Hôm 2/11, Thư ký Đảng Demosistō Hồng Kông Hoàng Chi Phong đã gửi thư đến tờ Washington Post cho biết, mặc dù tư cách ứng cử nghị viên quận đã bị chính phủ Hồng Kông hủy bỏ, nhưng anh kêu gọi người dân Hồng Kông dùng phiếu bầu để cho thế giới thấy được tiếng nói của người Hồng Kông, bởi vì Bắc Kinh không cách nào khiến cho tất cả mọi người im lặng.

Hoàng Chi Phong
Hoàng Chi Phong (Ảnh: Secretchina)

Hoàng Chi Phong, người có ý muốn tham gia tranh cử nghị viên Hội đồng khu vực (quận) tại Hồng Kông, nhưng tư cách tham gia tranh cử của anh hiện đã bị cơ quan bầu cử hủy bỏ. Hôm 2/11, anh đã gửi thư đến tờ Washington Post nói rõ nguyên do tư cách tham gia tranh cử của anh bị chính phủ Hồng Kông hủy bỏ.

Trong thư Hoàng Chi Phong chỉ ra, anh là người ứng cử viên duy nhất bị hủy bỏ tư cách tranh cử. Chủ nhiệm Ban Bầu cử Thái Lượng (Laura Aron), người đưa ra quyết định này đã nói rằng việc đề cử Hoàng Chi Phong là vô hiệu, bởi vì bà không tin rằng Hoàng Chi Phong sẽ giữ vững Luật cơ bản của Hồng Kông.

Hoàng Chi Phong cáo buộc, dựa vào việc bản thân đang duy trì quyền lợi dân chủ Hồng Kông, và đóng vai trò tham gia nghị trình này trên tầng diện quốc tế, do đó Hoàng Chi Phong cho rằng quyết định này hiển nhiên là xuất phát từ động cơ chính trị, không nằm ngoài chế độ sàng lọc và thẩm duyệt chính trị.

Anh cho biết, khi lần đầu tiên anh quyết định tham gia tranh cử nghị viên Hội đồng địa phương, thì đã biết Bắc Kinh có khả năng sẽ hủy bỏ tư cách ứng của viên của anh. Quyết định hủy bỏ này và quá trình ra quyết sách khiến người ta nghi ngờ, đã thể hiện cho thế giới thấy được Hồng Kông khuất phục dưới sự thống trị độc tài của Bắc Kinh như thế nào.

Hoàng Chi Phong chỉ ra, sự phẫn nộ gần đây của người Hồng Kông cho thấy Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông không hề tiếp thu ý kiến của người biểu tình, người biểu tình Hồng Kông kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ cam kết, tuân theo chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép Hồng Kông xây dựng chế độ dân chủ đến năm 2047.

Việc này cũng là thể hiện chính phủ Hồng Kông nghe được tiếng nói của thế hệ thanh niên, và để tiếng nói của thế hệ thanh niên có cơ hội vào Hội đồng quận, nhưng Bắc Kinh thậm chí còn không cho phép Hồng Kông có cánh cửa tự do trong thời gian ngắn ngủi. Thời gian qua, sự trấn áp của chính phủ Hồng Kông đối với người biểu tình, cũng cho thấy sự quan trọng của “5 yêu cầu”.

Năm yêu cầu của người kháng nghị Hồng Kông bao gồm: (1) Hủy bỏ triệt để Dự luật dẫn độ; (2) Thu hồi “định nghĩa bạo loạn”; (3) Từ bỏ cáo buộc tội trạng và thả tất cả những người biểu tình bị bắt (vì phản đối Dự luật dẫn độ); (4) Thành lập Ủy ban điều tra độc lập, truy cứu đến cùng tình trạng cảnh sát lạm dụng quyền lực; (5) Tiến hành bầu cử trực tiếp phổ thông đầu phiếu Trưởng Đặc khu và Hội đồng Lập pháp.

Hoàng Chi Phong kêu gọi, đây là thời khắc cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng, Hạ viện Mỹ vừa thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, bộ phận Thượng nghị sĩ cũng kêu gọi Thượng viện nhanh chóng hoàn thành việc biểu quyết; 3 Thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã đề xuất “Dự luật Hồng Kông như nước” (Hong Kong Be Water Act), hy vọng có thể tiến hành chế tài đối với quan chức chính phủ Hồng Kông và Trung Quốc có hành vi đàn áp tự do ngôn luận của Hồng Kông.

Những hành động này cũng đã gửi thông điệp cho Bắc Kinh, yêu cầu Bắc Kinh nới rộng sự kiểm soát, nếu không sẽ đối mặt với áp lực quốc tế. Mặc dù tư cách tham gia tranh cử bị hủy bỏ, nhưng Hoàng Chi Phong chỉ ra, phong trào vận động tại Hồng Kông vẫn đang tiếp tục, và việc này chỉ có thể khiến cho thế hệ thanh niên mong muốn thay đổi Hồng Kông càng thêm phẫn nộ và muốn đánh bại ĐCSTQ.

Mặc dù không cách nào tham tranh cử, nhưng Hoàng Chi Phong cho biết, anh sẽ nỗ lực vận động bầu cử cho những người như Lâm Khiết Ba, tiếp tục thúc đẩy nhân quyền Hồng Kông.

Bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông năm nay sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 24/11, Hoàng Chi Phong cũng kêu gọi người dân Hồng Kông dùng phiếu bầu để cho thế giới bên ngoài nghe được tiếng nói của họ, bởi vì lần bầu cử này là toàn dân cùng quyết định đối với Bắc Kinh, cũng là cơ hội thể hiện ý chí kiên định và bảo vệ quyền lợi của người Hồng Kông.

“Bắc Kinh có thể cấm tôi tham gia tranh cử, nhưng tôi từ chối giữ im lặng”, dân chủ bắt đầu từ công chúng, ĐCSTQ không thể khiến cho tất cả mọi người im lặng.

Trí Đạt (theo CNA)

Xem thêm: