Phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đã kéo dài 3 tháng, bước sang tháng 9 cũng là thời điểm khai giảng năm học mới, các trường đại học và trung học tự phát động hoạt động bãi khoá, hoạt động này dự kiến sẽ kéo dài 2 tuần bắt đầu từ thứ Hai (2/9), để yêu cầu chính phủ phải chính thức hồi đáp về 5 yêu cầu của người dân. 

Embed from Getty Images

Sinh viên tập trung tại Đại lộ Bách Vạn tại Đại học Trung văn Hồng Kông để tham gia mít tinh bãi khoá ngày 2/9. (Ảnh Getty Images) 

Các trường đại học tổ chức mít tinh bãi khoá, ủng hộ phản đối dự luật dẫn độ

Trong ngày khai giảng năm học mới 2/9, Đại lộ Bách vạn (The University Mall) trong trường Đại học Trung văn Hồng Kông đã thành địa điểm mít tinh bãi khoá, khoảng 10 giờ sáng lễ khai giảng được bắt đầu. Hội trưởng các hội sinh viên đã lần lượt lên sân khấu phát biểu, và phát những video về người biểu tình và phóng viên trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ. 

bãi khoá
Sinh viên tập trung tại Đại lộ Bách Vạn tại Đại học Trung văn Hồng Kông để tham gia mít tinh bãi khoá ngày 2/9. (Ảnh Getty Images)
bãi khoá
Khoảng 30.000 sinh viên đứng chật kín Đại lộ Bách Vạn (The University Mall) tại Đại học Trung văn Hồng Kông, yêu cầu chính phủ hồi đáp 5 yêu cầu. (Ảnh: Vision Times)

Giáo sư Lâm Duệ Hy – Hội trưởng hội sinh viên của trường Lee Woo Sing (Lee Woo Sing College, trường thành viên của Đại học Trung văn Hồng Kông), trả lời phỏng vấn cho biết, rất nhiều trường đại học vì băn khoăn về chủ đề chính trị phản đối dự luật dẫn độ nên đã không tham dự lễ khai giảng. Anh nhấn mạnh, lần bãi khoá này chủ yếu là vì chính phủ không hề hồi đáp lại 5 yêu cầu của người dân, trong đó có cả rút lại dự luật dẫn độ: “Nhìn thấy chính phủ Hồng Kông và cảnh sát ngày càng không có giới hạn, tuỳ tiện bắt bớ người dân, nhất là sự kiện xảy ra ở nhà ga Prince Edward trong ngày 31/8, tàn bạo khiến người khác không dám nhìn. Thậm chí không hề biết tình hình thương vong ở bên trong ra sao khi cảnh sat phong toả và ngăn chặn mọi người vào; do đó ngoài lên tiếng chỉ trích, tôi cũng hy vọng chính phủ biết ‘quay đầu là bờ’”.

bãi khoá, đại học trung văn hồng kông
Cựu Hội trưởng Hội sinh viên Đại học Trung văn Hồng Kông Trương Tú Hiền cho biết, so sánh với 5 năm trước, cái giá mà người Hồng Kông phải trả khi tham gia đấu tranh là vô cùng đắt, mong các em khoá sau tiếp tục kiên trì. (Ảnh: Vision Times)

Cựu Hội trưởng Hội Sinh viên Đại học Trung Văn Hồng Kông Trương Tú Hiền, người từng tham gia trong phong trào Ô dù năm 2014, đội mũ bảo hiểm trên đầu và  bước lên sân khấu phát biểu. Anh cho biết, so với 5 năm trước, cái giá phải trả của người biểu tình Hồng Kông là rất đắt, tuyên bố về lập trường chính trị có thể sẽ bị tẩy chay, đuổi việc, nếu đấu tranh không thành có thể sẽ đối diện với án tù 10 năm. 

Anh nói, các bạn đã trải qua sự kiện bị côn đồ tấn công hôm 21/7 ở Yuen Long; đối với hành vi của côn đồ, cảnh sát nhìn mà không thấy; ngày 31/8, nhìn còn có sát cải trang người mặc áo trắng thậm chí là người biểu tình; do đó, muốn đối kháng với chính quyền bạo lực này liệu ai cũng cần phải trở thành bạo đồ? “Nếu chính phủ hoặc phe kiến chế muốn ngọc đá cùng vỡ, chúng ta nhất định sẽ tiếp đến cùng, bởi vì đây là thời khắc quan trọng nhất của Hồng Kông. Thua thì sẽ có khủng bố trắng, sẽ bị tính sổ về sau.”

Anh mong muốn các em sinh viên khoá sau, tiếp tục kiên trì, anh nói nghẹn ngào: “5 năm trước chúng ta đã thua, rất xin lỗi mọi người, bây giờ vẫn cần các bạn cùng đứng ra đấu tranh.”

bãi khoá
Giáo sư khoa Chính trị Đại học Trung văn Hồng Kông Chu Bảo Tùng nhấn mạnh, dù cho 5 yêu cầu không được hồi đáp, cũng không có nghĩa là thua, lịch sử 3 tháng qua đã đang thay đổi Hồng Kông. (Ảnh: Vision Times)

Giáo sư khoa Chính trị học Chu Bảo Tùng lên sân khấu phát biểu, hy vọng các bạn hiểu được rằng không có cuộc chiến cuối cùng, lịch sử vẫn còn rất dài, người Hồng Kông một mặt cần đấu tranh một cách dũng cảm, một mặt cần có chuẩn bị tâm lý cho con đường dài phía trước. Ông nói, hôm nay cũng là thời khắc lịch sử quan trọng của Đại học Trung văn, “trước đây chưa từng có bãi khoá ngay trong ngày đầu khai giảng”.

Ông nói Đại lộ Bách Vạn trong các phong trào sinh viên trong lịch sử đã tổ chức 3 cuộc bãi khoá quan trọng, trong đó có cuộc mít tinh của 8000 người ngày 11/9/2012 chống lại giáo dục quốc dân; ngày 22/9/2014, trước khi bùng nổ phong trào Ô dù, có hơn 15.000 người tham gia mít tinh, yêu cầu “Tôi muốn bầu cử phổ thông thực sự”. Ông nhấn mạnh, dù cho 5 yêu cầu không được chấp nhận, nhưng không có nghĩa là chúng ta thua, trong 3 tháng qua, lịch sử mà mọi người tạo ra đã đang thay đổi Hồng Kông. 

 Sinh viên yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hồi đáp về 5 yêu cầu

Hội sinh viên của 10 trường đại học như Đại học Thành phố Hồng Kông, Đại học Trung văn Hồng Kông, v.v, đã tổ chức hoạt động “bãi khoá không bãi học” trên Đại lộ Bách Vạn trong khuôn viên trường Đại học Trung văn Hồng Kông, yêu cầu Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đưa ra hồi đáp về 5 yêu cầu trước 8 giờ tối ngày 13/9.

Đại diện các trường đại học đã đọc tuyên ngôn mít tinh, chỉ ra, là sinh viên, cần có trách nhiệm đứng ra khi xã hội có sự xáo động. Có sinh viên cho biết, bãi khoá là phương thức hoà bình lý tính để yêu cầu chính phủ hồi đáp 5 yêu cầu của người dân. 

Emily, sinh viên năm thứ nhất chia sẻ về sự bất mãn vì chính phủ luôn im lặng trước 5 yêu cầu, cô muốn nói cho chính quyền rằng, sau khi khai giảng năm học mới, cô cũng vẫn sẽ chọn hành động bãi khoá để kháng nghị tới cùng: “Thanh niên là thế hệ hệ tiếp theo của Hồng Kông, cần có trách nhiệm phải gánh vác sự việc này để bảo vệ Hồng Kông.”

Daniel, một sinh viên mới nhập học khoa Toán học cho biết, tham gia bãi khoá là vì gần đây Hồng Kông đã xảy ra rất nhiều sự kiện bất công, “Là một sinh viên sắp ngồi trên giảng đường, cần phải đứng ra phát biểu ý kiến của mình, tham gia hoạt động bãi khoá.”

Cậu nhấn mạnh, là một người trẻ tuổi, khi đối diện với sự việc bất công trong xã hội, cần đứng ra lên tiếng: “Như gần đây có rất nhiều nhà hoạt động dân chủ bị bắt, không nghi ngờ gì đó chính là khủng bố trắng, do đó, đối mặt với sự việc này, chúng ta càng không nên sợ hãi mà hãy đứng ra.”

Hội trưởng Hội sinh viên Đại học Thành phố Hồng Kông Tô Tuấn Phong ước tính có 30.000 người tham gia hoạt động mít tinh này. Anh nói, sinh viên các trường bãi khoá 2 tuần, nếu chính phủ không hồi đáp về 5 yêu cầu trước thứ Năm tuần sau, không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục bãi khoá và có hoạt động khác.

Trong cùng ngày 2/9, Cuộc mít tinh tại Quảng trường Edinburgh ở trung tâm Hồng Kông do nhóm học sinh trung học quan tâm đến phản đối dự luật dẫn độ, nhóm thanh niên quan tâm đến phản đối dự luật dẫn độ và đảng Demosistō cùng tổ chức, do trời mưa to, nên buổi mít tinh này đổi thời gian bắt đầu vào buổi trưa. 

bãi khoá
Phó Chủ tịch đảng Demosistō Hồng Kông Trịnh Gia Lãng

Phó Chủ tịch đảng Demosistō Hồng Kông Trịnh Gia Lãng cho biết, rủi ro của sinh viên khi tham gia bãi khoá ngày càng cao, có khả năng sẽ bị trả đũa về sau này, ví dụ như có thể sẽ bị ghi lỗi nặng. Nhưng vẫn có không ít sinh viên hưởng ứng, điều này phản ánh quyết tâm của sinh viên. Anh nhấn mạnh, sinh viên tuyệt đối có quyền lợi tham gia bãi khoá, anh cũng kêu gọi, nếu bị trường học chèn ép, có thể liên lạc với đảng Demosistō Hồng Kông. Buổi mít tinh bãi khoá tại Quảng trường Edinburgh có hơn 4.000 sinh viên tham gia.

Trí Đạt

Xem thêm: