Hoàng Chi Phong và 2 lãnh đạo sinh viên khác trong phong trào biểu tình cách mạng ô dù năm 2014 ở Hồng Kông đã được tòa miễn án tù. 

Trong buổi tuyên bố bãi khóa tháng 9/2014, Hoàng Chi Phong bịt mắt bằng khăn đỏ, tượng trưng cho chế độ đỏ của Trung Quốc làm mù mắt sinh viên. (Ảnh: VOA)
Trong buổi tuyên bố bãi khóa tháng 9/2014, Hoàng Chi Phong bịt mắt bằng khăn đỏ, tượng trưng cho chế độ đỏ của Trung Quốc làm mù mắt sinh viên. (Ảnh: VOA)

Ba người từng phải đối mặt với án tù hai năm vì đã kêu gọi phong trào bất tuân dân sự lớn nhất tại Hồng Kông cách đây hai năm. Tuy nhiên, một quan tòa địa phương đã ban hành án phạt ít nghiêm trọng hơn cho ba nhà hoạt động sinh viên nổi bật đã gây nên nhiều cuộc biểu tình cực đoan trong thành phố.

Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Chu Vĩnh Khang) bị kết án vào tháng trước vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc can thiệp sâu hơn vào chính trị ở Hồng Kông. 

Hoàng Chi Phong trong cuộc biểu tình vào tháng 7 năm 2012. (Ảnh: VOA)
Hoàng Chi Phong trong cuộc biểu tình vào tháng 7 năm 2012.

Vào ngày 15/8, Thẩm phán Hồng Kông Trương Thiên Nhạn (June Cheung) giảm án của ba người xuống còn hình phạt lao động công ích.

Bà Trương giải thích: “Tòa án cho rằng vụ này không phải là một vụ án hình sự thông thường. Tôi công nhận họ thành thật muốn bày tỏ quan điểm, như vậy sẽ bất công đối với các bị cáo nếu áp đặt một bản án nặng nề vì không khí chính trị”. 

Ngoài ra, ba giải thích việc không đưa ra án phạt nặng hơn vì hành động của họ nhẹ hơn khi so với các sự kiện chính trị ở Hồng Kông sau cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014. Vào đầu năm nay, những người biểu tình ủng hộ quyền tự trị hoàn toàn đã bắt đầu một cuộc biểu tình quá khích trong khu thương mại nổi tiếng của Mong Kok.

Cuối cùng, Hoàng Chi Phong, 19 tuổi, bị án phạt 120 giờ lao động công ích vì tham gia tụ tập bất hợp pháp, trong khi đó La, 23 tuổi, bị phạt 80 giờ lao động công ích vì kích động người dân tham gia tụ tập biểu tình. Còn Chu, 25 tuổi, án phạt 120 giờ lao động công ích đã được đổi thành án tù ba tuần nhưng đổi thành án treo vì anh phải tham gia chương trình thạc sĩ một năm tại Trường Kinh tế Luân Đôn vào tháng 9. Cả ba hoan nghênh phán quyết của tòa. 

Theo AP, bên ngoài phòng xử án, Hoàng Chi Phong nói với các phóng viên rằng, anh sẽ “vẫn cam kết bất tuân dân sự thông qua các hành động trực tiếp phi bạo lực để thể hiện cam kết và kiên trì đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do ở Hồng Kông“.

Hoàng Chi Phong trở thành gương mặt biểu tượng của hay phong trào dù vàng năm 2014. Ngày 26/9/2014, Hoàng cùng hai người bạn đã trèo qua hàng rào vào sân trước của khu phức hợp chính quyền Hồng Kông để phản đối quyết định hạn chế quyền bầu cử lãnh đạo thành phố của chính quyền Trung Quốc.

Sau khi cả ba bị cảnh sát bắt, hàng ngàn người biểu tình đã tụ tập tại khu vực này để kêu gọi thả tự do cho họ. Ngày 28/9, cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông, sự kiện này đã gây nên cuộc chiếm đóng đường phố và phản đối lớn hơn.

Trong 11 tuần, những người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đã chiếm ba trục phố chính ở Hồng Kông. Ước tính hơn một triệu người Hồng Kông đã tham gia vào cuộc biểu tình.

Sau khi phong trào kết thúc, Hoàng Chi Phong và La Quán Thông đã theo đuổi con đường chính trị để thúc đẩy lý tưởng cho phong trào dù vàng. Họ thành lập một chính đảng mới tên là Demosistō (Ý chí của người Hồng Kông), với mục tiêu lập được một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai cho người Hồng Kông.

Hoàng Vũ