Mỹ sở hữu lực lượng không quân lớn mạnh nhất thế giới, và lực lượng này cũng chấp hành các nhiệm vụ ở các nơi trên toàn thế giới. Trung Quốc vẫn luôn muốn phát triển lực lượng không quân, lợi dụng công nghệ đánh cắp được từ Mỹ và Nga để chế tạo máy bay quân sự, nhưng dù như vậy, không quân Trung Quốc vẫn đứng trong danh sách 10 lực lượng không quân kém nhất thế giới. 

chiến đấu cơ
Chiến đấu cơ F-16 (Ảnh từ Wikipedia)

Business Insider đưa tin, nếu một số nước không thực sự cân nhắc đến tình hình Không quân mà phát động chiến tranh, và điều động bộ đội mặt đất, nếu sức mạnh Không quân không phải là ưu tiên, thì phát động chiến tranh trong thế kỷ 21 là một ý tưởng tồi tệ. Mỹ có lực lượng không quân mạnh nhất thế giới và đây là lý do chính khiến tất cả các quốc gia muốn thành lập liên minh với Mỹ.

Khó vượt qua Không quân Mỹ

Không quân Mỹ không chỉ có nhiệm vụ hàng không, mà cũng có nhiệm vụ không gian, lực lượng này được trang bị tên lửa đạn đạo, máy bay không gian X-37 và máy bay tấn công A-10.

Không quân Mỹ có hàng nghìn máy bay, không chỉ có những chiến đấu cơ tinh nhuệ như F-16, F-22, F-35, mà còn có oanh tạc cơ B-2, B-1, B-52, và máy bay vận tải C-17, C-130. Những loại máy bay này được bố trí ở nhiều căn cứ quân sự tại Mỹ, Anh và Nhật Bản

Không quân Mỹ là nhánh quân đội đầu tiên trên thế giới được trang bị máy bay tàng hình, nhánh quân đội đầu tiên được trang bị chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, nhánh quân đội đầu tiên để máy bay tàng hình tham dự tác chiến. Máy bay không người lái cũng sẽ trở thành trang bị quân sự quan trọng cho Không quân Mỹ.

Lực lượng Không quân Mỹ còn có Không quân Hải quân và Hải quân Lục chiến, thực lực không quân của hai nhánh bộ đội này chỉ đứng sau Không quân Mỹ, đạt trình độ thứ 2 thế giới.

Hôm 16/1, Business Insider đăng bài viết liệt kê ra 10 lực lượng không quân kém nhất thế giới, không quân của Syria đội sổ, không quân của Triều Tiên đứng thứ 2 từ dưới, Không quân Trung Quốc cũng có trong bảng xếp hạng và đứng thứ 9 từ dưới. Không quân Iran cũng đứng thứ 7 trong danh sách này.

>> Nhiều máy bay quân sự tối tân của Trung Quốc… y hệt của Mỹ

Chiến cơ của Trung Quốc có nhiều vấn đề

Bài viết nói, mặc dù Trung Quốc đang phát triển Không quân, hiện tại vẫn chưa có sức ảnh hưởng trên thế giới. Không quân Trung Quốc có tương đối ít máy bay cảnh báo và máy bay tiếp dầu trên không, phần lớn hạm đội không quân của Trung Quốc đều là mô phỏng hoặc đánh cắp công nghệ từ hệ thống chiến đấu tiên tiến của các nước khác.

Được biết, máy bay J-10 của Trung Quốc chế tạo dựa trên máy bay IAI Lavi của Isarel và F-16 của công ty General Dynamics; J-11 là phiên bản nhân bản của Su-27 của Nga; JF-17 là bản phát triển hiện đại của MiG-21; chiến đấu cơ J-20 và F-22 có sự giống nhau đến kinh ngạc; nhiều người cho rằng J-21 hoàn toàn dựa vào công nghệ của chiến đấu cơ F-35.

Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được vội vã đưa vào sản xuất, nhưng động cơ chính lại không đủ mạnh nên đã phủ định khả năng tàng hình của nó, đồng thời làm suy yếu tính năng chiến đấu của chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ 5.

Trung Quốc có tổng cộng mấy chục chiếc J-20. Chuyên gia từng nói chuyện với Business Insider từng đánh giá về thân máy bay J-20, ví dụ thân máy bay của nó được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc (China International Aviation & Aerospace Exhibition), đều là sản xuất mẫu và chưa sẵn sàng cho chiến đấu.

Chiến đấu cơ J-15 Flying Shark của Trung Quốc là lấy nguyên mẫu của chiến đấu cơ thời Liên Xô, để thiết kế ra phiên bản khác, nên vẫn thuộc phiên bản sao chép từ chiến cơ của Nga. Còn J-15 Flying Shark lại không thể hoạt động có hiệu quả trên hạm mẫu, trọng lượng động cơ J-15 đã hạn chế nghiêm trọng đến năng lực vận hành của nó: trọng lượng rỗng là 17,5 tấn, vượt quá trọng lượng của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay.

Trung Quốc thiếu nguyên tắc chiến đấu trên không

Bài viết của Business Insider cũng nói, Không quân Trung Quốc ngoài việc để dọa nạt các nước láng giềng trên Biển Đông ra, thì không còn dùng được vào chỗ nào. Trong lịch sử, chiến tranh Triều Tiên, khủng hoảng eo biển Đài Loan và chiến tranh Việt Nam – Mỹ đều chứng minh rằng việc thiếu các nguyên tắc chiến đấu trên không và thiếu đầu tư vào không quân đã dẫn đến những tổn thất đáng kể và bài học lớn cho Không quân Trung Quốc.

Đến năm 1991, sau Chiến tranh vùng Vịnh, Trung Quốc đã bắt đầu ứng dụng công nghệ và đầu tư cho Không quân, Không quân Trung Quốc còn phải đi một chặng đường dài nữa.

Trí Đạt

Xem thêm: