật sư nhân quyền cũng bị chính quyền triệu tập, yêu cầu không được lên mạng phát biểu những ngôn luận nguy hại cho đảng.

Thậm chí có địa phương, Ủy ban Chính trị Pháp luật còn khởi động “cơ chế thời chiến trong thời gian Lưỡng hội”. Theo văn kiện “Cơ chế thời chiến” được phát xuống trong mấy ngày qua của Ủy ban Chính trị Pháp luật thị xã Huỳnh Dương (thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam) cho thấy, thời gian khởi động và kết thúc “duy trì ổn định” trong thời điểm diễn ra Lưỡng hội là từ ngày 22/2 đến ngày 17/3.

Nhà hoạt động nhân quyền Hồ Giai chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, từ lúc lưỡng hội bắt đầu, lại gặp đúng thời điểm kỷ niệm tròn thập niên các sự kiện chính trị quan trọng như sự kiện Thảm sát Lục tứ, sự kiện đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền sắp đến, nên chính quyền “duy trì ổn định” đặc biệt nghiệm ngặt.

Ông Hồ Giai cho biết, có quốc gia nào khi mở hội nghị mà cần điều động đến quân đội, cảnh sát vũ trang, công an, an ninh quốc gia và lực lượng bảo vệ với tổng số người lên đến hơn 1 triệu người; những người như thế nào mà khi họp hành lại nơm nớp lo sợ, như đi trên lớp băng mỏng, huy động đến nhiều tài nguyên xã hội như thế. Tuy nhiên, tại Trung Quốc năm nào cũng có hiện tượng này, và năm nay, lực độ “duy trì ổn định” còn lớn hơn so với các năm trước.

Trí Đạt

Xem thêm: