Truyền thông nước Anh nhận định, chuyến thăm Bắc Triều Tiên gấp gáp của ông Vương Nghị đã lộ ra lo lắng rằng Trung Quốc có thể bị gạt ra rìa. Còn truyền thông Nhật tiết lộ, lúc diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều, có lẽ ông Kim Jong-un từng đề nghị “gạt bỏ Trung Quốc”, do đó mục đích chuyến đi lần này của ông Vương Nghị là muốn biểu đạt với Bắc Triều Tiên rằng kế hoạch “gạt bỏ Trung Quốc” là không được cho phép.

 

Embed from Getty Images

Ảnh chụp Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bình Nhưỡng ngày 2/5 (Ảnh: Getty Images)

Ngày 2 – 3/5, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã bắt đầu chuyến thăm 2 ngày đến Bắc Triều Tiên. Theo Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh phân tích cho rằng, mục đích chuyến thăm lần này của ông Vương Nghị để trải đường cho chuyến thăm của Bắc Triều Tiên của ông Tập Cận Bình trong thời gian tới. Cũng có kênh truyền thông bình luận, vì để giải quyết vấn đề chi tiết Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, đồng thời xác nhận đối với vấn đề quan trọng của bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc vẫn có quyền lên tiếng.

Bản tin dẫn phân tích của bà Tôn Vận, chuyên gia về chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại trung tâm Henry L. Stimson (Henry L. Stimson Center, Mỹ), theo đó, đầu tháng Sáu tới đây, ông Tập Cận Bình có thể tới Bình Nhưỡng, thời gian vào khoảng sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều kết thúc. Bản tin cho rằng, hàng loạt những hành động của Trung Quốc, đều đã được nước này tính toán kỹ.

Ngày 27/4, ông Kim Jong-un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in đã có cuộc hội đàm mang tính lịch sử, do đó mà đã làm dịu mối quan hệ căng thẳng giữa 2 nước. Cùng ngày, hai nước Hàn – Triều đã cùng ký kết Tuyên bố Bàn Môn Điếm, hiệp định đình chiến sẽ đổi thành hiệp định hòa bình, đồng thời “3 bên hoặc 4 bên” sẽ cùng bàn bạc về nội dung của hiệp định này. Ba bên chính là chỉ Mỹ, Hàn Quốc và Triều Tiên, không có Trung Quốc. Còn 4 bên được nhắc đến trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Theo Yahoo Nhật Bản phân tích, trong Hội nghị thượng đỉnh Hàn – Triều, có lẽ người đề nghị “gạt bỏ Trung Quốc”, và sẽ do 3 nước Mỹ – Hàn – Triều thương lượng về chiến tranh Bắc Triều Tiên và Hiệp định hòa bình chính là ông Kim Jong-un.

Mặc dù Hội đàm cấp cao Trung – Triều trước đó vẫn thể hiện cho bên ngoài thấy mối quan hệ mật thiết giữa hai nước, nhưng, phía Bắc Triều Tiên từ thời ông Kim Jong-il đã bắt đầu có tâm phòng vệ đối với Trung Quốc.

Bản tin cho biết, có lẽ ông Kim Jong-un đã sớm đoán được, nếu chỉ viết vào “ba bên bàn bạc”, ắt sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, nên ngầm tỏ ý có thể là “ba bên bàn bạc”. Do đó, mục đích chủ yếu của ông Vương Nghị khi đến Bắc Triều Tiên, chính là muốn biểu đạt, nếu có dự định “gạt bỏ Trung Quốc”, Trung Quốc tuyệt đối không cho phép.

Thời báo Tài chính cho rằng, trước khi cuộc gặp Trump – Kim diễn ra,  phía Trung Quốc ý đồ xây dùng hoạt động ngoại giao để định hình lại quan hệ địa chính trị với Bắc Triều Tiên.

Bản tin cho biết, hiện nay, Bình Nhưỡng và Washington, Seoul tiến hành đàm phán có tính thăm dò về vấn đề từ bỏ hạt nhân và chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Lúc này, Bắc Kinh cũng nhận thấy được rủi ro, chính là nỗ lực hòa bình của Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên, có thể sẽ lấy việc hy sinh lợi ích của Trung Quốc làm cái giá phải trả.

Bản tin cũng dẫn phân tích của ông Triệu Thông, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách toàn cầu Carnegie – Đại học Thanh Hoa (Carnegie – Tsinghua Center), ông cho biết, Bắc Kinh hy vọng chuyên gia Trung Quốc có thể tham gia vào đoàn kiểm tra quốc tế đến kiểm tra việc từ bỏ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, thậm chí là bất cứ cuộc đàm phán về kết thúc chiến tranh Triều Tiên nào, đều phải để Bắc Kinh tham dự.

Ông nói, Bắc Kinh còn hy vọng hơn nữa rằng, hội đàm 6 bên sẽ thay cho thảo luận song phương về từ bỏ hạt nhân, trong đó các nước tham gia hội đàm gồm có Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Nga.

Mấy chục năm qua, Trung Quốc vẫn luôn là nước cung cấp tiền chính cho Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đứng sau ủng hộ Bắc Triều Tiên trong thời gian dài. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do Bắc Triều Tiên liên tiếp thử nghiệm phóng tên lửa và phát triển vũ khí hạt nhân, nên bị Liên Hiệp Quốc liên tục tăng thêm trừng phạt, Trung Quốc cũng nhiều lần cho biết ủng hộ biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên, khiến quan hệ Trung – Triều từng có một thời gian bị đóng băng.

Trước cuộc hội đàm cấp cao Hàn – Triều, Mỹ – Triều, ông Kim Jong-un lần đầu tiên tới thăm Bắc Kinh, khiến cộng đồng quốc tế không khỏi bất ngờ.

Daniel Russel, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ có phân tích với CNN rằng, Bắc Triều Tiên có thể lại giở lại mánh khóe cũ, muốn chia rẽ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga; ngăn cản họ tham dự vào việc giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Ông nói: “Ý đồ phá hoại đoàn kết quốc tế, chính là tiêu chuẩn trò chơi của Bắc Triều Tiên”.

Huệ Anh
Xem thêm: