Lưỡng hội Trung Quốc đã kết thúc, sửa đổi Hiến pháp hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ tịch nước và việc ông Vương Kỳ Sơn đã nghỉ hưu nhưng lại quay trở lại chính đàn, “thể chế Tập – Vương” tiếp tục được xác lập lại, đã trở thành những sự kiện thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Mới đây, truyền thông Hồng Kông tiết lộ về kiến giải của một “lão cán bộ” đã nghỉ hưu thuộc phe cải cách về vấn đề này. 

Tập Cận Bình
Tập Cận Bình tiếp tục xác lập “thể chế Tập – Vương” , nội tình phía sau việc này cũng có nhiều đồn đoán (Ảnh: Getty Images)

“Lão cán bộ”: Tập Cận Bình dùi vào sơ hở của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Kỳ Sơn làm giám sát quân tình

Tạp chí Tiền Tiêu tại Hồng Kông số ra tháng 4 mới đây có đăng một bài viết của Phó Kế Ngôn, tác giả nói, trong thời gian diễn ra “lưỡng hội”, ông đã từng đến thăm một “lão cán bộ” thuộc phe cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nghỉ hưu, theo tác giả, tư cách của vị này còn “già” hơn cả Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn. Tác giả đã hỏi về lý giải của ông về việc ông Tập Cận Bình sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc và ông Vương Kỳ Sơn quay trở lại chính đàn.

Vị “lão cán bộ” này cho rằng, lần sửa đổi Hiến pháp xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, ít nhất có 3 lý do. Thứ nhất, là sự thiếu sót của chế độ, nhiệm kỳ vốn không được quá 2 khóa, về cơ bản không cách nào làm được nhiều việc; thứ 2, là chế độ mới vẫn chưa xây dựng thành công, không có ai được chọn làm người kế nhiệm ông Tập. Hiện tại ở cao tầng ĐCSTQ không có ai có thể giống như Tập – Vương áp chế tất cả, người thân thiết bên cạnh ông Tập Cận Bình(ví dụ như Lật Chiến Thư, Thái Kỳ) chỉ có thể gọi như khẩu hiệu; thứ 3 là, “thể chế Tập – Vương ” chắc chắn sẽ kéo dài một khoảng thời gian thì mới giải quyết được vấn đề người kế nhiệm.

Còn về vấn đề vì sao ông Vương Kỳ Sơn lại xuất hiện trở lại, vị “lão cán bộ” này nói, ông Tập vốn muốn để ông Vương có nhiệm kỳ liên tiếp, nhưng trong đảng lại không thông qua, không cách nào phá vỡ quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống”, bởi vì những người như Trương Đức Giang cũng không đơn giản, ông Vương Kỳ Sơn lui trước là để tránh sự phản kháng của Trương Đức Giang, .v.v.

Ông Tập Cận Bình lợi dụng kẽ hở của chế độ ĐCSTQ, để bố trí cho ông Vương Kỳ Sơn quay trở lại, tiếp tục đảm nhậm chức lãnh đạo quốc gia.

“Lão cán bộ” cũng nhận định ông Vương Kỳ Sơn trở lại là có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là Triệu Lạc Tế, Lật Chiến Thư tạm thời vẫn không thể ổn định được trận thế, nên vẫn cần ông Vương Kỳ Sơn đứng ra giám sát; thứ hai là vì để xác lập chế độ mới cho ông Tập Cận Bình, vẫn cần có ông Vương Kỳ Sơn trợ giúp để hoàn thành.

Tập Cận Bình sửa Hiến pháp và Vương Kỳ Sơn tái xuất trở thành 2 sự kiện lớn tại lưỡng hội năm nay

Ngày 25/2, thông tin ĐCSTQ xóa bỏ hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước được lan truyền, sau đó đã khiến dư luận trong và ngoài Trung Quốc bàn tán sôi nổi. Trong tranh luận của nhiều bên, trong đó có nhiều người thuộc dạng con cháu của các lãnh đạo cấp cao ĐCTQ công khai phản đối. Tuy nhiên trong khi những tranh luận vẫn đang diễn ra, chiều ngày 11/3, Nhân đại Trung Quốc vẫn thông qua  dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chính thức xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, điều này có nghĩa là việc ông Tập Cận Bình chấp chính sẽ không bị hạn chế về thời hạn nữa.

Về lý do sửa đổi Hiến pháp xóa bỏ nhiệm kỳ Chủ tịch nước mà chính quyền Trung Quốc đưa ra, trước khi diễn ra Đại hội Nhân đại, người phát ngôn của Nhân đại là ông Trương Nghiệp Toại đã từng nói, sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ có lợi cho việc duy hộ quyền uy và lãnh đạo thống nhất tập trung của “trung ương đảng” với trọng tâm là ông Tập Cận Bình.

Một phương diện khác, ngày 17/3, ông Vương Kỳ Sơn đã được bầu chọn làm Phó chủ tịch Trung Quốc, ông Vương chỉ có một phiếu chống, theo kết quả sửa đổi Hiến pháp mới được thông qua, nhiệm kỳ của Phó chủ tịch nước cũng không bị hạn chế 2 khóa nữa.

Trong 5 năm nhiệm kỳ đầu của mình, ông Tập Cận Bình đã liên thủ với ông Vương Kỳ Sơn chống tham nhũng. Ông Vương Kỳ Sơn đã giải nhiệm mọi chức vụ tại Đại hội 19 ĐCSTQ năm ngoái, nhưng tháng Giêng năm nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Vương sẽ quay trở lại khi được chọn làm đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại).

Sau khi ông Vương Kỳ Sơn tiếp tục trở lại chính đàn, không những được giới quan sát cho là “Thường ủy thứ 8” mà còn được coi là “nhân vật thứ 2” trong đảng.

Tập – Vương liên thủ nắm quyền lực, tương lai sẽ là phúc hay họa?

Liên quan đến bí ẩn phía sau việc ông Vương Kỳ Sơn quay trở lại chính đàn với vị trí mới, trước đó, “Thái tử đảng” La Vũ có phân tích với trang tin Vision Times.

Ông La Vũ cho biết, đây là ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình đã tính kế từ lâu. Năm ngoái ông Vương Kỳ Sơn giải nhiệm chức vụ thực ra là muốn “dẫn rắn ra khỏi hang”, để những Thường ủy Bộ Chính trị khác (Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn) không còn lời nào để nói và giải nhiệm chức vụ một cách thuận lợi, sau đó mới quay trở lại chính đàn. Ông La Vũ cho rằng, sự sắp xếp như thế này của Tập – Vương không phá vỡ quy tắc trong đảng, để trong đảng không có lời phản đối nào.

Tuy nhiên, sau khi Tập – Vương liên thủ xác lập thành công việc nắm quyền lực, liệu có đem đến thay đổi tốt cho cục thế chính trị của Trung Quốc hay không, bao gồm tiến thêm một bước nữa trừ bỏ tận gốc thế lực tham ô hủ bại, thậm chí có thể thành công đưa Trung Quốc triệt để thoát khỏi khó khăn bách bệnh của chế độ sinh ra thì vẫn khó có thể dự liệu trước được.

Ngày 26/3, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc hiện trú tại Mỹ là ông Trần Phá Không có đăng bài viết nhận định, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, thực ra là một cuộc giao dịch ở cao tầng của ĐCSTQ. Một bên của cuộc giao dịch là ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, bên còn lại là những “lão nhân” chính trị và Ủy viên trưởng Nhân đại sẽ giải nhiệm tại “lưỡng hội” Trương Đức Giang. Nội dung của giao dịch là, “lão nhân” chính trị và Ủy viên Thường vụ giải nhiệm yêu cầu ông Tập Cận Bình dừng việc chống tham nhũng trong cao tầng ĐCSTQ, Tập – Vương nhân thời cơ này yêu cầu hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch và Phó chủ tịch nước.

Ông Trần Phá Không lấy ví dụ, có một sự kiện: ngày 17/3, tại Hội nghị Nhân đại, thân tín của ông Tập Cận Bình là Lật Chiến Thư tuyên bố thay thế ông Trương Đức Giang đảm nhậm chức Ủy viên trưởng Nhân đại, ông Trương Đức Giang lại đứng dậy và cúi chào ông Lật Chiến Thư.

Theo ông Trần Phá Không, thông thường, Trương Đức Giang sẽ chỉ bắt tay chúc mừng Lật Chiến Thư là được. Nếu mà cúi người, thì phải là ông Lật Chiến Thư cúi chào ông Trương Đức Giang, sau khi tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm để biểu thị cảm ơn. Còn biểu hiện khác thường của ông Trương Đức Giang, có ẩn ý là: đừng quên việc chúng ta đã giao dịch, tôi cũng coi như cố hết sức làm theo yêu cầu của các vị, sau khi chúng tôi giải nhiệm, các vị đừng truy cứu tôi và người nhà tôi vì tội tham ô hủ bại.

Trí Đạt

Xem thêm: