Có một thủ đoạn được sử dụng lặp đi lặp lại trong các cuộc vận động chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm loại bỏ các phần tử được gán cho là “có nguy cơ” làm ảnh hưởng đến đường lối của Đảng. Đầu tiên là bước tuyên truyền vu khống, chụp mũ làm chính trị, tiếp đến là kích động sự thù hận của người dân, và cuối cùng là sử dụng vũ lực, vũ trang nhằm tiêu diệt triệt để các đối tượng thuộc bộ phận những người này. Lịch sử Trung Quốc đã chứng minh, cách làm này hầu hết đều khiến giới cầm quyền đạt được mục đích. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại…

Điển hình như trong cuộc ‘Cải cách Ruộng đất’ và ‘Cách mạng Văn hóa’.

1. ‘Cải cách Ruộng đất’

Áp phích tuyên truyền cải cách ruộng đất ở Trung Quốc.
Áp phích tuyên truyền cải cách ruộng đất ở Trung Quốc.

Chỉ ba tháng sau khi thành lập nước, ĐCSTQ đã kêu gọi tiêu diệt giai cấp địa chủ như là một trong những đường lối chỉ đạo cho chương trình cải cách ruộng đất trên toàn quốc. Hai mươi triệu dân nông thôn trên toàn quốc đã bị dán nhãn là “địa chủ”, “phú nông”, “phản động“, và “phần tử xấu”. Những con người mới bị xã hội ruồng bỏ này đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, nhục nhã, và đã mất đi tất cả các quyền công dân của mình. Đồng thời, ĐCSTQ cũng phát động làn sóng tuyên truyền đầu tiên, nói rằng “Mao Chủ tịch là vị cứu tinh vĩ đại của nhân dân” và rằng “chỉ có tài năng của ĐCSTQ mới có thể cứu được Trung Quốc”. Trong cuộc ‘Cải cách Ruộng đất’, những người nông dân không có ruộng đất đã nhận được những gì họ muốn thông qua chính sách của ĐCSTQ là thu hoạch mà không cần lao động: cưỡng đoạt bằng bất cứ cách nào. Thực chất, đề ra khẩu hiệu “dân cày có ruộng” chính là đánh vào lòng vị tư ích kỷ trong mỗi người nông dân, xúi giục họ đấu tranh với người đang sở hữu đất đai bằng bất cứ giá nào không màng đến hay thậm chí đạp đổ cả những giá trị đạo đức cơ bản để làm người. Sau khi tuyên truyền và kích động quần chúng đứng lên chống lại địa chủ, kết quả là gần một trăm ngàn địa chủ đã bị giết chết trong chiến dịch này. Ở một số vùng, ĐCSTQ và nông dân đã giết chết toàn bộ gia đình địa chủ, bất kể là già hay trẻ, như là một cách để nhổ tận gốc giai cấp địa chủ. Thế nhưng những ngày tươi đẹp “dân cày có ruộng” của nông dân diễn ra rất ngắn ngủi. Cho đến tận ngày nay, rốt cuộc tầng lớp này vẫn nằm dưới đáy của xã hội: luôn nghèo khổ và bần cùng.

2. ‘Cách mạng Văn hóa’

Nói về ‘Cách mạng Văn hóa’, nhà văn Tần Mục đã miêu tả như sau:

“Nó thực sự là một tai họa chưa từng thấy: ĐCSTQ đã bỏ tù hàng triệu người chỉ vì họ là thân nhân của một người là mục tiêu khủng bố của đảng, giết chết hàng triệu người, làm tan vỡ bao nhiêu gia đình, biến bao nhiêu trẻ em thành lưu manh côn đồ, đốt sách, đánh sập những ngôi nhà cổ, và phá hủy phần mộ của những trí thức thời xưa, gây ra mọi loại tội ác dưới danh nghĩa cách mạng.”

Nhằm mục đích biến tư tưởng của Đảng trở thành độc tôn, không chỉ kiểm soát đất nước, mà còn là để khống chế tư tưởng của mỗi người dân, cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ đã đẩy ĐCSTQ và sự sùng bái Mao Trạch Đông lên đến đỉnh điểm. Người dân Trung Quốc với nền văn hóa truyền thống lâu đời trải dài qua các triều đại, thấm nhuần tư tưởng của ba giáo phái lớn là Nho, Phật và Đạo. Vì vậy trong một lúc muốn thay thế những điều này bằng lý thuyết và đường lối của Đảng không phải là điều dễ dàng. Do đó, cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ buộc phải đập đổ hết tất cả những giá trị truyền thống và tiêu diệt tầng lớp trí thức có hiểu biết trong xã hội vì họ có sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng với những người xung quanh.

Bước đầu, ĐCSTQ tuyên truyền rằng các sản phẩm cổ xưa như tranh ảnh, thư pháp, đền chùa, tượng Phật đều là di sản của chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại nên cần phải phá bỏ. Mao Trạch Đông phát minh ra lý thuyết “Người tốt đánh người xấu là đích đáng. Người xấu đánh người xấu là vinh dự. Người tốt đánh người tốt là hiểu nhầm” và lý thuyết này đã lan rộng trong các cuộc vận động nổi loạn. Khi gán nhãn “năm giai cấp đen” là địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, và cánh hữu là kẻ thù giai cấp, thì logic theo sau là họ xứng đáng để bị chà đạp, giết hại và hứng chịu bạo lực.

Trong Cách mạng Văn hóa, tất cả người dân Trung Quốc đã phải thực hiện một nghi lễ giống như tôn giáo là: “sáng nghe chỉ thị của Đảng và chiều báo cáo với Đảng”, kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương nhiều lần mỗi ngày, và tổ chức các buổi cầu nguyện chính trị hàng ngày vào buổi sáng và tối. Gần như tất cả những ai biết chữ đều đã từng phải viết bản tự kiểm điểm và các báo cáo tư tưởng. Các trích dẫn của Mao như những câu sau đây được lẩm nhẩm thường xuyên. “Hãy đánh tàn nhẫn mọi ý nghĩ ích kỷ thoáng qua trong đầu”. “Hãy thực hiện các chỉ thị cho dù có hiểu chúng hay không; hãy hiểu chúng sâu sắc hơn trong quá trình thực hiện”.

Chỉ có một “chúa” là Mao là được phép tôn thờ; chỉ có một loại kinh sách là những lời dạy của Mao là được phép học tập. Chẳng mấy chốc mà quá trình “tạo chúa” đã tiến tới một mức độ mà nhân dân không thể mua thức ăn ở căng-tin nếu họ không đọc thuộc lòng một câu trích dẫn của Mao hoặc chúc mừng Mao. Khi mua hàng, đi xe buýt, hoặc thậm chí gọi một cú điện thoại, mọi người đều phải đọc thuộc lòng một câu trích dẫn của Mao, ngay cả khi nó hoàn toàn chẳng liên quan gì đến việc đang làm.

Sau này nguyên Tổng bí thư Hồ Diệu Bang đã nói rằng: “Vào thời gian đó, gần 100 triệu người đã bị liên can, tức là một phần mười tổng số dân của Trung Quốc.” Trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, Tướng Bành Đức Hoài, Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân, bố của Chủ tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình, và chị gái ông là bà Tập Hòa Bình đã tự tử vì không thể sống nổi trong cảnh khủng bố, bản thân ông Tập cũng từng bị đấu tố vì một câu phát ngôn bộc phát lúc 13 tuổi. Ngoài ra, các di tích và văn vật cổ cùng văn hóa truyền thống mấy ngàn năm của Trung Quốc đã bị đập đổ và tiêu diệt.

Hồng vệ binh đang đập phá biển "Đại Thành Môn" ở Khổng Phủ.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.

Tuy nhiên, không phải cuộc vận động nào của ĐCSTQ cũng đạt được kết quả như mong đợi. Gần đây nhất là cuộc vận động đàn áp những người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999.

3. Đàn áp Pháp Luân Công

Lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân nhận thấy số lượng người theo tập môn khí công này quá đông (trên 70 triệu người theo thống kê của chính quyền), thậm chí nhiều hơn cả số Đảng viên. Ganh ghét sự sùng bái của người dân đối với người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí, cảm thấy địa vị của mình trong con mắt của dân chúng không phải ở vị thế độc tôn, lo lắng người dân thấm nhuần nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” mà Pháp Luân Công dạy thay vì lý thuyết của Đảng đồng thời sợ không thể khống chế được số người tập quá đông, ông Giang đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và tuyên bố trong 3 tháng sẽ tiêu diệt được Pháp Luân Công, rằng Đảng sẽ chiến thắng Pháp Luân Công. Các cuộc bắt bớ, tuyên truyền Pháp Luân Công là xấu đã được thực hiện, tuy vậy ngày càng có nhiều người hơn thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Ông Giang Trạch Dân Phát hiện rằng khác biệt giữa cuộc đàn áp Pháp Luân Công lần này so với các cuộc vận động chính trị trước đó là người dân không tham gia ủng hộ. Dù truyền thông đã làm hết công suất bịa đặt các tội danh, nhưng người Trung Quốc vẫn thờ ơ. Mặt khác trong suốt 7 năm Pháp Luân Công phát triển từ 1992 đến 1999, truyền thông báo chí đều ca ngợi Pháp Luân Công, nhiều người dân Trung Quốc đều biết đây là môn khí công rất tốt.

Mặt khác vào thời điểm đàn áp năm 1999, thực tế có gần 100 triệu người theo tập môn khí công này, nghĩa là cứ khoảng 10 người thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Hầu như người nào cũng có bà con thân thuộc theo tập Pháp Luân Công và biết được lợi ích sức khỏe và tinh thần do Pháp Luân Công mang lại, vì vậy những “tuyên truyền” của Đảng đều không có tác dụng. Chính vì thế cần phải có một vụ việc khác đủ sức mạnh cho người dân tin và trở nên thù ghét Pháp Luân Công, ủng hộ ĐCSTQ đàn áp những người tập môn khí công này, có như thế cuộc đàn áp mới có hiệu quả.

Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước tháng 7/1999.
Tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước thời điểm bị đàn áp.

Do đó, ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu năm 2001, trong đó những người không phải là người tập Pháp Luân Công dàn dựng vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn. Tin tức về việc này được lan truyền ra khắp thế giới thông qua các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc với một tốc độ chưa từng có.

Vụ việc đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu này nói rằng một số cảnh trong các bản tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về vụ tự thiêu đã “được quay sau đó.”

Bất chấp những nỗ lực của ông Giang Trạch Dân trong việc gây sức ép, mua chuộc giới truyền thông quốc tế để không can thiệp và không đăng sự thật về Pháp Luân Công, cuối cùng, ngày 14 tháng 08 năm 2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) vẫn thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hợp Quốc rằng: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc.” Ngoài ra, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ cũng đã phê phán vụ việc vì nó “là hành động do chính phủ dàn dựng để lừa gạt nhân dân.”

Tuy vậy, dù có nỗ lực tuyên truyền và kích động thù hận của người dân đối với môn tập này thế nào, thậm chí đã sử dụng đến bước vũ lực bằng cách thành lập Phòng 610, cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công để bắt bớ, bỏ tù, tra tấn, bắt lao động cải tạo, giết hại và mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công khi còn sống…, đến nay sau hơn 17 năm, ĐCSTQ vẫn không tiêu diệt được Pháp Luân Công. Trái lại, Pháp Luân Công ngày càng mở rộng ra phạm vi toàn cầu với sự phổ biến tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm cả ở Việt Nam. Đồng thời, sự thật về Pháp Luân Công cũng ngày càng sáng tỏ và truyền thông thế giới đã phanh phui sự việc này, chính quyền các quốc gia cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 20/11/2001, có 36 học viên Pháp Luân Công người phương Tây đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn” (Ảnh: Minh Huệ)
Ngày 20/11/2001, có 36 người tập Pháp Luân Công Tây phương đã đến quảng trường Thiên An Môn kháng nghị ôn hòa, cùng giơ cao tinh thần “Chân – Thiện – Nhẫn” (Ảnh: Minh Huệ)

Tiêu biểu như cuối năm 2009, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã ra quyết định truy tố các bị can Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính vì các tội tra tấn và diệt chủng đối với người tu Pháp Luân Công.

Trong những năm gần đây, phe cánh ông Giang đã dần yếu thế. Nhiều tay chân của ông tham gia chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đã bị xét xử với tội danh ‘hình thức’ là tham nhũng, như cựu Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, kiêm Trưởng Phòng 610, Lý Đông Sinh, và cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Bộ Chính trị Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng…

Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm trong đó có của người tu Pháp Luân Công, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công vốn đã kéo dài 17 năm qua.

Người tu Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Hà Nội.
Người tu Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Hà Nội năm 2015.

Trong ngày đầu tiên của phiên họp toàn thể Nghị viện châu Âu (12/9/2016), Chủ tịch Nghị viện ông Schulz đã chính thức công bố Bản tuyên bố số 48 được 414 nghị viên ký thông qua: kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc, bao gồm việc tiến hành điều tra độc lập ngay lập tức. Bản tuyên bố nêu rõ, liên tục có những báo cáo đáng tin cậy chỉ ra rằng, có việc mổ cướp nội tạng một cách có hệ thống, được nhà nước bao che, nạn nhân là những tù nhân lương tâm đang còn sống, là những người tu Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người Ki-tô giáo.

Như vậy cho thấy, các cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong đợi, cũng như sự tuyên truyền giả dối, cho dù với một công suất cực đại cũng không thể nào chiến thắng được sự thật và chân lý.

Trần Hưng (T/H)

Xem thêm: