Kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc vốn được “Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ – Trung Quốc” đánh giá là đầy tiềm năng có thể sẽ bị hủy bởi Vũ Hán, một trong những thành phố trọng điểm về chất bán dẫn, lại lây lan dịch viêm phổi, tổn thất khó có thể dự liệu.

Embed from Getty Images

Liên Vân Cảng tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)

Vũ Hán tổn thất nặng nề vì dịch bệnh mất kiểm soát

Năm 2014, Tập đoàn Alibaba, người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, lần đầu công khai lựa chọn IPO tại Mỹ. Đến hết tháng 9/2019, đã có 172 doanh nghiệp Trung Quốc học theo Alibaba, tới Mỹ niêm yết tài chính. Số liệu còn cho biết, vào năm 2019, số cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường Mỹ đã lên tới 3,8 tỷ USD.

Ngày 23/1, “Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc” (USCC) dưới sự quản lý của Quốc hội Mỹ đã tổ chức phiên điều trần tại Quốc hội, bày tỏ nỗi lo lắng của Quốc hội.

Michael Wessel, ủy viên của USCC nói: “Chúng ta phải tìm hiểu, doanh nghiệp Trung Quốc đang gọi vốn cộng đồng, là vì muốn ủng hộ kế hoạch ‘Made in China 2025’, cùng một loạt chính sách nhằm tăng cường quốc gia và lợi ích kinh tế, an ninh của Trung Quốc. Mỹ không thể tham cái lợi trước mắt khi đối đãi với nhu cầu vốn và chính sách thu mua của Trung Quốc, phải đánh giá ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ với quan điểm toàn diện hơn.”

Dù các ủy viên của USCC không hề đề cập tới việc Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ cần nghiêm cấm các doanh nghiệp của Trung Quốc niêm yết kêu gọi vốn đầu tư, nhưng năm ngoái thông tin liên quan đã lan truyền rộng rãi. Có không ít hãng truyền thông sau này đưa tin rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác thực cũng từng nghĩ sẽ áp dụng ý kiến này, nhưng vẫn chưa có biện pháp thực thi cụ thể.

Mỹ là một cường quốc tài chính quốc tế với dòng vốn tự do cao, hễ cấm doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết, sẽ gây ra hiệu ứng chấn động tới thị trường vốn trên toàn thế giới.

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự do, tham dự phiên điều trần ngày 23/1 của Cục Quản lý Thương mại Quốc tế (ITA) thuộc Bộ thương mại Hoa Kỳ, Nazak Nikakhtar, trợ lý bộ trưởng phụ trách ngành sản xuất, đại diện cho bộ phận hành chính của chính phủ, bày tỏ quan điểm của mình. Bà đề cập thẳng thắn rằng, khi đối diện với đối thủ cạnh tranh quy mô lớn và có tham vọng làm bá chủ thế giới như Trung Quốc, Mỹ cần liên hợp xuyên ban ngành, hơn nữa phải có chiến lược toàn diện hơn.

“Chúng ta cần tự hỏi rằng, nội bộ Mỹ đã thống nhất quan điểm chưa? Tôi phải nói rằng, đối với sự đe dọa về an toàn quốc gia Mỹ đến từ Trung Quốc, quan điểm của các đơn vị ban ngành chính phủ mỗi người một phách, chúng ta đang ở vào thời kỳ thay đổi.”

Từ khi hai nước Mỹ và Trung Quốc đàm phán việc Trung Quốc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nazak Nikakhtar đang làm việc tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ, nên bà nắm khá rõ về hành vi thương mại của Trung Quốc. Bà hình dung, hiện giờ Trung Quốc có rất nhiều biện pháp thương mại mang tính cướp đoạt. Mỹ đang ở giai đoạn thăm dò xem “nên hành xử với Trung Quốc như thế nào”. Điều mà bộ thương mại có thể làm là, liệt kê một danh sách các doanh nghiệp và thực thể có khả năng tham gia bức hại nhân quyền hoặc vi phạm pháp luật. Các công ty của chính phủ Hoa Kỳ sẽ không làm ăn với họ.

Nhưng dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát khiến kinh tế Trung Quốc và kế hoạch “Made in China 2025” chịu ảnh hưởng nặng nề. Thành phố Vũ Hán chiếm tỷ trọng 37% tổng GDP của tỉnh Hồ Bắc. Hơn nữa đây còn là khu tập trung khoa học kỹ thuật chất bán dẫn mới nổi của Trung Quốc, bao gồm Công ty Yangtze Memory Technology Corp (YMTC) thuộc Tập đoàn Tsinghua Unigroup và Công ty hữu hạn chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC)… Trương Thượng Nghĩa, cựu đồng điều hành, đã từ chức giám đốc độc lập của Công ty Quốc tế Sản xuất chất bán dẫn Thượng Hải (SMIC). Sau đó họ Trương đã chuyển sang đảm nhiệm chức tổng giám đốc Công ty chế tạo chất bán dẫn Hoằng Tâm Vũ Hán, Công ty Mộng Tâm Vũ Hán, nơi chuyên cung cấp đi-ốt định vị, dẫn hướng vệ tinh.

Trong những năm gần đây, tỉnh Hồ Bắc đã tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành đi-ốt bán dẫn, đề xuất “chiến lược bố cục ‘nhất tâm, lưỡng đới, tam khu’, khích lệ việc xây dựng nhóm thành phố lấy Vũ Hán làm trung tâm, thu hút nhân tài hội tụ, thúc đẩy sự phát triển động lực mới, kinh tế mới.”

Kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, bốn cụm công nghiệp của Vũ Hán gồm mạch tích hợp, thiết bị hiển thị mới, mạng thông tin thế hệ sau. Kỹ thuật Y sinh cũng được chọn là cụm công nghiệp mới mang tính chiến lược hàng đầu của Trung Quốc.

Vũ Hán là một trong những thị trấn chất bán dẫn trọng điểm của Trung Quốc, được coi là Công ty Yangtze Memory Technology Corp (YMTC), một trong ba “đội quốc gia” bán dẫn tại Vũ Hán. Hai công ty còn lại là Công ty Trường Hâm Hợp Phì và Công ty Tấn Hoa Phúc Kiến.

Ví như, khu phát triển công nghệ mới Hồ Đông Vũ Hán, được gọi là “Thung lũng quang học của Trung Quốc”. Công ty Xiaomi Inc, đầu tư 320 triệu nhân dân tệ (ước tính 1,069 tỷ VNĐ) để xây dựng tổng bộ nghiên cứu và phát triển Vũ Hán với 52.000 m2, dự tính sẽ phát triển thành trung tâm nghiên cứu quy mô lớn với hàng vạn người, tập trung vào lĩnh vực mạng lưới thiết bị kết nối Internet trí tuệ nhân tạo. Còn có Công ty Mộng Tâm Vũ Hán đang nghiên cứu, phát triển dòng đi-ốt là linh kiện hạt nhân của sản phẩm định vị, dẫn hướng vệ tinh. Đây cũng là một trong những chuỗi cung ứng trong hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Dịch viêm phổi Vũ Hán mất kiểm soát, sẽ khiến những nhân tài bán dẫn hải ngoại được chiêu mộ với mức lương cao thất thoát một lượng lớn.

Nhiều nước lo lắng về kế hoạch “Made in China 2025”

Kế hoạch “Made in China 2025” là chính sách tạo công ăn việc làm do Lý Khắc Cường, thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đề xuất. Kế hoạch này được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố vào ngày 8/5/2015 và chính thức ban hành vào ngày 19/5. Thực hiện mục tiêu chiến lược trở thành cường quốc sản xuất thông qua ba bước. Bước một, đến năm 2025 bước vào hàng ngũ cường quốc sản xuất. Bước hai, đến năm 2035 chỉnh thể ngành chế tạo của Trung Quốc đạt hạng trung về phe cường quốc sản xuất trên thế giới. Bước ba, đến năm 2049, tổng hợp thực lực tiến nhập vào hàng ngũ tiên phong những cường quốc sản xuất trên thế giới.

Do Trung Quốc thông qua phương thức hỗ trợ và bảo hộ chính sách của chính phủ nhằm trợ cấp cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Chính phủ còn dùng đủ mọi phương thức khác nhau nhằm kiểm soát kỹ thuật chuỗi ngành sản xuất. Chính phủ Mỹ cho rằng điều này không phù hợp với cách vận hành của thị trường. Vào tháng 4 năm 2018, tổng thống Trump của Mỹ đã tăng mức thuế quan với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Một vài mặt hàng trong danh sách tăng thuế có liên quan tới kế hoạch “Made in China 2025”. Vào ngày 29/5 cùng năm, Trump lại tiếp tục quyết định trưng thu 25% thuế với các sản phẩm trị giá 50 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa công cáo này còn trực tiếp chỉ rõ là nhắm vào kỹ thuật có liên quan tới “Made in China 2025”.

Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc từng công bố báo cáo chỉ ra rằng: Kế hoạch “Made in China 2025” sẽ khiến các đối thủ cạnh tranh hải ngoại rút khỏi thị trường Trung Quốc. Cơ chế của kế hoạch này rất đơn giản: Ngân hàng đầu tư và phát triển nhà nước sẽ cung cấp những khoản vay với lãi suất thấp; hỗ trợ thu mua đối thủ cạnh tranh tại hải ngoại; cung cấp khoản hỗ trợ nghiên cứu lớn. Mục đích đều là để những doanh nghiệp này được nhà nước nâng đỡ chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế.

Minh Tú

Xem thêm: