Tại cuộc họp báo bên lề Lưỡng hội Trung Quốc của đoàn đại biểu Tân Cương, có phóng viên nước ngoài đã truy vấn về vấn đề “trại giáo dục cải tạo” tại Tân Cương, nhưng đã bị nhân viên an ninh tại hiện trường ngăn chặn và xua đuổi.

xua duoi phong vien
Phóng viên cố hỏi về vấn đề Tân Cương nhưng đã bị nhân viên an ninh ngăn cản và xua đuổi (Ảnh cắt từ video)

Ngày 12/3, đoàn đại biểu Tân Cương tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại) đã tổ chức buổi họp báo, chủ trì cuộc họp là Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc, tại buổi họp báo có hơn 100 phóng viên nước ngoài.

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin, lần này, được đặt câu hỏi phần lớn là phóng viên trong nước, cuối cùng chỉ có một phóng viên của tờ Sky News (Anh Quốc) đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề số người trong “trại giáo dục cải tạo”. Chủ tịch Khu tự trị Tân Cương là ông Shohrat Zakir không trả lời về số người trong trại cải tạo, mà còn phủ nhận Tân Cương có “trại giáo dục cải tạo” hoặc “trại tập trung”, đồng thời gọi đó là “Trung tâm bổi dưỡng kỳ năng nghề nghiệp được xây dựng để chống khủng bố, duy trì ổn định xã hội, chống chủ nghĩa cực đoan”.

Apple Daily nói, sau khi kết thúc vòng đặt câu hỏi, phóng viên nước ngoài chuẩn bị tiếp tục truy vấn quan chức cấp cao của Tân Cương về vấn đề “trại giáo dục cải tạo”, nhưng đã bị nhân viên công tác chặn lại. Một phóng viên ảnh của Reuters còn bị quát “Anh muốn chụp cái gì”, và nhân viên an ninh định lấy lại thẻ thẻ phỏng vấn đang đeo trước ngực phóng viên.

Tờ Minh Báo tại Hồng Kông đưa tin, sau khi kết thúc họp báo, nhiều phóng viên không muốn rời đi, và hy vọng có thể đứng ở trước cửa để đợi phỏng vấn quan chức. Nhân viên an ninh bắt đầu tạo thành bức tường người để đuổi phóng viên ra ngoài. Có phóng viên của Reuters do không nghe theo chỉ thị của nhân viên an ninh nên bị thẻ phỏng vấn đang đeo trên người.

Bản tin của Minh Báo còn nói, điều khác với các đoàn đại biểu khác khi tổ chức họp báo là, trên bàn của 58 đại biểu của Tân Cương đều không đặt bảng tên chức vụ, làm các phóng viên không thể nào nhận ra được thân phận của phần lớn các đại biểu.

Sự kiện “trại giáo dục cải tạo” Tân Cương giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị phơi bày, đã khiến cho công đồng quốc tế phải kinh hoàng. Trước đó, chính quyền Trung Quốc cũng nhiều lần phủ nhận tại Tân Cương có tồn tại “trại giáo dục cải tạo”, nhưng sau khi khi thế giới bên ngoài công bố các bằng chứng như bản đồ vệ tinh của “trại giáo dục cải tạo” và các văn kiện chính thức được đăng tải lên mạng của chính quyền địa phương, thì giọng điệu của chính quyền Trung Quốc lại thay đổi.

Quan chức Tân Cương tuyên bố, “Trung tâm bồi dưỡng, giáo dục kỹ năng nghề nghiệp” là để xóa bỏ chủ nghĩa khủng bố. Đại hội đồng người Duy Ngô Nhĩ thế giới (World Uyghur Congress) lên án chính quyền Trung Quốc bóp méo sự thật, nó dối, và yêu cầu Trung Quốc thả toàn bộ người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ.

Theo truyền thông ngoài Trung Quốc tiết lộ hồi năm 2018, hàng triệu người dân tộc thiểu số ở Tân Cương bị giam giữ trong các “trại giáo dục cải tạo” có điều kiện khắc nghiệt, bị chính quyền Trung Quốc tẩy não, một số người còn bị cực hình dày vò, một số người tử vong và mất tích. Do đó, Liên Hiệp Quốc và các nước phương Tây đều mạnh mẽ lên án Trung Quốc.

Tháng 11 năm ngoái, 15 đại sứ của các nước phương Tây tại Trung Quốc đã cùng nhau ký tên trong một bức thư gửi Bí thư Khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, yêu cầu ông giải thích về hiện trạng nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Một số thành viên của Quốc hội Mỹ còn đề xuất trừng phạt quan chức Tân Cương mà đứng đầu là ông Trần Toàn Quốc và các công ty liên quan đến tình hình gia tăng bức hại nhân quyền tại Tân Cương.

Video quay lại cảnh phóng viên bị xua đuổi:

Trí Đạt

Xem thêm: