Sự kiện Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu bị bắt khiến vai trò gián điệp của Huawei trở thành tiêu điểm chú ý của thế giới. Truyền thông Pháp cho biết, Huawei đã thành lập hơn 300 chi bộ đảng, số đảng viên lên đến hơn 10 nghìn người. 

huawei
Ảnh từ Shutterstock

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin hôm 31/1 cho biết, công ty Huawei tại Mỹ đã bị Bộ Tư pháp Mỹ tiến hành truy tố, nghi ngờ sớm nhất chính là chính sách được chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh triển khai, tức đem mô hình “chi bộ đảng” cưỡng chế thành lập trong các doanh nghiệp tư nhân, thậm chí là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Bản tin của RFI dẫn bình luận nói, vụ án Mạnh Vãn Châu rất rõ ràng là một vụ án tư pháp mang tính chính trị, nhưng ai là người đưa Huawei lên chiến tuyến trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ? Chính quyền Trung Quốc thành lập hơn 300 chi bộ đảng trong Huawei, với hơn 10 nghìn đảng viên, biến Huawei thành một tổ chức đảng, vậy làm sao mà không khiến cho phương Tây lo lắng.

Bình luận nói, không chỉ có doanh nghiệp tư nhân như Huawei bị biến thành một tổ chức chịu sự giám sát của đảng Cộng sản Trung Quốc, mà ngay cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng vậy. Luật An ninh quốc gia Trung Quốc quy định, công dân có nghĩa vụ phối hợp với công tác an ninh quốc gia và cần phải bảo mật việc này.

Ngày 28/1, tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) đã xuất bản bài xã luận nói, nhiều cơ quan an ninh của phương Tây tin rằng, địa vị chủ đạo của Bắc Kinh trong nền kinh tế Trung Quốc cho thấy dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước, đều sẽ không tránh khỏi bị ép buộc hợp tác cùng chính quyền. Do đó, cùng với dã tâm về địa chính trị của Trung Quốc ngày càng bành trướng, công nghệ mạng 5G của Huawei càng khiến cho phương Tây lo lắng hơn nữa.

Năm 2017, trang tin Sina đăng bài viết “Điểm lại các công ty công nghệ thành lập đảng ủy”, theo đó, từ đầu năm 2017, đảng ủy Huawei đã quản lý hơn 300 chi bộ đảng, với hơn 12 nghìn đảng viên.

Nhà bình luận thời sự chính trị Dương Kiến Lợi nói: Hiện tại số nhân viên của Huawei không vượt quá 18 nghìn người, khi đó Huawei chưa có được quy mô lớn như hiện nay mà đã có số lượng đảng viên nhiều như thế, do đó, nếu nói rằng Huawei là một doanh nghiệp tư nhân thật khó mà khiến người ta tin phục.

Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc cũng thành lập đảng bộ

Theo số liệu Ban tổ chức Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, đến cuối năm 2016, đã có 70% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc thành lập đảng bộ.

Hôm 28/1, trang Duowei News – trang tin tiếng Hoa được cho là thân với Bắc Kinh nói thẳng, dư luận lo lắng việc Trung Quốc đẩy mạnh mở rộng “chi bộ đảng” trong doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, việc này tiềm ẩn ẩn hoạn chính trị và không nên phớt lờ: Trung Quốc đã không còn là một nước yếu nhược đóng cửa, bảo thủ, mà đang trở thành một nước lớn khiến người khác phải chú ý, và hiệu ứng lan tỏa chính trị rõ ràng, bất cứ hoạt động nào trong nước cũng đều có thể đem đến ảnh hưởng cho quốc tế.

Từ năm 2007, mô hình doanh nghiệp Huawei đã bị Quốc hội và cơ quan tình báo Mỹ chú ý. Tháng 2/2011, Quốc hội Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra đối với Huawei và ZTE nhằm xác định xem sản phẩm và dịch vụ của Huawei liệu có đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ hay không.

Tháng 10/2011, một bản báo cáo của Cục Tình báo Mỹ tiết lộ, trong 3 năm qua, Huawei đã được chính phủ Trung Quốc tài trợ gần 250 triệu Đô la Mỹ, để cung cấp dịch vụ tình báo cho Trung Quốc, đồng thời giúp đỡ xây dựng hệ thống nghe lén và định vị tại các nước ở châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ.

Năm 2002, chính phủ Úc lấy lý do “An ninh quốc gia”, cấm Huawei tham gia vào kế hoạch mạng băng thông rộng trị giá 49 tỷ Đô la Úc.

Tháng 2/2014, Huawei từng bị tiểu tổ liên bộ của chính phủ Ấn Độ điều tra, nguyên nhân do Huawei bị nghi ngờ nghe lén công ty điện thoại nhà nước Ấn Độ BSNL (Bharat Sanchar Nigam). 

Khi đó dù chưa xảy ra chiến tranh thương mại và chưa bắt đầu thương mại hóa công nghệ mạng 5G, nhưng không chỉ có Mỹ cân nhắc đến an ninh quốc gia đối với sản phẩm của Huawei, mà còn có các nước khác như Úc và Ấn độ.

Từ năm 2012, mỗi năm, cơ quan điều tra của Mỹ đều đưa ra một bản báo cáo “Rủi ro từ các công ty Trung Quốc trong chuỗi cung ứng CNTT của Mỹ”, công ty Huawei, ZTE hàng năm đều có trong danh sách của báo cáo này.

Báo cáo điều tra cho biết, công ty Huawei cung cấp dịch vụ tình báo cho chính quyền Trung Quốc giống như cơ quan tình báo KGB của Liên Xô.

Năm ngoái, các nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản, New Zealand, Úc liên tiếp cấm sử dụng thiết bị Huawei trong  mạng 5G của nước mình.

Trí Đạt

Xem thêm: