Ngày 1/7 là đánh dấu kỷ niệm 23 năm chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông, và cũng là ngày đầu tiên thực thi Luật An ninh Quốc gia bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt. Hiện nay móng vuốt của chủ nghĩa độc tài đã thâm nhập toàn diện vào Hồng Kông, phá hoại quyền con người, tự do và tự trị, khiến các nhà hoạt động dân chủ đứng trước nguy hiểm nghiêm trọng. Đặc biệt, Hoàng Chi Phon (Joshua Wong) và Lê Trí Anh (Jimmy Lai) được xem là nằm trong “đối tượng thanh trừng” của đợt đầu tiên.

Hoang Chi Phong Le Tri Anh
Hoàng Chi Phong (trái – Ảnh facebook cá nhân) và Lê Trí Anh (phải – Ảnh Twitter cá nhân)

Vào ngày đầu tiên sau khi Luật An ninh Quốc gia mà ĐCSTQ áp đặt tại Hồng Kông có hiệu lực, một số lượng lớn người dân Hồng Kông vẫn tập trung cho cuộc diễu hành ngày 1/7. Cảnh sát Hồng Kông tuyên bố bắt giữ hơn 300 người. Trước khi diễu hành, người sáng lập Next Digital, ông Lê Trí Anh tuyên bố khi trả lời phỏng vấn từ truyền thông Mỹ rằng ông rất buồn vì cảm tưởng Hồng Kông đã chết sau khi lập pháp, cho biết ông không sợ phải vào tù và trở thành mục tiêu bị nhắm, ông không rời khỏi Hồng Kông và tin rằng chế độ toàn trị sẽ bị đánh bại, “Chúng tôi đứng ở bên chính nghĩa của lịch sử”. Sáng 02/7, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã đăng 6 bức ảnh người Hồng Kông diễu hành trên Twitter và viết bằng tiếng Anh: “Ngày đầu tiên Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực, người Hồng Kông sẽ không đầu hàng”. Anh cũng chia sẻ trên Facebook rằng anh sẽ không đổi tên, cũng không gỡ bỏ những chia sẻ của mình, càng không muốn tự kiểm duyệt bản thân, vì một khi nỗi sợ xâm chiếm trái tim thì rất khó để chúng ta còn được là chính mình.

Lê Trí Anh: Cho dù có người thân muốn rời khỏi thì tôi vẫn sẽ ở lại Hồng Kông

Trong trả lời phỏng vấn hãng tin AP vào ngày 1/7, Lê Trí Anh cho biết, năm 12 tuổi khi ông đến Hồng Kông cảm thấy Hồng Kông giống như “thiên đường”, tràn đầy hy vọng và tự do. Ông khởi nghiệp từ tay trắng, bắt đầu trong lĩnh vực may mặc, sau đó thành lập Next Digital để hỗ trợ phong trào dân chủ.

Ông Lê Trí Anh nói: “Hồng Kông đã bị đàn áp toàn diện, bị thao túng hoàn toàn… rất đáng buồn, Hồng Kông đã chết (It’s sad that Hong Kong is dead).” Ông sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, nhưng phải hành động theo một cách rất khác, tin rằng nhiều người sẽ rút lui vì Luật An ninh Quốc gia, “Chúng ta phải xem có bao nhiêu người sẵn sàng tiếp tục đấu tranh.”

Ông không chia sẻ phong trào dân chủ sẽ tiếp tục như thế nào trong tương lai, chỉ cho biết rằng sẽ cần thời gian để thảo luận. Nhưng ông vẫn hy vọng rằng cuối cùng nền dân chủ sẽ trở về với Hồng Kông. “Trong thế giới ngày nay, một chế độ độc tài cực đoan như vậy không thể tồn tại … Chúng ta phải kiên trì, thời gian đứng về phía chúng ta, chúng ta ở phía bên chính nghĩa của lịch sử.

Nhà đấu tranh này cũng cho biết, hiện nay người Hồng Kông sẽ phải rất cẩn thận khi nói chuyện qua điện thoại và qua phương tiện truyền thông xã hội, bởi vì lo ngại có thể bị theo dõi, từ nay Hồng Kông sẽ không bao giờ trở lại như xưa. Ông cũng tin rằng nhiều người Hồng Kông sẽ rời đi, “Tôi không nghĩ rằng người Hồng Kông xưa nay đã quen sống trong tự do và pháp trị có thể quen được với tình trạng này.”

Nhưng ông khẳng định ngay cả khi có khả năng người thân gia đình rời đi, thì bản thân sẽ ở lại Hồng Kông để tiếp tục thúc đẩy dân chủ. “Tôi không thể rời đi, vì như vậy không chỉ tôi sẽ mất danh tiếng mà Nhật báo Apple cũng sẽ mất uy tín và gây tác động xấu đối với phong trào dân chủ … Đây là trách nhiệm mà tôi phải gánh vác.”

Lê Trí Anh nhấn mạnh rằng ông không sợ trở thành đối tượng của Luật An ninh Quốc gia, cũng không sợ vào tù, “Tôi lo lắng cũng vô dụng, bởi vì tôi không bao giờ biết những thủ đoạn nào chúng sẽ sử dụng đối với tôi… Tôi sẽ không lo lắng về những điều này, cứ giữ tâm thái thoải mái và làm những gì nên làm”.

Hoàng Chi Phong: Người Hồng Kông sẽ không đầu hàng; quyết không muốn tự kiểm duyệt

Trên Twitter hôm 2/7, Hoàng Chi Phong cho biết rằng khi Bắc Kinh phớt lờ sự phản đối xã hội và cưỡng ép thực thi Luật An ninh Quốc gia, Chính phủ Anh đã cung cấp “chiếc phao cứu sinh” quan trọng cho người dân Hồng Kông bằng cách cởi mở đơn xin quốc tịch Anh cho người Hồng Kông.

Tuy nhiên, Hoàng Chi Phong nói rằng rời khỏi nơi mình sinh ra và lớn lên là cách cuối cùng của người Hồng Kông, những người Hồng Kông yêu tự do và dân chủ sẽ tiếp tục ở lại đấu tranh. Do đó, vào ngày đầu tiên của luật an ninh quốc gia có hiệu lực thì đông đảo mọi người vẫn xuống đường biểu tình. Anh cho biết theo Luật An ninh Quốc gia, người dân Hồng Kông có thể bị đưa về Đại Lục thẩm vấn, ngay cả tòa án xử lý các vụ việc liên quan cũng phải nằm trong kiểm soát của Trung ương ĐCSTQ.

Anh kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình nhân quyền ở Hồng Kông, khẳng định “thứ luật pháp cay độc không thể giết chết tinh thần đấu tranh của chúng tôi”.

Hoàng Chi Phong cũng cho biết rằng anh sẽ không thay đổi tên của mình trên Facebook, cũng sẽ không xóa bài đăng và hình ảnh trước đó, vì đó là quá trình sống và chia sẻ chân thực của anh. Anh sẽ vẫn chia sẻ các thông tin và bình luận như trước đây, sẽ không từ bỏ quan điểm và lập trường của mình, trừ khi đó là kết quả của sự nghĩ lại từ chính bản thân anh.

Hoàng Chi Phong nhấn mạnh không muốn bị người khác kiểm duyệt chứ đừng nói là bị chính mình kiểm duyệt. Không phải anh hoàn toàn không lo lắng, nhưng anh không muốn lo lắng quá nhiều khiến bản thân phải luôn sống trong sợ hãi. Vì một khi nỗi sợ xâm chiếm trái tim thì rất khó để chúng ta còn được là chính mình.

Chia sẻ của anh đã nhận được hưởng ứng của hàng chục ngàn người cùng vô số bình luận để lại, thể hiện cảm kích vì những nỗ lực của anh.

我不會改自己臉書的名字,這是真實的我。我不會刪去以前的文字和相片。那是我真實的生命歷程。我會一如以往分享報導和評論。我不會放棄自己的觀點和立場,除非是自己反思的結果。我不想被人審查,更不想自我審查。並非完全不擔心,但不想過度擔心,以至令自己無時無刻活在恐懼當中。因為恐懼一旦入侵人心,我們就很難活成自己想要的樣子。#感謝周保松教授說中我的想法2020.7.2

Posted by 黃之鋒 Joshua Wong on Wednesday, July 1, 2020

Y Bình

Xem thêm: