Ngày 17/1, Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, nước có hợp tác với Trung Quốc trong dự án “Một vành đai, Một con đường” đã xảy ra các hoạt động kháng nghị, hàng trăm người tham gia biểu tình yêu cầu chính quyền điều tra sự cố sập công trình nhà máy nhiệt điện do doanh nghiệp Trung Quốc phụ trách xây dựng hồi năm ngoái.

Embed from Getty Images

Hiện trường cuộc kháng nghị chống Trung Quốc tại Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan (Ảnh từ Getty Images)

Theo Hãng tin Reuters, đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Trung Á trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Mấy năm qua, Trung Quốc đẩy mạnh các dự án “Một vành đai, Một con đường” tại Trung Á, là một nước láng giềng của Trung Quốc, Kyrgyzstan là một trong những nước ủng hộ “Một vành đai, Một con đường” sớm nhất. Các dự án liên quan đến “Một vành đai, Một con đường” thường sử dụng các nhà thầu Trung Quốc, vốn của các dự án do Kyrgyzstan vay từ ngân hàng nhà nước Trung Quốc. Dự án năng lượng lớn nhất mà Kyrgyzstan ký kết là dự án cải tạo mở rộng nhà máy nhiệt điện tại Bishkek.

BBC đưa tin, dự án trị giá 400 triệu USD (Đô la Mỹ) này do Công ty TBEA có trụ sở tại Tân Cương Trung Quốc phụ trách. Tuy nhiên, vào năm ngoái, sau khi dự án được hoàn thành vài tháng thì nhà máy điện đã bị sụp đổ. Sự cố khiến Thủ đô Bishkek bị mất điện 5 ngày. Chính quyền Kyrgyzstan sau đó đã kiểm tra và truy tố một số quan chức địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa có yêu cầu Công ty TBEA phải bồi thường.

Reuters cho biết, do Công ty TBEA chưa bị Kyrgyzstan chính thức cáo buộc có hành vi sai phạm, nên đã khiến cho người dân địa phương bất mãn. Và sự bất mãn này bắt đầu tiếp tục nóng lên.

Hôm thứ Năm (17/1), những người kháng nghị tập trung tại Bishkek yêu cầu chính quyền thẩm tra lại xem khoản vay 400 triệu USD từ Trung Quốc được sử dụng như thế nào, đồng thời điều tra kỹ sự cố nhà máy điện sụp đổ do Công ty TBEA cải tạo nâng cấp.

Người dân Kyrgyzstan yêu cầu giảm thiểu nhiệm vụ của Trung Quốc tại đây

Người kháng nghị còn yêu cầu Kyrgyzstan giảm thiểu nhiệm vụ của Trung Quốc tại nước mình, hạn chế cấp giấy chứng nhận lao động cho công dân Trung Quốc, v.v.

“Một vành đai, Một con đường” đem đến rủi ro về nợ cho Kyrgyzstan, không chỉ khiến cho người dân địa phương lo lắng, mà còn khiến cho cả quốc tế chú ý.

Ngày 3/4/2018, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển toàn cầu (Center for Global Development) tại Mỹ, đã công bố một báo cáo nghiên cứu chỉ ra, có 8 nước nhỏ bị dự án “nguồn tài chính tương lai” liên quan đến “Một vành đai, Một con đường”, làm tăng nguy cơ rơi vào rủi ro “nợ chủ quyền”. Kyrgyzstan chính là một trong 8 nước này.

Tác giả của báo cáo dự tính, theo tình hình “Một vành đai, Một con đường” tại Kyrgyzstan, tỷ lệ nợ của nợ nước ngoài đối với Trung Quốc có thể tăng từ 37% vào cuối năm 2016 lên 71% trong vài năm tới.

Gánh nặng nợ nần mà “Một vành đai, Một con đường” đem đến đã khiến cho các nước phương Tây lên tiếng chỉ trích. Mỹ chỉ trích Bắc Kinh đang tiến hành “ngoại giao bẫy nợ”, buộc các nước hợp tác vay tiền từ Trung Quốc để chi trả cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc để tạo ra các công trình cơ sở hạ tầng với khoản nợ mà nước hợp tác không thể gánh được. Khi nước tham gia hợp tác không thể trả nợ được, Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này để chiếm đoạt tài nguyên chiến lược của họ.

Tờ Nikkei tại Nhật đưa tin hồi cuối tháng 8/2018 cho biết, bẫy nợ của Trung Quốc đã mở rộng đến các nước Trung Á. Turkmenistan đã buộc phải trao quyền kiểm soát mỏ khí đốt cho Trung Quốc để trả khoản nợ 8 tỷ USD mà nước này nợ Trung Quốc; còn láng giềng của Turkmenistan là Tajikistan cũng đã phải giao quyền quản lý một mỏ vàng cho Trung Quốc vào tháng 4/2018 để trả nợ khoản tiền xây nhà máy phát điện trị giá 300 triệu USD. Ngoài ra một nước ở Trung Á nữa là Kyrgyzstan cũng bị yêu cầu chuyển nhượng quyền kinh doanh đường sắt để đổi lấy nguồn vốn xây đường sắt mới qua các cuộc đàm phán.

Ngoài ra, đối với dự án cải tạo nhà máy nhiệt điện tại Bishkek, theo các điều khoản trong hợp đồng, nếu Kyrgyzstan vỡ nợ, chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát nhiều tài nguyên của Kyrgyzstan.

Ngoài sự phẫn nộ đối với “Một vành đai, Một con đường”, do nhiều người Kyrgyz và những người theo đạo Hồi (như người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh) tại Tân Cương bị bức hại trong các trại giáo dục cải tạo, điều này cũng làm tăng sự thù ghét của người Kyrgyzstan đối với chính quyền Trung Quốc.

Tháng trước (12/2018), hơn 100 người biểu tình đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Kyrgyzstan, yêu cầu Trung Quốc thả tất cả những người Kyrgyz đang bị Trung Quốc giam giữ trong “Trại giáo dục cải tạo” ở Tân Cương.

Vấn đề chất lượng dự án do Trung Quốc thi công

Trước đó, Reuters từng đưa tin, Trung Quốc cũng đã xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng ở các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Không chỉ khiến cho nợ của các nước này tăng vọt, mà đồng thời cũng có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. Lấy một số dự án mà Trung Quốc xây dựng tại Quần đảo Cook làm ví dụ, những công trình như xây dựng tòa án, cục cảnh sát, sân vận động, đều sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và lao động người Trung Quốc.

“Rất nhiều công trình xây dụng đều không đạt chuẩn như vậy, đều đang bắt đầu tháo dỡ”, ông Mark Short – Bộ trưởng Tư pháp Quần đảo Cook cho biết. Sân vận động xây dựng chưa đến 10 năm đã bị gỉ sét ăn mòn và trở thành mất an toàn. Bên cạnh đó, phòng được xây dựng dưới lòng đất của tòa án do Trung Quốc xây dựng, ở trong đó hơn 2 tiếng là bị thiếu ô xy.

Ông Mark Brown – Phó Thủ tướng Quần đảo Cook thừa nhận, việc lựa chọn nguyên vật liệu cho những công trình xây dựng ở một số địa phương cho đến chất lượng công trình có tồn tại một số vấn đề.

Tháng trước, tờ New York Times từng tiết lộ, Sau khi hoàn thành đập nước được tài trợ và xây dựng bởi một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc ở Ecuador, đập nước này đã bắt đầu xuất hiện vấn đề về chất lượng. Đập thủy điện khổng lồ có tên “Coca Codo Sinclair Dam” chỉ mới được đưa vào sử dụng 2 năm. Hàng ngàn vết nứt đang phá vỡ con đập, một số kiến trúc có thể phải xây dựng lại. Cùng với đó, Ecuador cũng đã phải gánh một khoản nợ lớn vì dự án này.

Trí Đạt

Xem thêm: