Phát ngôn viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây liên tục sử dụng Twitter cá nhân để công kích Mỹ. Ngày 20/3 vừa qua, nữ phát ngôn viên của Mỹ là bà Morgan Ortagus đã đăng tweet phản bác.

Mỹ phản đối việc Trung Quốc ức hiếp hoạt động dầu khí của Việt Nam
Bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ (Ảnh qua Daily Beast)

Hôm 19/3, bà Hoa Xuân Oánh đăng tweet nói: “Từ ngày 3/1 đến nay, Trung Quốc vẫn luôn cập nhật thông tin và biện pháp ứng phó virus corona mới cho phía Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 15/1 thông báo cho Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Quốc gia liên quan đến cảnh báo virus corona mới. Hiện tại lại trách Trung Quốc trì hoãn không thông báo? Có nghiêm túc không?”

Về việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus hôm thứ Sáu (20/3) đã đăng tweet phản bác. Bà nói: “Đến ngày ngày 3/1, phía Trung Quốc ra lệnh tiêu hủy mẫu virus, đàn áp bác sĩ Vũ Hán lên tiếng (cảnh báo dịch bệnh), và điều tra người dân có phát ngôn trên mạng internet. Bà Hoa Xuân Oánh nói đúng, đây đúng là thời gian biểu mà thế giới cần điều tra chi tiết.”

Tweet của bà Hoa Xuân Oánh là đáp trả phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trên Fox News. Ngày 19/3, trong một chương trình truyền hình, ông Pompeo tiếp tục lên án ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, khiến cho toàn thế giới rơi vào nguy hiểm. Ông nói, ngoại giới cần hiểu “virus Trung Cộng” (virus corona mới, COVID-19) khi bùng phát ở Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì, thì mới có thể tránh được bi kịch tái diễn.

Khi trả lời phỏng vấn của chương trình truyền hình trên Fox News, ông Pompeo cho biết, sau khi Mỹ bắt đầu đập tan những lời dối trá của ĐCSTQ, họ liền bắt đầu tạo tin đồn. Hiện tại rủi ro dịch bệnh mà ĐCSTQ gây ra, không chỉ đe dọa đến tính mạng người Trung Quốc, cũng khiến toàn nhân loại rơi vào nguy hiểm.

Ngoài ra, trong lúc ĐCSTQ chặn thông tin về dịch bệnh, lại không ngăn chặn “viêm phổi Trung Cộng” (viêm phổi Vũ Hán) lây lan. Ông Pompeo nói: “ĐCSTQ không có hành động gì, mới khiến vô số sinh mạng rơi vào nguy hiểm”.

Bà Hoa Xuân Oánh không hề tiết lộ phía Trung Quốc rốt cuộc đã thông báo gì cho Mỹ vào ngày 3/1. Kiểu ngôn luận này, cùng với phát biểu trước đó của bà rằng phía Trung Quốc đã có “30 lần” thông báo cho Mỹ về tình hình dịch bệnh, cũng giống như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói “quân đội Mỹ đem virus đến Vũ Hán”, đều không có thông tin cụ thể, không có cung cấp bất cứ chứng cứ liên quan nào.

Ngôn luận của bà Hoa Xuân Oánh đã khiến cư dân mạng bùng nổ, không ít người ngoài gọi trực tiếp “virus Trung Quốc”, còn có người đăng lại tin tức thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh, khu dân cư Vũ Hán còn cùng ăn uống tập thể, và tức giận mắng rằng: “Nói cho Mỹ rồi, nhưng lại không nói cho đồng bào của mình”. Cho đến ngày 20/1, ĐCSTQ mới thông qua chuyên gia trong nước và truyền thông của đảng để thừa nhận rằng dịch bệnh lây truyền từ người sang người.

ĐCSTQ gần đây liên tiếp lợi dụng Twitter để đăng phát ngôn công kích xã hội quốc tế. Ngoài những ngôn luận nói trên của bà Hoa Xuân Oánh và ông Triệu Lập Kiên, ngày 16/2, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Kolkata (Ấn Độ) là ông Tra Lập Hựu cũng có phát biểu trên Twitter nhắm vào nhân sĩ chỉ trích ĐCSTQ trong xử lý dịch bệnh, “Cách nói chuyện của ông xem ra giống như một bộ phận của virus, vậy thì ông sẽ bị tiêu diệt giống như virus.”

Ngày 18/3, ông Eduardo Bolsonaro, con trai của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro chỉ trích ĐCSTQ che giấu sự thật dịch bệnh, khiến Đại sứ Trung Quốc tại Brazil lên tiếng đáp trả trên Twitter. Nhân viên ngoại giao ĐCSTQ chỉ trích, Eduardo Bolsonaro “chắc chắn đã bị lây nhiễm một loại virus về tâm thần”.

Ngoại giới phân tích, vì để tăng cường “quyền phát ngôn” trên quốc tế của ĐCSTQ nên quan chức ngoại giao ĐCSTQ đã nhanh chóng chuyển hướng sang nền tảng Twitter. Tuy nhiên, Twitter lại bị cấm ở Trung Quốc, nên người dân không cách nào sử dụng để lan truyền thông tin chân thật.

Huệ Anh

Xem thêm: