Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chết. Ông ta đã chà đạp lên xương máu của sinh viên trong vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, và điên cuồng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Giang sẽ bị đóng đinh vào cây cột ô nhục trong lịch sử cùng với ĐCSTQ.

Giang Trach Dan
Hai cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (trái) và Hồ Cẩm Đào. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Ngô Tộ Lai, cựu Phó giám đốc Ban Nghiên cứu Khoa học của Học viện Nghệ thuật Quốc gia Trung Quốc, kiêm Giám đốc Tạp chí Lý luận và Phê bình Văn học, tiết lộ rằng vào năm 1999, Giang Trạch Dân, người chuẩn bị rời nhiệm sở, đã buộc ông Hồ Cẩm Đào phải đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 30/11, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Epoch Times, ông Ngô cho biết: “Theo tôi thấy, Pháp Luân Công là một môn phái ôn hòa, đại chúng, và tổ chức tự nguyện. Tôi cũng thấy rất nhiều nơi ở Bắc Kinh họ luyện công cùng nhau, đặc biệt là có rất nhiều người cao tuổi tập thể dục cùng nhau.”

đàn áp Pháp Luân Công
Người tập Pháp Luân Công tại một công viên ở Bắc Kinh vào năm 1998. (Ảnh: Faluninfo.net)
đàn áp Pháp Luân Công
Người tập Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào năm 1996. (Ảnh: Minghui.org)

Giang Trạch Dân ép ông Hồ Cẩm Đào đàn áp Pháp Luân Công

Nguyên nhân của cuộc bức hại Pháp Luân Công có thể bắt nguồn từ ngày 25/4/1999. Trước đó, một tạp chí thanh niên ở Thiên Tân đã đăng một bài báo công kích Pháp Luân Công và người sáng lập.

Các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân thỉnh nguyện, phản ánh việc đưa tin không công bằng của các kênh truyền thông địa phương. Họ đã bị cảnh sát đánh đập và giam giữ một cách thô bạo.

Đó là lý do tại sao hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Phố Phủ Hữu và Phố Tây An Môn, nơi có Cơ quan Quản lý Khiếu nại và Đề xuất Công cộng Quốc gia của Nhà nước Bắc Kinh, để thỉnh nguyện, mong chính quyền chấm dứt sự đối xử vô lý này. Đại diện Pháp Luân Công cũng yêu cầu gặp mặt Thủ tướng Chu Dung Cơ.

Khoảng 8:30 ngày 25/4, Thủ tướng Chu Dung Cơ và các nhân viên của ông đã ra khỏi Trung Nam Hải, băng qua đường, đến gặp những người thỉnh nguyện và mời 3 đại diện vào Trung Nam Hải nói chuyện.

11:00 đêm hôm đó, cuộc hội ý giữa đại diện học viên Pháp Luân Công và Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đạt được một số tiến triển. Đến 11:30, học viên đã sơ tán một cách ôn hòa, và dọn sạch những mẩu giấy vụn và rác tại hiện trường.

Toàn bộ cuộc thỉnh nguyện đã kết thúc một cách hòa bình, và được thế giới gọi là sự kiện thỉnh nguyện lý tính và hòa bình lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

b54153411fe13d75457f0837eb4bb0a0 600x400 1
Vào ngày 25/4 vào 22 năm trước, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến thỉnh nguyện ôn hòa trước Văn phòng thỉnh nguyện của Quốc vụ viện ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Đây được gọi là thỉnh nguyện “quy mô lớn nhất, lý trí, ôn hòa nhất, và trọn vẹn nhất” trong lịch sử thỉnh nguyện của Trung Quốc. Hình ảnh cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25/4. (Nguồn: Minh Huệ Net)

Ông Ngô Tộ Lai nói: “Pháp Luân Công rất mạnh vào thời điểm đó, và họ đã sử dụng cách biểu tình rất ôn hòa. Đây là quyền tự do được Hiến pháp trao cho công dân. Việc tuần hành biểu tình không có bất kỳ bạo lực nào, vốn có thể được giải quyết một cách hòa bình. Theo như tôi biết vào thời điểm đó, ông Chu Dung Cơ dường như đã tiến hành một cuộc đối thoại hoặc hòa giải nội bộ, về cơ bản đã có thể giải quyết tình huống như vậy một cách hòa bình.”

Ông Ngô nói: “Giang Trạch Dân nghĩ rằng vấn đề này sẽ gây nguy hiểm cho chế độ của ông ta. Vì vậy, ông ta phải sử dụng tất cả các lực lượng của đất nước, gồm cảnh sát quân sự, chính trị, kinh tế, để bóp nghẹt tất cả các học viên, giống với những người bất đồng chính kiến, phong trào sinh viên trong quá khứ. Bất cứ ai không tuân thủ đều sẽ bị nhốt, điều này đã gây ra một cuộc đàn áp quy mô lớn.”

Vào thời điểm đó, Giang Trạch Dân đã bước vào cuối nhiệm kỳ lãnh đạo. Hồ Cẩm Đào, người nhiệm do Đặng Tiểu Bình chỉ định, được thăng chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Nhà nước, và trở thành người thừa kế của ĐCSTQ.

Ngô Tộ Lai tiết lộ Hồ Cẩm Đào không muốn đàn áp Pháp Luân Công.

“Hồ Cẩm Đào thấy rằng Giang Trạch Dân quyết tâm đi theo con đường của mình, muốn thực hiện một cuộc tấn công tiêu diệt Pháp Luân Công, và sử dụng tất cả các lực lượng của cả nước, gồm quân sự, chính trị, pháp luật, cảnh sát vũ trang, công an, xã hội, như vậy sẽ phải trả giá rất đắt.”

“Ông Hồ Cẩm Đào rất do dự. Sau đó, Giang Trạch Dân đã khiển trách Hồ Cẩm Đào, nói rằng họ đã đoạt quyền của ông rồi, mà ông vẫn còn thiếu quyết đoán, trái tim vẫn còn đau … ông vẫn còn nghĩ về vấn đề phải trả giá hay tiền bạc như vậy. Nghĩa là chế độ phải được bảo vệ bằng mọi giá”, ông Ngô cho biết.

“Ông ta đã nâng nó lên cấp độ chính trị là lật đổ quyền lực nhà nước. Giống như cách họ đối xử với sinh viên hồi đó, kiểu tấn công này sẽ có tính hợp pháp trong thể chế của ĐCSTQ. Người khác sẽ khó chất vấn ông ta, và họ chỉ có thể hợp tác với ông ta.”

Tối ngày 25/4/1999, Giang Trạch Dân đã viết thư cho Thường vụ Bộ Chính trị và các nhà lãnh đạo có liên quan khác, đề xuất rằng “ĐCSTQ phải đánh bại Pháp Luân Công.”

Ngày 13/6/1999, Giang ra lệnh cho Văn phòng Trung ương ĐCSTQ ban hành một tài liệu tuyệt mật, về việc “xử lý và giải quyết vấn đề Pháp Luân Công càng sớm càng tốt.”

Học viên trong khuôn viên Bộ chỉ huy quân sự Bắc Kinh chống lệnh và luyện công, khiến Giang Trạch Dân càng thêm tức giận

Tháng 7/1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo và đẫm máu bắt đầu. Tất cả các kênh truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát đã lan truyền những tuyên truyền chống Pháp Luân Công một cách áp đảo.

Họ vu khống Pháp Luân Công tham ô, vu khống, lừa dối người dân, nhằm đạt được mục đích “bôi nhọ danh dự” của Pháp Luân Công. Thậm chí họ còn dàn dựng vụ “tự thiêu”vào tháng 1/2001, và lan truyền nó ra thế giới thông qua Tân Hoa Xã với tốc độ chưa từng thấy, nhằm đổ lỗi cho Pháp Luân Công.

Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và ném vào các nhà tù để tra tấn. Có vô số hình thức tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công, gồm đánh đập, quất roi, sốc điện, đóng băng, trói, xiềng xích lâu ngày, đốt cháy cơ thể, đặt bàn là nóng lên người, treo người, phạt đứng lâu, phạt quỳ, dùng tăm tre và dây sắt đâm vào người, cưỡng hiếp, v.v. Tất cả những điều này đều được ghi chép đầy đủ.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng bố đỏ và hoàn cảnh đáng sợ này, trong khuôn viên của Quân khu Bắc Kinh vẫn vang lên tiếng nhạc luyện công của Pháp Luân Công, các cựu binh vẫn tập các bài công pháp một cách công khai và tập thể.

Đơn vị của ông Ngô Tộ Lai nằm gần đường Hoàng Tự. Khu nhà của Tổng cục Chính trị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nằm trên con đường này.

Ông Ngô Tộ Lai nói: “Giang Trạch Dân mới ở Bắc Kinh được 10 năm, thế lực cũng không mạnh lắm. Tôi chỉ biết rằng họ vẫn đang luyện công trong quân khu cách đơn vị của chúng tôi không xa, nhằm chống lại Giang Trạch Dân, căn bản là không coi Giang ra gì.”

“Vì vậy, điều này càng khiến Giang càng tức giận hơn. Ông ta cảm thấy rằng lực lượng của Pháp Luân Công quá mạnh, đã thâm nhập cả vào quân đội của ĐCSTQ. Vì vậy, ông ta đã huy động tất cả lực lượng, và mọi người đều phải đối mặt với thử thách. Nếu không vượt qua, họ sẽ phải đi tù.”

Giang Trạch Dân áp dụng chính sách tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thể xác”. Biện pháp “vắt kiệt tài chính” là sử dụng công việc như một thủ đoán cưỡng chế.

Chính quyền yêu cầu đơn vị công tác buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ tu luyện bằng cách thu hồi bằng cấp của luật sư, kế toán, kỹ sư, giáo viên và bác sĩ, cấm sinh viên tham gia thi công chức quốc gia, hay thi vào các tổ chức công cộng, công ty nhà nước, v.v.

Ông nói rằng Giang Trạch Dân đã giao nhiệm vụ ép buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện cho mọi đơn vị. “Tiến hành chuyển hóa và chia rẽ (các học viên Pháp Luân Công) là yêu cầu họ cam kết không tu luyện nữa, và thừa nhận rằng họ đã sai. Sau đó họ có thể giữ danh phận của mình trong đơn vị và hệ thống, nếu không họ sẽ phải ngồi tù.”

Giẫm đạp lên xương máu sinh viên trong vụ thảm sát Thiên An Môn, Giang leo lên nắm quyền

Giang Trạch Dân đã dẫm đạp lên xương máu của nhiều sinh viên yêu nước, để leo lên nắm quyền lực cao nhất của ĐCSTQ. Khả năng “bẻ lái” của ông ta đã được các trưởng lão ĐCSTQ để mắt tới.

Đôi khi ông ta hát và biểu diễn trong các bữa tiệc ở Hồng Kông. Ông ta hát to bài “Mặt trời của tôi”, và đôi khi đọc thuộc Diễn văn Gettysburg của Lincoln trước các phóng viên Mỹ, khiến mọi người lầm tưởng ông ta là một “đàn anh” thân thiện. Nhưng thực tế, trong suốt nhiều thập kỷ cai trị Trung Quốc, sự tà ác trong nội tâm của Giang chưa bao giờ thay đổi.

Sáng sớm ngày 19/5/1989, Triệu Tử Dương, khi đó là Tổng Bí thư Đảng ĐCSTQ, đã vào Quảng trường Thiên An Môn, thăm các sinh viên tuyệt thực với đôi mắt đẫm lệ. Ông không xin chỉ thị của Bộ Chính trị, cũng như không cần xin chỉ thị của các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ.

10:00 giờ tối hôm đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã công bố “các biện pháp nghiêm khắc để chấm dứt bạo loạn.” 2:00 sáng ngày 19/5, ngay sau bài phát biểu của Lý Bằng, Giang Trạch Dân đã lập tức bày tỏ sự ủng hộ vững chắc đối với quyết định của Ủy ban Trung ương bằng điện tín.

Động thái lớn này đã kịp thời đưa ra một tuyên bố trước các nhà lãnh đạo của tất cả các tỉnh, thành phố và khu tự trị. Theo bản tiếng Anh cuốn “Tiểu sử Giang Trạch Dân” của Robert Lawrence Kuhn, vào chính thời điểm này, tuyên bố của Giang Trạch Dân đã cho phép các nhà lãnh đạo đảng tìm được người kế nhiệm “đáng tin cậy”.

Ông Ngô Tộ Lai nói: “Việc ông ta lên nắm quyền là một sự cố đối với bản thân ông ta và hệ thống ĐCSTQ. Vì vậy, việc ông ta lên nắm quyền không phải là một điều vinh quang.”

“Sau khi lên nắm quyền, ông ta tiếp tục truy lùng và bức hại các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong phong trào ngày 4/6/1989. Sau đó, 10 năm sau lại khởi xướng một cuộc đàn áp quy mô lớn và vô nhân đạo, đối với các tín đồ tôn giáo, đây là một việc rất tà ác mà ông ta từng làm.”

Vì sao cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ lại thất bại?

Giang Trạch Dân khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công trên quy mô lớn. Cuộc bức hại chưa từng có này đã kéo dài 23 năm. Rốt cuộc sự thật là gì?

Giang Trạch Dân đã tập trung quyền lực tối cao của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội vào một người. Ông ta phụ trách hàng triệu quân nhân trong quân đội, có bom nguyên tử, bom khinh khí và tên lửa xuyên lục địa, phụ trách tất cả hệ thống độc tài và bộ máy tuyên truyền. Ông ta cho rằng kho bạc có rất nhiều tiền, có thể tiêu diệt Pháp Luân Công trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Tuy nhiên, điều mà Giang Trạch Dân không bao giờ ngờ đến là dù đàn áp Pháp Luân Công tà ác ra sao, thì ông ta cũng không thể đánh bại Pháp Luân Công.

Trước sự thất bại trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, một bài bình luận khác chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân là tự do tín ngưỡng là quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người. Đấu tranh và bảo vệ quyền tự do này là xu thế lịch sử không thể cưỡng lại trong thế giới ngày nay.

Cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công có thể nói đã hoàn toàn đi ngược lại xu thế của lịch sử. Việc học viên Pháp Luân Công bảo vệ đức tin của chính mình là thuận theo xu thế lịch sử. Thiết nghĩ, tự cổ chí kim, những ai đi ngược lại xu hướng của lịch sử lại có thể có được một kết cục tốt đẹp?

Một nguyên nhân khác là trước cuộc đàn áp đẫm máu và dối trá của ĐCSTQ, học viên Pháp Luân Công luôn kiên định sử dụng các biện pháp ôn hòa, lý tính và bất bạo động, để duy hộ và bảo vệ đức tin của mình một cách hợp pháp và hợp lý.

Họ luôn kiên trì nói rõ sự thật cho mọi người, thu phục lòng dân bằng những lời nói và việc làm tử tế. Trong khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ đầy bạo lực tàn nhẫn, đẫm máu và dối trá, là sự chà đạp trần trụi của pháp luật lên nhân quyền. Tất cả điều này khiến ĐCSTQ hoàn toàn đánh mất lòng dân.