Tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng Kim Dung đã qua đời hôm 30/10, thọ 94 tuổi. Ông và chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có mối thù giết cha, ông đã từng nói bản thân ông từ trước giờ đều phản đối chế độ ĐCSTQ. Khi còn sống, ông cũng đã nhiều lần công khai phê bình Đảng Cộng sản Trung Quốc, thậm chí dùng chính tiểu thuyết của mình để ngầm châm biếm ĐCSTQ.

Kimg Dung
Nhà văn Kim Dung phát biểu tại Đại học Thanh Hoa ngày 18/6/2007 (Ảnh: Xinhua)

Kim Dung và ĐCSTQ có mối thù giết cha

Tên thật của Kim Dung là Tra Lương Dung, ông sinh tháng 3/1924, trong thời gian Trung Quốc xảy ra nội chiến lần thứ 2, năm 1946, ông vào học tại Học viện Luật của Đại học Đông Ngô Thượng Hải (sau sáp nhập vào Học viện Chính trị Pháp luật Hoa Đông), mùa thu năm 1946, ông làm biên dịch điện tín quốc tế cho tờ Đại Công Báo Thượng Hải. Năm 1948, ông tốt nghiệp và được điều đến làm việc tại phân xã Hồng Kông của Đại Công Báo.

Tháng 10/1949, ĐCSTQ thành lập chính quyền, đầu năm 1950 phát động cuộc vận động “trấn phản”. Khi đó, ĐCSTQ coi bố của Tra Lương Dung là Tra Khu Khanh là đại địa chủ và tiến hành phê phán đấu tố, bị phán quyết tội tử hình, ông bị hành quyết bằng súng.

Ngoài hai căn nhà cũ nát, toàn bộ gia sản của Tra Khu Khanh đều bị chính quyền ĐCSTQ tịch thu. Mẹ kế của Tra Lương Dung phải nuôi nấng mấy người con, muốn bán đi căn nhà cũ để lấy tiền trang trải cuộc sống, nhưng bị ĐCSTQ chụp mũ “vợ của địa chủ muốn phản công cướp lại tài sản bị nông dân cướp đoạt”, bị lôi ra xử công khai và bị đấu tố, bị đánh đập dã man trong 3 ngày 3 đêm.

Tra Lương Dung khi đó đang ở Hồng Kông vì thế mà may mắn thoát được kiếp nạn.

Nhiều lần công khai chỉ trích ĐCSTQ

Năm 1957, Tra Lương Dung bất mãn vì Đại Công Báo không chịu đăng bài viết phản đối “Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ nên ông đã từ chức, hai năm sau, ông sáng lập ra tờ Minh Báo.

Năm 1963, đương nhiệm Bộ Trưởng Ngoại giao ĐCSTQ khi đó là Trần Nghị nói “Dù Trung Quốc nghèo đến đâu, còn cái quần cũng phải chế tạo hạt nhân”, Tra Lương Dung lúc đó lập tức đăng bài xã luận “Thà cần cái quần, chứ không muốn hạt nhân”. Ông chỉ trích ĐCSTQ “đặt sức mạnh quân sự lên vị trí thứ nhất, đem cuộc sống của người dân đặt ở vị trí thứ 2, nói đúng hơn, thì ĐCSTQ tuyệt đối không phải là một chính phủ tốt.”

Bài báo đặt ra câu hỏi ĐCSTQ tạo ra bom nguyên tử có tác dụng gì, đồng thời kêu gọi ĐCSTQ “chi bằng hãy làm thêm nhiều chiếc quần để cho nhân dân mặc!”

Một hòn đá khuấy động hàng nghìn con sóng. Bài bình luận của Tra Lương Dung bị truyền thông cánh tả công kích, như tờ Đại Công Báo đăng bài viết vạch tội của chủ bút tờ Minh Báo. Tra Lương Dung cũng công kích lại, ông viết bài xã luận “Phê bình ĐCSTQ là phản Hoa?”, ông nói “Phản đối một số biện pháp của chính phủ, phản đối một số cách làm và chủ trương của đảng chấp chính, là phải đối quốc gia ư? Người dân không có quyền lợi phê bình chính phủ hoặc đảng chấp chính?”

Năm 1966, ĐCSTQ phát động Đại cách mạng Văn hóa, Hồng Kông cũng vì thế mà bị xung kích. Đầu tháng 5/1967, những nhân sĩ thân với ĐCSTQ phát động vận động công nhân và biểu tình chống lại chính phủ Hồng Kông, từ đó diễn biến thành hành động chủ nghĩa khủng vố và tấn công bom nhắm vào người dân. Cuộc vận động kéo dài đến nửa năm này, lịch sử gọi là “Bạo động Lục Thất”.

Ngày 17/5/1967, Minh Báo đăng bài xã luận về “Bạo động Lục Thất”, mạnh mẽ phản đối phe cánh tả gây xáo động, phản đối các hành vi bạo lực nhắm vào người dân của phe cánh tả.

Cũng vì vấn đề này, một số người cấp tiến phe cánh tả thậm chí còn gửi bom thư đến cho Tra Lương Dung, vì thế mà Tra Lương Dung phải đến Singapore để tránh nạn.

Ngầm ám chỉ ĐCSTQ là tổ chức tà ác

Bộ tiểu thuyết cuối cùng của Tra Lương Dung có tên “Lộc Đỉnh Ký”, thời điểm viết cuốn tiểu thuyết này cũng là lúc mà kiếp nạn 10 năm của Cách mạng Văn hóa đang diễn ra. Thần Long giáo trong Lộc Đỉnh Ký là một tà giáo trong giang hồ thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, mục đích của Thần Long Giáo chính là thống nhất giang hồ, “xưng hùng thiên hạ”.

Dư luận cho rằng, Thần Long Giáo được ngầm ví như ĐCSTQ, bởi vì Thần Long Giáo muốn “nhất thống giang sơn” rất giống với ĐCSTQ muốn thực hiện “thế giới đại đồng” của “Chủ nghĩa cộng sản” trên toàn thế giới.

Còn giáo chủ của Thần Long Giáo là Hồng An Thông, là kẻ ác độc, thích nghe những lời ninh bợ của giáo đồ. Dư luận cho rằng, Hồng An Thông làm ra những thứ như văn tự ngục (bức hại kẻ tri thức khiến họ phải ngồ tù oan), ngữ lục, ca công tụng đức, v.v, đều vô cùng giống với người đứng đầu ĐCSTQ Mao Trạch Đông.

Năm 2013, Tra Lương Dung trả lời câu hỏi của Nick Frisch – nghiên cứu sinh Tiến sĩ về Đông Á tại Đại học Yale (Mỹ), ông thừa nhận Thần Long Giáo là đang ám chỉ về Đảng Cộng sản, ông thừa nhận mấy bộ tiểu thuyết cuối cùng xác thực là ám chỉ “Cách mạng Văn hóa”.

>>Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?

Kim Dung: “Tôi từ trước đến giờ đều phản đối ĐCSTQ”

Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, tháng 7/1981, Tra Lương Dung dẫn người nhà về thăm Trung Quốc, ông đã gặp thế hệ lãnh đạo thứ 2 của ĐCSTQ là Đặng Tiểu Bình. Khi đó, Đặng Tiểu Bình chủ động nhắc đến vụ việc bố của Tra Lương Dung là Tra Khu Khanh bị xử tử, còn yêu cầu Tra Lương Dung “cùng đoàn kết nhìn về phía trước”, và được Tra Lương Dung chấp nhận.

Sau đó, Tra Lương Dung bắt đầu tham dự vào chính trị, năm 1985, ông làm Ủy viên Ủy ban Soạn thảo luật cơ bản Hồng Kông, nhưng phương án đề xuất bầu cử lựa chọn Trưởng đặc khu của ông đã bị phe dân chủ chỉ trích.

Từ tháng 4/1989, Đại lục bùng nổ phong trào vận động dân chủ sinh viên yêu nước, nhưng lại bị chính quyền ĐCSTQ nổ súng đàn áp. Tra Lương Dung và người sáng lập đảng Dân chủ Hồng Kông Lý Trụ Minh cũng vì vấn đề này mà từ bỏ chức vụ trong Ủy ban soạn thảo luật.

Năm 1991, trả lời phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông, Tra Lương Dung cho biết, “Từ trước đến giờ tôi đều phản đối chế độ chủ nghĩa cộng sản, … Tôi tin rằng cuộc đời này của tôi có thể nhìn thấy đảng cộng sản sụp đổ”. 

Đối tượng ĐCSTQ muốn lôi kéo

Tra Lương Dung thành danh trước thời kỳ đàm phán bàn giao chủ quyền Hồng Kông, ông trở thành một đối tượng trọng điểm mà ĐCSTQ muốn lôi kéo. Sau đó, một số sự việc đã trở thành vết nhơ của ông.

Năm 1988, Tra Lương Dung là ủy viên của Ủy ban soạn thảo “Luật cơ bản” cùng Cha Chi Ming (Tra Tế Dân) đề xuất “Phương án hòa hợp chế độ chính trị”, tức là đoàn tuyển cử tuyển cử người đứng đầu khu hành chính Hồng Kông và hạn chế số ghế được bầu trong Hội đồng lập pháp; kiến nghị trong nhiệm kỳ thứ 3 của Trưởng Đặc khu hành chính, mới tiến hành một lần bỏ phiếu toàn dân, quyết định Trưởng đặc khu nhiệm kỳ thứ 4 và Hội động lập pháp khóa 5 liệu có được bầu bằng phổ thông đầu phiếu hay không.

“Phương án song Tra” (2 người họ Tra) này bị nhiều nhà phê bình cho là đã ngăn cản sự phát triển dân chủ của Hồng Kông, “bán đứng sự dân chủ của Hồng Kông”. 

Một năm sau đó, Đặng Tiểu Bình hạ lệnh trấn áp sinh viên yêu nước trong sự kiện Lục Tứ, Tra Lương Dung một lần nữa nhận ra bản chất của ĐCSTQ, và ông từ chức khỏi Ủy ban soạn thảo luật cơ bản này.

Tuy nhiên, về sau, ĐCSTQ vẫn tiếp tục lôi kéo ông. Năm 1995, Tra Lương Dung làm ủy viên Ủy ban trù bị Đặc khu hành chính Hồng Kông; năm 2009, ông làm Phó chủ tịch danh dự của Ủy ban toàn quốc khóa 7 của Hiệp hội tác gia Trung Quốc.

Tháng 3/1999, ông được Đại học Chiết Giang mời về làm giảng viên, đồng thời đảm nhận chức Viện trưởng Học viện Nhân văn Đại học Chiết Giang.

Tháng 10/1999, Đại học Chiết Giang tổ chức “Hội nghị cải cách và quản lý ngành cáo chí”, Tra Lương Dung có bải diễn giảng “Công tác tin tức trong hai loại xã hội”, ông chỉ trích chủ nghĩa tư bản của Mỹ, tán dương chủ nghĩa xã hội của ĐCSTQ, phát biểu này của Tra Lương Dung sau đó đã gây nhiều tranh cãi.

Bài diễn giảng của Tra Lương Dung khi đó đã bị không ít chỉ trích và dị nghị. Tờ Apple Daily, Tạp chí Tranh Minh tại Hồng Kông liên tiếp có những ngôn luận chỉ trích Tra Lương Dung, cho rằng ông “hồ đồ” khi ca ngợi ĐCSTQ, ông là “cận thần mát xa cho những kẻ chuyên chế”, v.v.

Trí Đạt

Xem thêm: