Chính quyền Trung Quốc lợi dụng hệ thống giám sát công nghệ cao để kiểm soát người dân, thủ đoạn giám sát đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội. Tại trường trung học số 11 ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang hiện đã lắp đặt hệ thống giám sát hành vi của học sinh, khiến cho giáo viên và học sinh vô cùng lo lắng và bất mãn. Một học sinh nói thẳng, nếu hệ thống này được lắp đặt khắp trường, cháu sẽ chuẩn bị đập nát nó.

camera giám sát
Chính quyền Trung Quốc ngày càng giám sát người dân chặt chẽ hơn bằng thông qua các hệ thống Sky Net, nhận dạng khuôn mặt (Ảnh minh họa từ pxhere)

Hệ thống giám sát của Trung Quốc len lỏi vào trường tiểu học trung học

Ngày 15/5, Trường trung học số 11 Hàng Châu đã lắp đặt một hệ thống có tên “Hệ thống quản lý hành vi trên lớp thông minh”, ứng dụng vào việc dạy và học trên lớp. Hệ thống này có thể thực hiện quét khuôn mặt, đồng thời thông qua các camera còn có thể tiến hành phân tích một cách có hệ thống đối với học sinh trên lớp và đưa ra những phản hồi về những hành vi bất thường.

Theo giới thiệu, cứ mỗi 30 giây, hệ thống này lại tiến hành quét một lượt để thu thập biểu hiện của học sinh trên lớp, trong đó có việc đọc sách, viết bài, nghe giảng, đứng dậy, giơ tay và nằm bò ra bàn; đồng thời còn thu thập các biểu cảm sợ hãi, vui mừng, phản cảm, buồn, kinh ngạc, tức giận, và không biểu hiện gì, từ đó thông qua kho dữ liệu để phân tích ra trạng thái trên lớp của học sinh.

Hệ thống giám sát này khiến cho nhiều học sinh trong trường có một cảm giác khó chịu. Trước đó phía trường học cho biết, trong thời gian nghỉ hè sẽ lắp đặt hệ thống này tại tất cả các lớp học, và có kế hoạch sẽ thông qua Weixin để các phụ huynh có thể xem được.

Học sinh Ngô Kiến Phi cho biết: “Nếu đúng như thông tin báo chí nói, để cho phụ huynh lên mạng, mở điện thoại ra là có thể giám sát con cái bất cứ lúc nào, vậy chắc chắn cháu không cách nào chịu được”, “đây là phá hoại đoàn kết gia đình, chúng cháu cần có hành động”.

Nếu như hệ thống này được mở rộng khắp trường, các cháu sẽ làm gì? “Cháu đã chuẩn bị sẵn một cái búa!”, một học sinh nói. Theo điều tra với hơn 1000 cư dân mạng, có đến gần 56% người cho rằng, dưới sự giám sát này, học sinh sẽ mất đi tính riêng tư và tự do, lúc nào và ở đâu cũng phải cẩn thận với hành vi của mình, áp lực lên chúng sẽ thực sự lớn.

Một học sinh ở Trường trung học số 2 huyện Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây lo lắng, “Nếu trong giờ nghỉ giải lao mà vẫn bị camera giám sát, vậy thì ngay cả chút riêng tư cũng không còn nữa, hoàn toàn không có không gian riêng cho bản thân.”

Đồng thời, nhiều giáo viên cũng thấy phản cảm đối với camera giám sát. Một giáo viên tiểu học họ Giả ở Bắc Kinh chia sẻ, cô và các giáo viên khác cũng không tán đồng việc lắp đặt camera trong phòng học. “Đối với học sinh chậm tiến mà nói, việc lắp đặt camera cũng không khoải tác dụng thúc đẩy việc học tập tiến bộ hơn. Đối với giáo viên mà nói, cảm giác lúc nào cũng bị giám sát, khi giảng bài tâm lý cũng không thoải mái, cũng sẽ cảm giác trường học dừng như không tin tưởng vào việc dạy học của giáo viên.”

Theo thông tin, “Hệ thống quản lý hành vi trên lớp thông minh” tại Trường trung học số 11 Hàng Châu là do doanh nghiệp về an ninh mạng tại địa phương và công ty Hikvision cùng phát triển.

Được biết, hơn 1/5 số camera giám sát trên toàn thế giới là do Hikvision sản xuất. The Wall Street Journal từng đưa tin, Hikvision từ một công ty nhỏ không có tiếng tăm gì, đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất camera giám sát lớn nhất thế giới, chủ yếu là được sự giúp đỡ của chính quyền Trung Quốc, ngược lại công ty này sẽ giúp chính quyền giám sát 1,4 tỉ dân.

Nơi đâu cũng bị giám sát

Gần đây, thông tin 3 kẻ đào phạm lọt lưới trong buổi biểu diễn âm nhạc của ca sĩ Hồng Kông đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cư dân mạng. Cảnh sát Trung Quốc trong quá trình lắp đặt kiểm tra công nghệ nhận dạng khuôn mặt, đã nhận ra những kẻ đào phạm này sau đó tiến hành bắt giữ họ.

Chính quyền Trung Quốc ra sức tuyên tuyền rằng hệ thống giám sát thỉnh thoảng lại bắt được tội phạm. Nhưng người dân Trung Quốc lại cảm thấy cả ngày đều đang bị giám sát, có người nói: “giống như đang sống trong vườn thú!”, “Thật đáng sợ, bị người ta giám sát một cách trần trụi!”, “Dân chúng không mảnh vải che thân khi đứng trước mặt quốc gia!”

Truyền thông Đại lục đưa tin hồi tháng 3, cảnh sát Thâm Quyến đã cho ra mắt trang web công bố những người vượt đèn đỏ, dù là đạp xe đạp hay là người đi bộ, chỉ cần vượt đèn đỏ, sẽ bị ghi hình lại. Danh tính, số chứng minh thư, hình ảnh vi phạm của người vượt đèn đỏ này sẽ bị công khai một phần. Ngoài ra, còn có thể thông qua danh tính và thông tin số chứng minh để tìm đến đương sự.

Theo dữ liệu năm 2016 của công ty IHS Markit cho thấy, trong lĩnh vực công cộng và tư nhân, bao gồm sân bay, ga tàu hỏa và đường phố, chính quyền Trung Quốc đã lắp đặt 176 triệu camera giám sát. Trong đó có 20 triệu chiếc do cơ quan công an Trung Quốc nắm giữ. Đến năm 2020, số lượng camera sẽ tăng lên đến 626 triệu chiếc.

Tân Cương trở thành nơi thực nghiệm công nghệ giám sát

Thành phố Urumqi ở Tân Cương có thể là một trong những nơi bị giám sát chặt chẽ nhất trên thế giới. Tháng 12 năm ngoái, The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin nói, chính quyền Trung Quốc đã thực thi tất cả các phương pháp giám sát người Duy Ngô Nhĩ, khiến vùng đất này trở thành nơi thực nghiệm giám sát xã hội bằng công nghệ cao.

Bản tin cho biết, ga tàu hỏa ở Urumqi và các con đường ra vào thành phố này, tất cả đều được lặp đặt trạm kiểm tra an ninh có máy quét nhận dạng danh tính; khách sạn, trung tâm mua sắm và ngân hàng đều sử dụng máy quét để giám sát người dân qua lại.

Người dân đi lại trên phố, dường như không cách nào có thể tránh được những thiết bị giám sát hoạt động 24/24. Hàng ngày, người dân địa phương và khách du lịch đều phải thông qua các điểm kiểm tra của cảnh sát, đồng thời để camera giám sát và các thiết bị khác quét chứng minh thư, khuôn mặt, mắt, thậm chí toàn thân.

Tháng 12 năm ngoái, Hãng tin AP dẫn lời một cảnh sát ở Tân Cương nói, họ có hàng trăm ngàn camera giám sát, từ lúc người ta bước chân vào thành phố Urumqi, thì họ đã nắm được rồi.

Bản tin nói, ngoài nhận dạng khuôn mặt, công nghệ giám sát của chính quyền Trung Quốc còn giám sát cả xe cộ, mẫu DNA, và giọng nói.

Từ khi chính quyền Trung Quốc lợi dụng công nghệ giám sát kỹ thuật số tại Tân Cương, số người mất tích cũng ngày càng nhiều, năm ngoái, do bị giám sát nên khiến cho hàng ngàn người bị bắt và không rõ tung tích.

>>Hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương đã “mất tích”?

Các công ty công nghệ tại Đại lục trở thành tai mắt của chính quyền

Ngoài kho dữ liệu khổng lồ, công trình Sky Net, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng một hệ thống gọi là “hệ thống điểm tín dụng xã hội”, dự tính đến năm 2020 sẽ được đưa vào sử dụng. Hệ thống này sẽ tính điểm dựa vào biểu hiện của mỗi người tại đơn vị công tác, nơi công cộng, mua sắm cá nhân.

WSJ đưa tin, các công ty công nghệ tại Đại lục thu thập dữ liệu cuộc sống thường ngày của người dân thông qua điện thoại di động. Alibaba, Tencent, Baidu là những công ty chính trong việc thu thập này, trên không gian mạng họ trở thành tai mắt của chính quyền Trung Quốc.

Từ ngày 1/5/2018, Trung Quốc đã tiến hành khởi động hệ thống tính điểm xã hội tại sân bay, ga tàu, hạn chế người người có điểm tín dụng thấp ngồi tàu hoặc máy bay. Trước đó tại một số khu vực và doanh nghiệp chính quyền Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm.

Theo người phát ngôn Ủy ban cải cách phát triển quốc gia phát biểu hôm 16/5, tính đến cuối tháng 4, tất cả tòa án tại Đại lục đã công bố thi hành đối với người mất điểm tín dụng là 10,542 triệu người, hạn chế mua vé máy bay là 11,141 triệu người, hạn chế mua vé tàu cao tốc là 4,25 triệu người.

Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Lý Thiện Giám cho biết, để cho một cớ cấu quyền lực không có sự tín dụng đi dẫn dắt, kiểm soát cơ chế tín dụng này, thật là đáng mỉa mai.

Trí Đạt

Xem thêm: