Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho biết việc Nghị định không cấm mua bán để làm lông thú, dược phẩm và nghiên cứu là một lỗ hổng mà những người mua bán sẽ lợi dụng.

dong vat hoang da
(Ảnh minh họa: shutterstock)

Cuối tháng 2, chính quyền Trung Quốc tuyên bố đóng cửa tất cả các cơ sở nhân giống động vật hoang dã trên cả nước sau khi có giả thuyết rằng virus corona chủng mới đã được truyền từ vật chủ như dơi hay tê tê sang người. 

Nghị định về “Cấm mua bán bất hợp pháp động vật hoang dã, loại bỏ thói quen xấu của việc tiêu thụ động vật hoang dã, và bảo vệ sức khỏe và an toàn của nhân dân” của chính phủ Trung Quốc cấm tất cả việc mua bán và tiêu thụ các động vật hoang dã không phải thủy sản để lấy thịt. 

Trong nhiều năm qua, chính quyền Trung Quốc đã tích cực khuyến khích việc thuần hoá và nuôi nhốt động vật hoang dã như một phần quan trọng trong việc phát triển nông thôn, du lịch sinh thái và xoá đói giảm nghèo. 

Có rất ít thông tin về danh sách những loài động vật hoang dã được nhân giống và nuôi nhốt trong các trang trại ở Trung Quốc, nhưng một vài báo cáo đã đề cập đến cầy hương, chuột tre, đà điểu, lợn rừng, hươu sika, cáo, chim công, gà tây, chim cút, chuột lang, ngỗng hoang, ngỗng mỏ đỏ, chim bồ câu và chim trĩ cổ tròn.

3 điểm nghi vấn mới về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán

Ngoài việc nuôi và mua bán động vật hoang dã để lấy thịt, số lượng lớn vật nuôi còn được làm nguyên vật liệu cho ngành y học cổ truyền.

Một báo cáo năm 2017 của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã định giá ngành chăn nuôi động vật hoang dã ở mức 520 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 73,85 tỷ USD.

Trong khi lệnh cấm mua bán tiêu thụ động vật hoang dã nhận được một số đánh giá tích cực từ công chúng trong nước, thì các nhà bảo tồn động vật vẫn cho rằng nó tồn tại nhiều kẽ hở, bởi lệnh cấm không nhắc tới hoạt động nhân giống và nuôi nhốt để lấy nguyên liệu cho ngành dược phẩm và các hoạt động với mục đích khai thác lông và da động vật hoang dã.

Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho biết việc Nghị định không cấm mua bán để làm lông thú, dược phẩm và nghiên cứu là một lỗ hổng mà những người mua bán sẽ lợi dụng.

Christian Walzer, Trưởng bác sĩ thú y toàn cầu của Hiệp hội nói rằng tại Trung Quốc có thể vẫn diễn ra việc mua bán số lượng lớn động vật hoang dã không liên quan với mục đích làm thực phẩm. Trong trường hợp tê tê, đã có hàng tấn vảy đã được sử dụng làm nguyên liệu cho y học cổ truyền, ông cho biết.

“Mặc dù chính phủ Trung Quốc kiểm soát việc mua bán, nhưng vẫn có chỗ cho hoạt động bất hợp pháp,” ông nói với New York Times.

Gia Huy (t/h)

Xem thêm: