Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang trong trạng thái giằng co, cùng lúc cư dân mạng xã hội Trung Quốc lên cơn sốt chia sẻ những tin đồn bất lợi đối với người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, có phân tích cho rằng nguyên nhân xảy ra vấn đề này vì cuộc chiến thương mại gây cú sốc đối với nền kinh tế Trung Quốc dẫn đến bùng nổ làn sóng bất mãn trong nước, thậm chí có thể xảy ra tình trạng “lật đổ thế lực Tập Cận Bình”… Học giả Tân Tử Lăng, là người am hiểu chuyện đấu đá nội bộ trong quan trường Trung Quốc đã chia sẻ về bức tranh toàn cảnh dẫn đến cuộc “nội chiến” tại Trung Nam Hải. 

Embed from Getty Images

Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Bằng trải nghiệm và hiểu biết của mình, ông Tân Tử Lăng cho rằng nguyên nhân gốc rễ dẫn đến cuộc chiến thương mại có liên quan đến thế lực tuyên truyền của cựu lãnh đạo phái Giang (Giang Trạch Dân) trước đây là Lưu Vân Sơn. Ông cho rằng các “đại lão hổ” cầm đầu thế lực hủ bại “tư bản đỏ” này chính là Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Lưu Vân Sơn, họ muốn thông qua cuộc chiến thương mại này để hạ bệ ông Tập Cận Bình nhằm giành lại quyền lực cho phe cánh.

Dùng cuộc chiến thương mại để hạ bệ Tập Cận Bình

Học giả Tân Tử Lăng đã gửi bài viết có tiêu đề “Phe ‘lão hổ” muốn mượn cuộc chiến thương mại lật đổ Tập Cận Bình”. Mở đầu bài viết tác giả cho biết: “Trước sai lầm tội lỗi của Mao Trạch Đông gây tai họa cho Trung Quốc kéo dài 30 năm và Đặng Tiểu Bình gây thảm họa Thiên An Môn thì vết thương của nhân dân Trung Quốc còn chưa lành, lại xuất hiện thêm Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công và gây tội ác chống lại loài người mổ cướp nội tạng, vì thế Trung Quốc cần một nhà chính trị mạnh mẽ để áp chế được mầm mống của Mao, Đặng, Giang, quét sạch trở ngại ‘vùng cấm’ trên con đường cải cách chính trị, để Trung Quốc có thể thực hiện được cải cách triệt để nhằm nhanh chóng chuyển đổi dân chủ hóa đất nước”.

Ông Tân Tử Lăng chỉ ra: “Dù ông Tập Cận Bình phải đối mặt với bối cảnh phức tạp của các cuộc xung đột quốc tế và mâu thuẫn trong nước, nhưng mâu thuẫn chính vẫn là trong nước, nguy cơ chính cũng là trong nước. ‘Phe lão hổ’ (chỉ thế lực hủ bại ‘tư bản đỏ’ do Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Lưu Vân Sơn là đại diện) bề ngoài thì tỏ ra vui vẻ ủng hộ ông Tập Cận Bình, nhưng khi tuyên truyền ra công luận lại xem Tập Cận Bình là ‘Mao Trạch Đông thứ hai’, biến Tập thành người bảo vệ Mao – Đặng – Giang”.

Tác giả cho rằng, sau Đại hội 18 ĐCSTQ, dưới đạo diễn của Lưu Vân Sơn, “học thuyết ba tự tin” (con đường tự tin, lý luận tự tin, thể chế tự tin) trở thành chủ đề chính của công tác tuyên truyền trong và ngoài nước; còn Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách tuyên truyền hiện nay là Vương Hộ Ninh lại đạo diễn sản xuất phim tài liệu “Hào hùng quá, đất nước tôi”  phát sóng trên Đài Truyền hình Trung ương, rồi truyền thông nhà nước lại xuất hiện những bài viết dạng như “Nước Mỹ đã biết sợ”, “Nhật Bản sợ hãi đến ngây dại”, “Châu Âu đã hối hận”… Kiểu làm tuyên truyền hống hách còn lại từ thời Lưu Vân Sơn này đã phá hoại thành tựu hòa giải Trung – Mỹ đạt được trong cuộc gặp Tập – Trump tại trang viên Mar-a-Lago (ngày 6/4/2017), hiển nhiên làm cho Mỹ và các nước châu Âu phản ứng và cảnh giác.

Ông Tân Tử Lăng nhấn mạnh, tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ về các vấn đề thương mại thực sự đã vượt qua phạm vi của lĩnh vực kinh tế, làm nổi bật lên vấn đề đối kháng giữa hai nước về ý thức hệ và thể chế chính trị. Mặc dù trong thời gian ngắn hai nước có thể tránh được một cuộc chiến thương mại gây tàn phá nặng nề, nhưng nhìn về lâu dài thì quan hệ Mỹ – Trung có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện. Khi các quốc gia dân chủ khắp thế giới xem Trung Quốc như kẻ thù và thế lực của ông Tập Cận Bình lung lay trước áp lực từ bên trong đến bên ngoài, thế lực hủ bại “phe lão hổ” sẽ lợi dụng tình hình tập hợp lực lượng ép ông Tập Cận Bình thoái vị để giành lại quyền lực đã mất.

Tác giả cũng nhận định rằng thâm hụt thương mại Trung – Mỹ là quá trình kéo dài qua gần 40 năm tích tụ mà ra như ngày nay, không phải chỉ vài năm ông Tập Cận Bình cầm quyền mà thành. Trump muốn thay đổi tình trạng này là đúng. Ông cho rằng có những tiếng nói trong nội bộ Đảng không muốn mối quan hệ giữa Tập và Trump tiến lại gần gũi hơn sau thời gian thân mật trước đó, những kẻ này lo lắng lập trường nhượng bộ của ông Tập đối với Mỹ, vì thế kích động tình cảm chủ nghĩa dân túy để buộc ông Tập phải thay đổi thái độ cứng rắn. Không thể đổ nguyên nhân của cuộc chiến thương mại cho ông Tập, vì có thế lực hậu trường ép buộc chính phủ phải đối phó bằng biện pháp cứng rắn.

Bài nói chuyện đáng chú ý của Tập bị Lưu kiểm duyệt

Cuối của bài viết, ông Tân Tử Lăng công khai về bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại cuộc họp cán bộ cấp cao quân đội vào tháng 03/2014 bị ông Lưu Vân Sơn kiểm duyệt, nội dung (vắn tắt) như sau:

“Nhận thức lại về Thế chiến II, đặc biệt là tầm quan trọng của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, về bản chất là để nhìn nhận lại về nước Mỹ. Sau chiến tranh, có một thời gian rất dài, nhận thức của Trung Quốc chúng ta đối với Mỹ bị lệch lạc. Không xử lý tối mối quan hệ của chúng ta với Mỹ là một lý do quan trọng khiến Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề có được hiểu biết chính xác về nước Mỹ mang ý nghĩa to lớn đối với Trung Quốc chúng ta.

Vai trò diễn biến lịch sử của Thế chiến II thể hiện rõ ràng hơn Thế chiến I, bởi vì đã có một lực lượng tiến bộ của nhân loại tham gia vào cuộc chiến, các lực lượng tiến bộ này ngoài Liên Xô còn có Mỹ, trong một nghĩa nào đó thì vai trò của Mỹ đối với diễn biến chiến tranh là lớn hơn Liên Xô. Ngày 12/8/1941, phát xít Đức đã phát động cuộc chiến thần tốc quy mô lớn trải qua hơn một tháng nhắm vào Liên Xô, khi đó sự kiện Trân Châu Cảng chưa xảy ra, Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt đã có cuộc gặp bí mật trên tàu tuần dương hạng nặng Mỹ USS Augusta và thiết giáp hạm Anh HMS Prince of Wales, họ đã  thống nhất ra Tuyên bố Chung, lịch sử gọi là ‘Hiến chương Đại Tây Dương’. Tuyên bố này rất ngắn, tổng cộng có 8 Điều, chúng ta có thể dễ dàng tìm đọc được. Chính cái gọi là Hiến chương Đại Tây Dương này, cùng với việc Liên Xô buộc phải tham chiến đã thay đổi hoàn toàn bản chất và định hướng của Chiến tranh thế giới thứ Hai: Từ cuộc chiến của cường đạo mới chống lại cường đạo cũ đã trở thành cuộc chiến của thế giới văn minh tiến bộ chống lại thế giới man rợ, lạc hậu.

Kể từ đó cho đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Liên Hiệp Quốc được thành lập, ban hành ‘Hiến chương Liên Hiệp Quốc’, về cơ bản là đi theo tư tưởng của Hiến chương Đại Tây Dương. Trong thế giới phương Tây, vai trò chủ đạo của Mỹ nổi lên thay thế Anh và Pháp, từ đó cũng phát sinh sự thay đổi cơ bản, các quy tắc của trò chơi cũng thay đổi, quy tắc trò chơi cũ trong vài trăm năm trước đó là mưu cầu kinh tế bằng cách dùng vũ lực chiếm thuộc địa giành tài nguyên, cuối cùng bị thay thế bởi quy tắc trò chơi mới của chủ nghĩa tự do trong các nước độc lập tự chủ trở nên giàu có bằng con đường thương mại tự do. Mỹ là nước dẫn dắt và bảo vệ luật chơi mới này. Hơn 50 năm qua, không chỉ không xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới, còn hình thành giai đoạn phát triển bùng nổ về kinh tế, công nghệ, văn hóa kéo dài hơn 50 năm trong thế kỷ 20. Thực tế này đã chứng minh, quy tắc trò chơi này là phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ lịch sử.

Trung Quốc chúng ta mới quyết định cải cách mở cửa vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, trên thực tế là chúng ta đã phải thừa nhận quy tắc trò chơi mới này, đã thực hành các quy tắc của trò chơi này. Thực tiễn cải cách và mở cửa của Trung Quốc cũng chứng minh tính đúng đắn của quy tắc trò chơi mới này. Vì vậy, ý nghĩa vĩ đại của Thế chiến II không chỉ trong việc tiêu hủy cỗ máy giết người của phát xít, cũng nằm ở thiết lập ra một trật tự quốc tế mới thời hậu chiến. Do đó, chúng ta có thể rút ra một kết luận: bên chiến thắng có chính nghĩa ra sao, vấn đề không phải nội dung họ rao giảng như thế nào, mà phải xem sau chiến tranh họ có thể mang lại tiến bộ, văn minh cho một khu vực, quốc gia và tiến đến toàn thế giới hay không. Trong và sau Thế chiến II, Mỹ là một quốc gia duy trì công lý, điều này đã quá rõ ràng. Hệ thống tuyên truyền của chúng ta không nên né tránh thực tế này khi đạo diễn những chương trình nhìn về lịch sử Thế chiến II.

Tại sao Trung Quốc muốn chống Mỹ? Do Mỹ muốn xâm chiếm Trung Quốc? Không phải. Do Mỹ là chống cộng sản, đúng như thế. Mỹ không đồng ý với học thuyết cộng sản… cực lực chống đối những người cộng sản trong thực tiễn ‘cách mạng xã hội’… vấn đề này là rõ ràng… Ngay trong nước Mỹ người ta cũng mạnh mẽ chế tài đảng Cộng sản… Nhưng không biết liệu chúng ta có hiểu rõ không, chống lại chủ nghĩa cộng sản không chỉ là nhu cầu của những người cầm quyền ở các quốc gia phương Tây, cũng là nhu cầu của phần lớn các học giả và đông đảo công chúng trên thế giới… Vấn đề này ở giai đoạn trước và trong Thế chiến II còn chưa quá gay gắt, nhưng trong chiến tranh lạnh, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa cộng sản gần như đã trở thành một đối tượng của lòng căm thù, người dân khắp nơi đều tẩy chay… Thực tiễn tệ hại tại một số nước chủ nghĩa cộng sản là bằng chứng thuyết phục nhất ủng hộ những người chống lại chủ nghĩa này.

Trung Quốc chúng ta thường nhìn hai phe trong Chiến tranh Lạnh là phe Chủ nghĩa Tư bản và phe Chủ nghĩa Xã hội, là đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, nói cho rõ ràng là đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. Liên Xô là lãnh đạo của phe chủ nghĩa xã hội, vào những năm 1950 Liên Xô thực sự là thế lực hùng mạnh chinh phục toàn thế giới. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người còn mơ hồ vấn đề phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu chống lại Mỹ thì đối tượng chống thực chất là gì? Đó là chống lại quy tắc trò chơi mới của xã hội quốc tế bị chi phối bởi Mỹ. Chống lại quy tắc trò chơi mới này, thực hiện một quy tắc của trò chơi khác – thể chế cộng sản, đó là bản chất của Chiến tranh Lạnh…. Vậy là có chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Đối với Trung Quốc chúng ta hiện nay thì bài học có thể học được từ hai cuộc chiến tranh này không lớn. Đặc biệt là sau 30 năm Trung Quốc chúng ta cải cách và mở cửa, chúng ta đã thừa nhận quy tắc trò chơi mới được thành lập sau Thế chiến II và đạt được những thành tựu to lớn, nhìn từ góc nhìn này thì có rất ít ý nghĩa thực tiễn khi muốn tìm lại bài học nào đó từ hai cuộc chiến này.”

Trí Đạt

Xem thêm: