Lo ngại vấn đề về liên quan đến an ninh quốc gia nên ngày càng có nhiều nước tham gia vào hàng ngũ các nước tẩy chay Huawei. Viện Hành chính Đài Loan cũng đã quyết định mở rộng phạm vi cấm sử dụng sản phẩm công nghệ khác của Trung Quốc bên cạnh các sản phẩm của Huawei. Trưởng phòng An ninh Thông tin Viện Hành chính Đài Loan Giản Hồng Vĩ xác nhận, danh sách đen các doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc sẽ được công bố vào trước cuối tháng 3, và sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân để làm tham khảo mua sắm. 

trac moc kieu
Ông Trác Bản Kiều (Ben Jai) – người sáng lập Công ty Hope Bay Technologies (Ảnh từ TVBS)

Về vấn đề chính phủ Đài Loan chuẩn bị cấm sử dụng thiết bị viễn thông của Trung Quốc gây nhiều tranh cãi, ông Trác Bản Kiều (Ben Jai) – người sáng lập Công ty Công nghệ Hòa Bái (Hope Bay Technologies) cho biết hôm 26/1, “rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động vì phục vụ cho mục đích chính trị, do đó bản thân ông cũng kiên quyết phản đối sử dụng sản phẩm của có vốn của Trung Quốc đầu tư.”

Theo Thời báo Tự do Đài Loan, hôm 26/1, ông Trác đã đăng lên Facebook thể hiện quan điểm cá nhân về việc kiểm định an toàn bảo mật của sản phẩm công nghệ, “rất nhiều người cho rằng an toàn bảo mật cần được kiểm định, chỉ cần làm tốt việc kiểm nghiệm là được, đây là nhận thức thiếu sót đối với nguyên lý cơ bản của công nghệ máy tính”.

Ông Triệu Bản Kiều nói, ngoài “formal verification” (kiểm tra xác minh thiết kế), không có bất cứ kiểm nghiệm nào có thể dò ra được phầm mềm (gồm cả phần mềm nhúng Firmware và hệ điều hành) “hoàn toàn không có vấn đề”. Những kiểm nghiệm này đều là để đo đạc kiểm tra xem sản phẩm “có làm đúng việc cần làm hay không”, và một phần nhỏ “trong một số tình huống nào đó, nó có làm việc không nên làm hay không”; không thể dò ra được sản phẩm “không bao giờ làm điều gì đó không nên làm”.

“Sản phẩm của Huawei tuyệt đối không thể nào thông qua được kiểm tra formal verification. Ít nhất có 2 nguyên nhân: chỉ cần có phần mềm hướng đối tượng thì không thể thông qua; chỉ cần có khả năng tự sửa chữa (gồm cả nâng cấp), cũng không thể thông qua.”

Về việc có người hỏi vì sao sản phẩm của Huawei không thể sử dụng, còn những sản phẩm khác của công ty Mỹ thì có thể sử dụng? Ông Trác Bản Kiều nói, “bởi vì mục đích của công ty thông thường là để kiếm tiền, một khi bị phát hiện làm việc xấu thì họ sẽ không kiếm tiền được, cho nên họ sẽ không dại gì mà làm. Còn công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, rất nhiều là có mục đích chính trị, họ không hẳn là muốn kiếm tiền của người dùng, mà mục đích chính có thể là phục vụ cho chính trị.”

“Nếu là sản phẩm tiêu dùng thông thường thì không nói làm gì, nhưng là thiết bị xương sống của mạng thông tin, nên tôi chắc chắn phản đối sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc.”

Ông còn chỉ ra, “Viện nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp (Industrial Technology Research Institute) cấm sử dụng sản phẩm của Huawei liên kết với mạng nội bộ của viện, có thể giảm thiểu được cơ hội để cho thiết bị gián điệp thăm dò. Nhưng muốn đạt được mục đích này, vẫn cần phải hoàn toàn cấm sử dụng thiết bị Trung Quốc trong Viện thì mới đúng.”

Đối với vấn đề có không ít người Đài Loan vẫn muốn sử dụng thiết bị của Huawei, ông Trác Bản Kiều chỉ ra, “chỉ cần Huawei đồng ý đưa ra tất cả mã nguồn (gồm cả mã nguồn hệ điều hành và trình biên dịch), sơ đồ mạch điện (gồm cả tập tin Gerber), phầm mềm sản xuất và công cụ bảo trì (gồm cả nâng cấp máy chủ), toàn bộ giao cho nhóm như HITCON của Đài Loan kiểm tra trong 6 tháng, nếu không tìm ra vấn đề, vậy tôi mới chấp nhận. Điều này rất hợp lý phải không? Các công ty nước ngoài khi đến Trung Quốc làm ăn, chẳng phải đều phải giao ra công nghệ của mình đó sao?”

Có thể vô tình trở thành gián điệp khi sử dụng sản phẩm công nghệ của Trung Quốc

Cùng với đó, ông Tô Tử Vân – Giám đốc Trung tâm Chiến lược Công nghệ tổng hợp thuộc Đại học Đạm Giang (Tamkang University, Đài Loan) nhắc nhở, rất nhiều người sử dụng sản phẩm công nghệ của Trung Quốc, vô tình đã trở thành gián điệp mà không hay biết, các thiết bị bay không người lái của nhà sản xuất DJI (Da-Jiang Innovations Science and Technology) là một ví dụ.

20180606 biyun t102
Ông Tô Tử Vân – Giám đốc Trung tâm Chiến lược Công nghệ tổng hợp thuộc Đại học Đạm Giang (Ảnh: Epoch Times)

Ông cũng chỉ ra, quân đội Hoa Kỳ phát hiện máy bay không người lái của DJI đã truyền hình ảnh chụp lại cho IP nội địa Trung Quốc khi bay gần một căn cứ quân sự cụ thể. Tuy nhiên, máy bay không người lái của DJI có thể không truyền hình ảnh khi sử dụng trong gia đình thông thường. Công nghệ gửi ảnh rất đơn giản, máy bay không người lái đều có thiết bị nhận GPS, chỉ cần các chip được nạp các tọa độ GPS của căn cứ quân sự đã biết, ngay khi máy bay không người lái xuất hiện gần các mục tiêu này, người tiêu dùng có thể trở thành một gián điệp mà không hay biết.

Do “lỗ hổng an ninh mạng”, tháng 8/2017, Lục quân Mỹ đã ngừng sử dụng và gỡ bỏ tất cả các ứng dụng máy bay không người lái của DJI; tháng 9/2017, lực lượng quốc phòng Úc cũng cấm máy bay không người lái của DJI để điều tra về “lỗ hổng an ninh mạng” trong máy bay không người lái.

Viện Hành chính Đài Loan sẽ đưa ra danh sách đen doanh nghiệp Trung Quốc

Bên cạnh đó, theo tờ Nikkei Asian Review đưa tin, Đài Loan cũng sẽ mở rộng phạm vi cảnh giác với sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sau khi Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Pháp đang có xu hướng cấm sử dụng sản phẩn của Huawei.

Bản tin dẫn lời của ông Giản Hồng Vĩ – Trưởng Phòng An ninh Thông tin thuộc Viện Hành chính Đài Loan cho biết, đối với những công ty công nghệ Trung Quốc có khả năng đe dọa đến an ninh, chính phủ Đài Loan đang nghiên cứu đưa ra một danh sách đen, dự tính trước cuối tháng 3/2019 sẽ công bố.

Sau khi danh sách này được công bố, các nhân viên công vụ và nhân viên công ty cổ phần nhà nước, sẽ không được được sử dụng điện thoại hoặc thiết bị của các công ty có trong danh sách đen để xử lý công vụ, cơ quan của chính phủ cũng không phê chuẩn thiết bị mạng viễn thông mang thương hiệu Trung Quốc.

Huệ Anh

Xem thêm: