Học giả Hồ Bình là Biên tập viên danh dự của tờ “Mùa xuân Bắc Kinh”, chuyên theo dõi về tình hình Trung Quốc, nhân quyền Trung Quốc. Ông cũng là nhà nghiên cứu hiện tượng Pháp Luân Công, thông qua video ông đã có bài phát biểu tại “Hội thảo về Trung Quốc: Hai mươi năm Pháp Luân Công chống bức hại”. Dưới đây là trích lời phát biểu của ông tại Hội thảo.

20190720 AM3A2241
Học giả Hồ Bình là Biên tập viên danh dự của tờ “Mùa xuân Bắc Kinh”phát biểu tại “Hội thảo về Trung Quốc: Hai mươi năm Pháp Luân Công chống bức hại” (Li Sha/EpochTimes).

Hôm nay là ngày kỷ niệm 20 năm ngày 20/7. Vào ngày 20/7 cách đây 20 năm, Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Kể từ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện chiến dịch đàn áp bất hợp pháp, có hệ thống và mang tính diệt chủng đối với Pháp Luân Công suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, Pháp Luân Công đã không bị nghiền nát, không bị sụp đổ trước chiến dịch đàn áp này.

Trong 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​sự phát triển vượt bậc của Pháp Luân Công. Thực tế Pháp Luân Công đã trở thành một trong những phong trào nhân quyền mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay. Cách đây 20 năm tôi đã có bài viết chỉ ra: “Không thể đánh giá thấp sức sống của Pháp Luân Công, triển vọng phát triển của họ là vô tận.” Như vậy, sau 20 năm chúng ta đã thấy rằng thực tế đúng như vậy.

Chỉ hai ngày trước, tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Trump đã gặp gỡ một số người bị đàn áp tôn giáo đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một học viên Pháp Luân Công là giáo sư Trương Ngọc Hoa (Zhang Yuhua). Trong buổi gặp, giáo sư Trương Ngọc Hoa đã kể lại chiến dịch bức hại mà Pháp Luân Công phải chịu, đặc biệt đề cập cụ thể đến vấn đề mổ cướp nội tạng.

Trump gap nguoi tap Phap Luan Cong
Giáo sư Trương Ngọc Hoa (Zhang Yuhua), một học viên Pháp Luân Công, đã gặp và nói chuyện với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng

Khi đó Tổng thống Trump đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Pháp Luân Công, sau đó Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Pompeo cũng đề cập về Pháp Luân Công tại Hội nghị Tự do tôn giáo. Hiện nay vấn đề Pháp Luân Công đã thu hút chú ý của mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

>> Mỹ bảo vệ Pháp Luân Công trước thềm đàm phán thương mại Mỹ – Trung

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra bình luận đáp lại Nhà Trắng, trong đó một lần nữa đề cập rằng Pháp Luân Công là “tôn giáo X” gì đó, cáo buộc này tất nhiên là vô cùng hoang đường. Bởi vì chúng ta đều biết, cái gọi là tà giáo là phát ngôn của chính giáo. Đó là một số tôn giáo tự xem họ là chính giáo, cho nên cho rằng một số tôn giáo hoặc giáo phái nhất định khác nào đó là tà giáo, còn ĐCSTQ theo thuyết vô thần, lẽ nào đó không là tà giáo? Cho nên quan điểm tà giáo mà ĐCSTQ chỉ ra, bản thân tội danh này thật nực cười. Thêm nữa, đây là điều mà nhiều người đã đề cập, nếu theo định nghĩa về tà giáo mà ĐCSTQ thường nêu ra, có lẽ tà giáo tiêu biểu nhất là chính ĐCSTQ.

Đối với Pháp Luân Công, thực tế mọi người đều biết rất rõ, trong rất nhiều hình thức tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới ngày nay, Pháp Luân Công thực sự rất ôn hòa. Một là Pháp Luân Công không chủ trương cấm dục, hai là không chủ trương độc tài, ba là không chủ trương ăn chay, bốn là không chủ trương đi tu lánh đời, năm là không chủ trương dâng cúng nơi thờ tự, sáu là không chủ trương cấm chữa trị y tế. Nếu cho rằng Pháp Luân Công là “tôn giáo X”, vậy thì hầu hết các tôn giáo và tín ngưỡng dưới gầm trời đều là tà giáo, bởi vì so với các tôn giáo và tín ngưỡng khác trên thế giới thì Pháp Luân Công vô cùng gần gũi với đời thực.

Tôi nhớ năm xưa ĐCSTQ đã chỉ trích Pháp Luân Công, đặc biệt nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công giết người, không cho phép khám bệnh, uống thuốc, đây là điều không đúng. Chúng ta biết rằng trong sách Chuyển Pháp Luân, ngài Lý Hồng Chí (Li Hongzhi) đã viết rất rõ ràng rằng, việc bạn khám bệnh có công dụng không? Cũng có, nhưng đó chẳng qua chỉ là tầng bậc của người bình thường, nghĩa là theo Pháp Luân Công là bạn tu luyện, còn việc đi khám bệnh chỉ là trị phần ngọn chứ không trị được phần gốc. Trên thực tế, các tôn giáo khác nhau, tín ngưỡng khác nhau hầu như có cách nhìn không giống nhau, bao gồm khí công, Phật giáo, đều cho rằng khám bệnh chỉ là trị phần ngọn, còn nếu muốn trị gốc thì sao? Đó là dựa vào tu luyện, dựa vào đức tin.

Như chúng ta biết, nhiều học viên Pháp Luân Công ban đầu học ngành y, làm việc trong bệnh viện, là bác sĩ, họ không vì tin vào Pháp Luân Công mà không điều trị bệnh, có thể thấy Pháp Luân Công không chủ trương từ bỏ thầy thuốc hay từ bỏ thuốc men. Cần phải nói rằng cách nhìn của Pháp Luân Công trong vấn đề khám bệnh và uống thuốc tương tự hầu hết các tôn giáo tín ngưỡng khác.

Trái lại có những tôn giáo khác, cho rằng không nên gặp bác sĩ khám bệnh, nghĩa là không nên uống thuốc. Giống như có giáo phái khoa học Cơ đốc giáo nổi tiếng ở Mỹ, giáo phái này cho rằng bất cứ ai cũng bị bệnh, trừ khi xương của bạn bị gãy cần thanh nẹp, còn phụ nữ sinh em bé phải đến phòng sản. Tất cả các hình thức điều trị y tế khác là không nên, đó cũng là một dạng tín ngưỡng, cho nên gọi đây là giáo phái khoa học. Nhưng không ai cho rằng giáo phái khoa học Cơ đốc giáo là tà giáo. Người sáng lập giáo phái khoa học Cơ đốc giáo là một người ở thế kỷ 19, cơ thể ông ấy hồi còn nhỏ rất kém, ông ấy đã phát minh ra một loại phương pháp trị liệu và đã sống thọ hơn 90 tuổi, dễ thấy, điều này được thừa nhận trong trong nghiên cứu, liệu pháp niềm tin, tâm lý trị liệu được xem là một giá trị, một hạng mục trong nghiên cứu của các học giả.

Chúng tôi vẫn còn nhớ rằng khi bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công chỉ tin vào tu luyện, không dùng thuốc, có bệnh không gặp bác sĩ khám, cho nên gây nhiều người thiệt mạng, còn cho rằng nhiều người tự sát vì tu luyện Pháp Luân Công, vậy là sau khi những điều này tung ta, những người không hiểu tình hình cứ tưởng rằng thông tin này là thật.

Tôi đã từng đề cập vấn đề này, khi tôi kiểm tra thông tin, tôi thấy rằng sự thật vượt quá mọi dự đoán của tôi, nếu bạn tra cứu thông tin bạn sẽ thấy rằng số người theo Pháp Luân Công bị ĐCSTQ gọi là tự sát, tỷ lệ này nếu tính trên tổng số người tập Pháp Luân Công là tỷ lệ thực sự rất thấp, vô cùng thấp, thấp hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả những nước có tỷ lệ tự tử thấp nhất. Tỷ lệ “tự sát” trong những người tập Pháp Luân Công thậm chí còn thấp hơn nhiều so với cả nước Trung Quốc, thấp hơn từ 20 hoặc thậm chí 30 lần. Dữ liệu này chứng minh rằng thậm chí Pháp Luân Công có thể giúp người ta tiếp tục sống trong cảnh khốn khó và thất bại, không nản lòng nhụt chí trước bệnh tật, trước cảnh khốn cùng, như vậy là có tác động rất tích cực. Do đó, thay vì cho rằng Pháp Luân Công gây cám dỗ người ta tự tử, chẳng bằng hãy cho rằng Pháp Luân Công có tác dụng ngăn ngừa người ta có ý định tự tử.

Ngoài ra có vấn đề là, tỷ lệ tử vong này trong những người tập Pháp Luân Công cũng bị ngăn chặn không thể tra cứu, nếu tra có thể thấy rằng tỷ lệ ấy là khá thấp, so với các trường hợp khác, so với tỷ lệ tử vong của toàn dân số Trung Quốc là thấp hơn rất nhiều. Do đó, việc Pháp Luân Công có tác dụng trị bệnh là không còn nghi ngờ gì.

Trên thực tế, mọi người đều biết rằng, nếu có người thực sự theo tập luyện công mà bệnh tình lại ngày càng nhiều, càng luyện thì cơ thể càng tồi tệ hơn, càng luyện càng làm cho cơ thể chết dần chết mòn, vậy thì ai còn dám chăm chỉ luyện môn công phu này? Do đó, quả thực Pháp Luân Công có tác động tích cực trong việc trị bệnh và tăng cường sức khỏe.

Những quan điểm của ĐCSTQ là hoàn không đứng vững, tất nhiên tôi nghĩ rằng vai trò của Pháp Luân Công còn lớn hơn, nằm ở khả năng nâng cao phẩm chất đạo đức của con người, tác dụng trong mặt này tôi nghĩ rất quan trọng. Xã hội Trung Quốc ngày nay, tôi cảm nhận rõ đạo đức bị hao mất, trong khi những phẩm chất đạo đức thể hiện ở Pháp Luân Công rất đáng để chú trọng. Rất nhiều người, bao gồm cả bạn bè của tôi, đều cho rằng những học viên mà họ tiếp xúc đều là người rất tốt, rất lương thiện. Chúng ta có thể khẳng định rằng, vì họ kiên trì tu luyện đạo đức, chắc chắn Pháp Luân Công sẽ đóng một vai trò rất quan trọng cho quá trình xây dựng lại nền tảng đạo đức của người Trung Quốc, không chỉ ngày nay mà quan trọng hơn là trong cả tương lai.

Ngoài ra, Pháp Luân Công còn có điểm rất tuyệt vời, đó chính là họ dám đối mặt với ĐCSTQ, đối mặt với cường quyền, kiên trì chống lại đầy bất khuất, không nản chí, tinh thần này vô cùng cuốn hút. Có thể khẳng định là đã viết nên một chương đầy vinh quang cho lịch sử nhân quyền thế giới và Trung Quốc đương đại.

Do đó, chúng ta tin tưởng Pháp Luân Công sẽ tiếp tục tiến lên, tiếp tục giương cao ngọn cờ chính nghĩa. Đối với Trung Quốc ngày nay và tương lai, chúng ta phải dấn thân về dân chủ, sẽ còn có vấn đề trên nhiều phương diện. Sự chuẩn bị về mặt tinh thần này là rất quan trọng, đó là đòi hỏi mọi người phải kiên định tu dưỡng đạo đức. Kiên trì theo đuổi đạo đức, như Pháp Luân Công thường đề cập là tuân theo phẩm chất tinh thần Chân – Thiện – Nhẫn.

Rõ ràng, Pháp Luân Công vẫn sẽ đóng vai trò to lớn hơn trong tương lai. Tôi không phải là một học viên Pháp Luân Công, chỉ là người luôn quan tâm đến Pháp Luân Công trong 20 năm qua. Hôm nay là ngày 20/7, vào ngày này, tôi nghĩ rằng một mặt chúng ta cần tưởng nhớ đến những người suốt 20 năm qua đã kiên trì đấu tranh vì Pháp Luân Công, vì  đức tin của chính họ, thậm chí phải trả giá bằng chính tính mạng của họ. Đồng thời chúng tôi cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những người cho đến nay vẫn kiên trì bền bỉ với tín ngưỡng của họ, không lùi bước, không từ bỏ. Ngoài ra, cũng nhân dịp này, để cho mọi người trên thế giới, đặc biệt là người Hoa, gồm cả người Hoa ở trong nước, có thể hiểu về Pháp Luân Công nhiều hơn, biết đến Pháp Luân Công. Điều này rất quan trọng cho cả thế giới dân chủ nhân quyền của chúng ta.

Hồ Bình (Hu Ping)

Xem thêm: