Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại/Quốc hội) đã kết thúc, việc bổ nhiệm nhân sự cấp quốc gia và chính phủ cũng đã được công bố. Kết quả được công bố đã đánh dấu nước cờ chính trị đầy kịch tính bắt đầu triển khai từ năm ngoái vây quanh Đại hội 19 giữa phe ông Tập Cận Bình và tập đoàn ông Giang Trạch Dân. Nước cờ này không những chưa kết thúc, mà trong tương lai vẫn còn sẽ tiếp tục.

Tập Cận Bình
Ông Vương Kỳ Sơn làm Phó chủ tịch Trung Quốc, điều này cho thấy 5 năm tới, chính quyền ông Tập Cận Bình sẽ vẫn tiếp tục chấp chính theo mô thức “thể chế Tập – Vương” (Ảnh: Getty Images)

“Thể chế Tập – Vương” vẫn tiếp tục

Điểm nóng lớn nhất tại “lưỡng hội” Trung Quốc (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân) năm nay chính là hướng đi của cựu Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn. Ông Vương Kỳ Sơn đã nhậm chức Phó chủ tịch nước Trung Quốc, điều này cho thấy trong 5 năm tới, chính quyền ông Tập Cận Binh vẫn sẽ tiếp tục chấp chính theo mô thức “thể chế Tập – Vương”.

Hiện tại, ông Vương Kỳ Sơn nhậm chức Phó chủ tịch nước, đây được cho là là phương án dự bị ban đầu được ông Tập Cận Bình sắp xếp cho ông Vương Kỳ Sơn. Ông Vương Kỳ Sơn không thể lưu nhiệm Thường ủy Bộ Chính trị, là kết quả của thế lực phản đối trong đảng đã cật lực ngăn cản, đồng thời cũng thể hiện ra sự đấu tranh kịch liệt giữa phe ông Tập và phe phản đối ông Tập.

Sau khi ông Vương Kỳ Sơn trúng cử chức Phó chủ tịch nước, chi tiết ông Vương bắt tay ông Tập cũng là điều đáng suy ngẫm. Theo cảnh quay tại hiện trường cho thấy, trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của các đại biểu, khi ông Tập Cận Bình bắt tay ông Vương Kỳ Sơn đã có nói một câu, cư dân mạng dựa vào khẩu hình của 2 người và phán đoán, ông Tập nói với ông Vương: “Ông vừa ý với mọi thứ rồi chứ? Vương đáp: Còn cần phải nói nữa ư”.

Ông Vương Kỳ Sơn lấy danh nghĩa là đảng viên bình thường để nhậm chức Phó chủ tịch nước, cho thấy ông Tập và ông Vương tiếp tục liên thủ, cùng tiến thoái trong cục thế chính trị. Trong tương lai, sức ảnh hưởng của ông Vương Kỳ Sơn và quyền lực thực tế có thể chỉ đứng sau ông Tập Cận Bình, đứng thứ 2 trong hàng ngũ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và sẽ phát huy tác dụng quan trọng trong cục thế chính trị của ĐCSTQ trong tương lai. Đương nhiên, tác dụng thế nào vẫn còn do sắp xếp cụ thể của ông Tập Cận Bình.

Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ bị loại

Tại Đại hội Nhân đại lần này, hai cựu Thường ủy Bộ Chính trị thuộc phe ông Giang Trạch Dân là ông Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ đã hoàn toàn rút lui khỏi tầng quyền lực cấp cao trong ĐCSTQ.

Ông Trương Đức Giang giải nhiệm chức Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc), người thay thế ông Trương Đức Giang nắm giữ chức vụ này chính là ông Lật Chiến Thư – thân tín của ông Tập Cận Bình. Phe phái ông Giang Trạch Dân đã hoàn toàn mất đi công cụ lợi dụng Ban thường vụ Nhân đại để cản trở ông Tập Cận Bình chấp chính.

Ông Trương Cao Lệ giải nhiệm chức Phó thủ tướng, và ông Hàn Chính lên giữ chức vụ này. Ông Trương Cao Lệ (cũng là nhân vật cốt cán của phe ông Giang Trạch Dân) đã rút lui nên hiện nay trong Thường Ủy Bộ Chính trị, ông Hàn Chính bị cô lập chỉ có một mình thuộc phe Giang Trạch Dân.

Sau Đại hội Nhân đại năm nay, 3 Thường ủy Bộ Chính trị được ông Giang Trạch Dân cài cắm từ Đại hội 18 là Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn đã hoàn toàn bị loại, việc này cũng đánh dấu sự thay đổi triệt để quy tắc do ông Giang Trạch Dân định ra  mỗi Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị quản một vấn đề nào đó (chế độ phân quyền), quy tắc này được bắt đầu từ thời đại ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo. Phe ông Giang Trạch Dân đã mất quyền phát ngôn trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Quyền lực Ban thường vụ Bộ Chính trị sẽ suy yếu

Tại Đại hội Nhân đại lần này, sự sắp xếp nhân sự có một điều bất ngờ lớn nhất, chính là người đứng đầu Ủy ban Giám sát Quốc gia mới được thành lập lại không phải là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế như giới quan sát dự đoán, mà là một người được cũng được ông Tập Cận Bình tín nhiệm – Phó Bí thư thường trực Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Dương Hiểu Độ. Ông Dương Hiểu Độ được chọn làm người đứng đầu Ủy ban Giám sát Quốc gia có thể đã được cân nhắc kỹ, cũng có thể phản ánh ra sự suy yếu quyền lực của Ban thường vụ Bộ Chính trị.

Quyền uy của ông Tập Cận Bình được nâng cao, là một trong những đặc trưng quan trọng trong chính trị ở tầng cao từ Đại hội 19 đến “lưỡng hội” năm nay. Cùng với đó là sự suy yếu và phân tán quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, điều này được biểu hiện qua nhiều dấu hiệu dưới đây.

Chức Chủ tịch nước mặc dù là một chức vụ mang tính tượng trưng, nhưng theo Hiến pháp Trung Quốc, các quan chức chính phủ bao gồm cả Thủ tướng Quốc vụ viện là do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Lần này, truyền thông của Trung Quốc đưa tin nổi bật “Chủ tịch nước Tập Cận Bình ký lệnh Chủ tịch, bổ nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện”, đây là tín hiệu làm nổi bật quyền uy của ông Tập Cận Bình.

Thủ tướng Lý Khắc Cường và Uông Dương chiếm 2 ghế trong Ban thường vị Bộ Chính trị, mặc dù họ đều thuộc đoàn phái của ông Hồ Cẩm Đào, nhưng hiện nay đã trở thành người hợp tác với phe cánh ông Tập Cận Bình, hai vị này sẽ là người chấp hành quyết sách chính trị và kinh tế của ông Tập Cận Bình. Ông Hàn Chính thuộc phe ông Giang Trạch Dân thay thế vị trí Phó thủ tướng Trương Cao Lệ, đứng cuối trong số các phó thủ tướng, về cơ bản đã bị đưa ra rìa và hạn chế về quyền lực.

Chức Ủy viên trưởng Nhân đại do ông Lật Chiến Thư – người đứng vị trí thứ 3 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị, là thân tín của ông Tập Cận Bình. Sắp xếp này đã thay đổi cục diện lợi dụng Nhân đại để cản trở ông Tập Cận Bình do ông Trương Đức Giang trước đây nắm giữ, có thể nói ông Lật Chiến Thư chỉ là trực tiếp chấp hành chính sách của ông Tập Cận Bình; bởi lý lịch của ông Lật Chiến Thư không có gì nổi trội do quyền lực cũng có hạn.

Tuyên truyền là vị trí quan trọng trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Vương Hộ Ninh tiếp quản vị trí này của ông Lưu Vân Sơn. So với ông Lưu Vân Sơn, ông Vương Hộ Ninh luôn đứng ở lĩnh vực lý luận, không những không có tập đoàn gia tộc, cũng không có kinh nghiệm làm quan chức địa phương, dùng ông Vương Hộ Ninh làm Thường ủy Bộ Chính trị chủ quản cơ quan tuyên truyền, là động tác cho thấy ông Tập Cận Bình tiếp quản hệ thống tuyên truyền từ tay phe ông Giang Trạch Dân, làm suy yếu việc phe Giang Trạch Dân lợi dụng tác dụng của chức vụ này trong Ban thường vụ. Ông Vương Hộ Ninh không làm theo thông lệ, tiếp quản chức vụ chủ quản nhân sự – Hiệu trưởng Trường đảng Trung ương từ tay ông Lưu Vân Sơn, mà là do Vụ trưởng Vụ tổ chức Trung ương Trần Hy kiêm nhiệm, cũng tức là phân quyền trong Ban thường vụ Bộ Chính trị.

Ông Triệu Lạc Tế tiếp nhậm chức vụ của ông Vương Kỳ Sơn, nhưng lại không có bối cảnh gia tộc, mạng lưới người ở cao tầng cũng như năng lực giống ông Vương Kỳ Sơn, có thể vấn đề chống tham nhũng trong tương lai sẽ lại rập theo khuôn cũ, nhiều lúc chỉ đóng vai như một người chấp hành mệnh lệnh. So với ông Vương Kỳ Sơn khi còn đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, quyền lực của ông Triệu Lạc Tế cũng sẽ bị hạn chế.

Cục diện quyền lực Ban thường vụ Bộ Chính trị dần suy yếu, một khi thay đổi hình thế “cửu long trị thủy” (chỉ quyền lực của 9 Ủy viên Ban Thường vụ thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền) trong Ban thường vụ trước đây do phe ông Giang Trạch Dân chủ đạo, đồng thời đối với hướng đi của chỉnh thể chính quyền ĐCSTQ có ảnh hưởng nhất định, cũng sẽ khiến cho quyền lực cá nhân của ông Tập Cận Bình được tập trung hơn. Sự tập trung quyền lực cá nhân, khiến ông Tập đưa ra các quyết sách chính trị cần thiết để ông kết thúc trách nhiệm lớn mà mình gánh vác.

Thay đổi nhân sự trong Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao và Tư pháp

Lần này Nhân đại đã bổ nhiệm lại mới người đứng đầu Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao và Tư pháp.

Ông Chu Cường và Trương Quân lần lượt được chọn làm người đứng đầu Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao, ông Phó Chính Hoa được chọn làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Chu Cường mặc dù có học vị Thạc sĩ Luật, nhưng bị dư luận gọi là “mù luật”. Tại hội nghị Chánh án Tòa án toàn quốc diễn ra vào tháng 1/2017, Chu Cường biểu thị kiên quyết chống lại “trào lưu tư tưởng sai lầm” như “hiến chính dân chủ”, “tam quyền phân lập”, “tư pháp độc lập”. Giới luật học tại Trung Quốc Đại Lục từng phát động ký tên kêu gọi Chu Cường từ chức. Học giả Luật học tại Đại Lục là Hạ Vệ Phương và Trương Thiên Phàm lần lượt lên tiếng, chỉ trích Chu Cường đi lên vết xe đổ của lịch sử, thực sự là mối họa cho đất nước.

Trương Quân từng có thời gian dài công tác trong hệ thống tư pháp khi người của ông Giang Trạch Dân là La Cán và Chu Vĩnh Khang nắm giữ, từng làm Phó Chánh án Tòa án tối cao, Thứ tưởng Bộ Tư pháp, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Tháng 2/2017, nhậm chức Bộ trưởng Bộ tư pháp. Ngày 3/6/2018, giới luật sư và giới tri thức tại Đại Lục phát động ký tên vào đơn kiến nghị “Yêu cầu bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Bộ tư pháp của ông Trương Quân theo đúng pháp luật”, hiện tại số người ký tên được gần 100 người. Đơn kiến nghị nói, từ năm 2017, khi ông Trương Quân nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp đến nay, đã dùng thủ đoạn là phương thức vận động để bức hại luật sư.

Phó Chính Hoa từng là thân tín của Chu Vĩnh Khang, từng nhậm chức trong cơ cấu chuyên trách bức hại Pháp Luân Công thuộc tập đoàn ông Giang Trạch Dân – Chủ nhiệm Phòng 610. Sau khi Chu Vĩnh Khang thất thế, Phó Chính Hoa chuyển sang đầu quân cho phe ông Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình; đây cũng là bước ngoặt trên con đường làm quan của Phó Chính Hoa. Tháng 8/2013, Phó Chính Hoa được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Bắt đầu từ năm ngoái, đã có không ít tin đồn bất lợi cho Phó Chính Hoa, từ việc được thăng chức làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp lần này mà xét, có thể thấy những tin đồn này không tạo thành ảnh hưởng gì  đối với ông.

3 quan chức thuộc phe ông Giang Trạch Dân nói trên đứng đầu Tòa án, Tư Pháp và Kiểm sát có thể thấy được, khả năng rất lớn ẩn chứa giao dịch thỏa hiệp ở cao tầng ĐCSTQ; từ chỉnh thể của ĐCSTQ mà nói, nếu muốn duy trì sự thống trị của ĐCSTQ, cũng chính là cần 3 người này đối kháng với giá trị phổ quát của quan chức ĐCSTQ để khống chế hệ thống pháp chế.

Đối diện với thách thức kinh tế và ngoại giao

Sự phát triển của cục thế chính trị ĐCSTQ trong tương lai, sẽ vận hành trên 2 quỹ đạo. Một mặt, ông Tập Cận Bình sẽ đối mặt với sự đối kháng trong nội bộ ĐCSTQ, sự đối kháng này đến từ các tập đoàn lợi ích và chủ yếu là tập đoàn ông Giang Trạch Dân, kết quả ông Tập Cận Bình áp đảo khi dùng danh nghĩa chống tham nhũng để thanh trừng kẻ địch chính trị; mặt khác, ông Tập Cận Bình cũng phải đối mặt với nguy cơ về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc.

Chính sách kinh tế cứng rắn của chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho đến hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản của ĐCSTQ và sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước trên thế giới, trên trường quốc tế gặp phải sự chống trả, khiến chính quyền ĐCSTQ cũng có sự lo sợ.

Sau “lưỡng hội”, cơ cấu và thành viên chính phủ cải cách khóa mới sẽ sớm được vận hành. Tuy nhiên, tái cơ cấu và cải cách chính phủ của ĐCSTQ, dưới thể chế ĐCSTQ, đều sẽ khó có được hành động mạnh mẽ. Hệ thống đảng quản chính phủ, đảng quản kinh tế, đảng quản tất cả của ĐCSTQ, trở thành căn nguyên của những nguy cơ và mâu thuẫn dưới chế độ của ĐCSTQ.

Trí Đạt

Xem thêm: