Tập đoàn Hải Hàng (HNA Group) lao đao trong khủng hoảng nợ đã 2 năm, dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ trở thành sợi rơm cuối cùng đè đổ hoạt động kinh doanh của công ty. Thông tin gần đây cho biết HNA đã bị chính quyền tỉnh Hải Nam phái tổ công tác đóng trú trong công ty, đã được tuyên bố chính thức vào ngày 29/2. Chính quyền tỉnh Hải Nam chính thức tiếp quản HNA, điều này được cho là phong trào “quốc tiến dân lùi” lại tiếp tục trong bối cảnh dịch bệnh khiến cho kinh tế Trung Quốc suy yếu. 

Embed from Getty Images

Tòa nhà của Tập đoàn HNA ở Bắc Kinh (Ảnh: Getty Images)

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, ngày 29/2, Tập đoàn HNA đăng thông cáo cho biết, cuối năm 2017 bùng nổ rủi ro thanh khoản đến nay, HNA đã tích cực triển khai “tự cứu”, nhưng vẫn không thể hóa giải rủi ro, gần đây rủi ro thanh khoản vẫn có xu hướng nghiêm trọng hơn. Theo yêu cầu của HNA, chính quyền Hải Nam dẫn đầu, phối hợp cùng cơ quan liên quan cử ra chuyên viên cùng thành lập “Tổ công tác liên hợp Tập đoàn HNA tỉnh Hải Nam” để tiếp quản tập đoàn này, nhằm thúc đẩy công tác xử lý rủi ro thanh khoản.

Từ năm 2018, Tập đoàn HNA liên tiếp bán lượng lớn tài sản để giảm bớt áp lực thanh khoản, nhưng nguy cơ thanh khoản của tập đoàn này vẫn không được giải quyết. Tình hình lợi nhuận năm 2019 của tập đoàn này không được lạc quan và dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ khiến tình hình trở lên tồi tệ hơn. Dịch bệnh khiến khối lượng chuyến bay giảm mạnh, khiến cuộc khủng hoảng thanh khoản chưa được giải quyết trong những năm gần đây của tập đoàn này trở nên nghiêm trọng hơn.

Hainan Airlines Boeing 737 800 B 2158 CTU 2011 7 7
(Ảnh: Mjordan 6/ Wikimedia)

Ngoài ra, theo Tân Kinh Báo đưa tin, Tập đoàn HNA triệu tập đại hội cổ đông hôm 28/2, ngày 29/2 phê duyệt 7 người trong hội đồng quản trị gồm: Trần Phong, Cố Cương, Lý Tiên Hoa, Đàm Hướng Đông, Nhậm Thanh Hoa, Trần Hiểu Phong, Hà Gia Phúc.

Trần Hoa giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, Cố Cương giữ chức Chủ tịch Điều hành, Lý Tiên Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đồng thời, Đàm Hướng Đông nhậm chức Giám đốc điều hành (CEO), Nhậm Thanh Hoa đồng giữ chức CEO.

Trước đó từng có báo cáo, Tập đoàn HNA đã mua lại các tài sản như hàng không, khách sạn, du lịch và bất động sản ở nước ngoài trong những năm gần đây. Trong số đó, năm 2015, công ty này đã mua lại toàn bộ vốn chủ sở hữu của Swissport với 2,73 tỷ Franc Thụy Sĩ và nắm giữ một lượng lớn cổ phần trong các công ty lớn như Hilton Hotels và Deutsche Bank. Việc đầu tư bốn khu dân cư trong Khu phát triển Kai Tak ở Hồng Kông với giá cao đã thu hút nhiều sự chú ý. Chỉ trong vài năm, tập đoàn này đã từng được xếp hạng trong số 200 công ty Trung Quốc hàng đầu thế giới.

Trước đây, khi Tập đoàn HNA cải tổ quản lý cấp cao, do Trần Phong làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tháng 11 năm ngoái, HNA trả lời phỏng vấn của truyền thông nhà nước cho biết, đã xử lý tài sản 300 tỷ Nhân dân tệ, trong đó bao gồm công ty HK Express tại Hồng Kông bán cho Cathay Pacific, và bán quỹ đất ở Kai Tak (Hồng Kông) đã mua trước đó, nói rằng nửa đầu năm tập đoàn đã cầm cự được, tuy nhiên chưa thể “tự cứu” thành công. Cuối cùng tập đoàn này bị chính quyền tiếp quản, hướng đi tương lai vẫn là điều mà ngoại giới chú ý.

Tập đoàn HNA rốt cuộc có tính chất thế nào, lâu nay vẫn rất thần bí, nó có quan hệ với tập đoàn quyền lực, từng có thời điểm được chú ý nhiều. Trước đó, truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin nói rằng HNA có quan hệ mật thiết với gia tộc ông Tăng Khánh Hồng. Nhà bình luận thời sự chính trị Hạ Tiểu Cường từng cho biết, theo thông tin chính thức từ HNA, ông Tăng Khánh Hồng là quan chức cấp cao nhất từng công khai “đánh giá cao” sự phát triển của HNA, ông Giang Trạch Dân cũng khó tránh khỏi dính líu (?)

Thông tin chỉ ra, điều này cũng tiết lộ vì sao trong 4 doanh nghiệp bao gồm HNA cùng bị điểm tên, nhưng chỉ có HNA về sau là được khoản vay từ hệ thống ngân hàng nhà nước Trung Quốc, còn 3 công ty còn lại không được chính quyền Trung Quốc giúp đỡ.

Ông Phương Nhuận Nam, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tứ Thông, do ủng hộ phong trào dân chủ năm 1989 mà phải lưu vong ở Pháp đã chỉ ra, vai trò của HNA giống với ông Vinh Nghị Nhân và công ty của ông trong thời kỳ đầu Trung Quốc cải cách mở cửa, đằng sau họ có liên hệ với nguồn vốn quốc gia, dùng doanh nghiệp tư nhân ở nước ngoài để mua thu mua cho nhà nước, không nghi ngờ gì chính là đại diện chính phủ bành trướng ở nước ngoài.

Phó Giáo sư Từ Gia Kiến thuộc Khoa Kinh tế Đại học Clemson Mỹ cho rằng quá khứ đặc trưng “bị quốc hữu hóa” rõ ràng, chính là người sáng lập doanh nghiệp công nghệ lớn rút lui như Mã Vân (Jack Ma) của Alibaba, nhưng “Tencent nắm giữ lượng lớn dữ liệu, nghiệp vụ giám sát”, trong khi bản thân nghiệp vụ của HNA tương đối không nhạy cảm, cộng thêm vấn đề tài vụ đang xuất hiện vấn đề, trong lúc này chính quyền lại thành lập tổ công tác, “có nghĩa là người của đội nhà nước sẽ đi vào xử lý vấn đề nội bộ của tập đoàn này, nhưng tạm thời vẫn chưa biết được đội nhà nước đóng vai trò gì trong đó.”

Ông Lâm Hòa Lập, Giáo sư Đại học Trung văn Hồng Kông, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, cho biết, trong 20 năm qua HNA liên tiếp có bê bối, việc thu mua ở nước ngoài đối với quốc nội mà nói không quy phạm, cho nên Bắc Kinh từ lâu đã có người muốn tiếp quản hoặc chỉnh đốn HNA, lần này nhân cơ hội dịch bệnh ảnh hưởng đến làm ăn của HNA nên họ đã ra tay chỉnh đốn, tin rằng “bị quốc hữu hóa” cũng là hợp lý. Ông Tập Cận Bình luôn chủ trương làm cho doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh, doanh nghiệp như HNA, An Bang về danh nghĩa là doanh nghiệp tư, thực chất những doanh nghiệp liên quan đến đến đấu đá phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn không hề ít, chỉnh đốn nghiệp vụ và thu về quốc hữu là phù hợp với tác phong của ông Tập Cận Bình.

Trí Đạt

Xem thêm: