Hai y tá ở Vũ Hán đã công bố một bức tâm thư trên diễn đàn y tế ‘DXY.cn’ cầu xin nhân viên y tế từ khắp nơi trên thế giới đến Trung Quốc để giúp chống lại dịch COVID-19, theo báo The Guardian.

bac si vu han corona met moi
(Ảnh: Astroboy/imgur)

Cô Yingchun Zeng là y tá của bệnh viện y tế Quảng Châu, và cô Yan Zhen là y tá của bệnh viện Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn cũng ở Quảng Châu, đã công bố một lá thư trên tạp chí y khoa Lancet hôm thứ Hai (24/2), mô tả rằng họ đã kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời cho biết tuyến đầu dịch bệnh vẫn thiếu nghiêm trọng các nguồn cung y tế. 

Zeng và Zhen là hai trong số ít nhất 14.000 y tá thuộc gần 20.000 nhân viên y tế từ khắp đất nước đã đến Vũ Hán để giúp hệ thống y tế đã bị quá tải ở đây. Họ chia sẻ: “Nhưng chúng tôi cần nhiều sự giúp đỡ hơn. Chúng tôi kêu gọi các y tá và nhân viên y tế từ các nước trên thế giới đến Trung Quốc ngay bây giờ để giúp chúng tôi trong trận chiến này.” 

Hôm thứ Hai, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết dịch COVID-19 đã cướp đi hơn 2.715 mạng sống và lây nhiễm ít nhất 80.000 người tại Đại lục. Trong số hơn 3.200 nhân viên y tế đã bị nhiễm COVID-19, khoảng 90% các trường hợp này ở tỉnh Hồ Bắc. Theo số liệu trường hợp tử vong được báo cáo trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ít nhất 22 nhân viên y tế đã chết vì virus này.

Hai nữ nhân viên y tế đã đến Vũ Hán vào cuối tháng 1 viết rằng: “Những điều kiện và môi trường ở Vũ Hán khó khăn và khắc nghiệt hơn chúng ta có thể tưởng tượng.”

Bức thư mô tả sự thiếu hụt thiết bị bảo vệ, từ khẩu trang N95 phòng độc, tấm chắn mặt và kính bảo hộ cho đến áo choàng và găng tay. Báo cáo từ các phương tiện truyền thông trước đây đã cho thấy các bác sĩ và y tá làm áo choàng từ túi nilong chứa chất thải, còn các bệnh viện đã phải ra sức kêu gọi sự hỗ trợ từ công chúng.

Bức thư của Zeng và Zhen cũng mô tả những khó khăn của hoạt động hàng ngày. Kính bảo hộ thì mờ, trong khi đeo một vài lớp găng tay khiến việc thực hiện mở chai thuốc để tiêm cho bệnh nhân là một thử thách rất lớn. Nhiều nhân viên y tế bị loét ở tai và trán do phải đeo mặt nạ trong nhiều giờ, trong khi những người khác bị nổi mẩn đau khắp bàn tay do rửa liên tục.

Dịch corona và thất bại trong việc quản trị xã hội dân sự của ĐCSTQ

Bức thư viết rằng: “Để tiết kiệm năng lượng và thời gian mặc và cởi quần áo bảo hộ, chúng tôi tránh ăn và uống trong hai giờ trước khi vào khu cách ly.” Đó là lý do một số y tá đã bị ngất do hạ đường huyết (khi lượng đường trong máu giảm quá thấp, hoặc thiếu oxy).

Zeng và Zhen cũng nhấn mạnh những cảm xúc với công việc đã thực hiện, họ viết rằng: “Trong khi chúng tôi là y tá chuyên nghiệp, chúng tôi cũng là con người. Giống như mọi người khác, chúng tôi cảm thấy bất lực, lo lắng và sợ hãi. Các y tá có kinh nghiệm thỉnh thoảng tìm thời gian để an ủi đồng nghiệp và cố gắng giải tỏa nỗi lo lắng của chúng tôi.”

“Ngay cả những y tá có kinh nghiệm cũng khóc, có thể vì chúng tôi không biết chúng tôi cần ở đây bao lâu và chúng tôi là nhóm có nguy cơ cao nhất bị nhiễm COVID-19,” họ viết thêm.

Bức thư xuất hiện khi số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc dường như đang giảm, mâu thuẫn với một dòng tuyên bố lạc quan gần đây từ các quan chức và truyền thông nhà nước tích cực ca ngợi chính phủ xử lý khủng hoảng. Một diễn đàn trực tuyến cho các chuyên gia y tế ‘DXY.cn’ đã dịch và đăng bức thư, nhưng sau đó đã bị xóa.

Chuyên gia WHO: Nếu nhiễm bệnh tôi muốn được điều trị tại Trung Quốc

Trước đó, ngày 25/2, ông Bruce Aylward – cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc WHO và người dẫn đầu nhóm chuyên gia của WHO đến Trung Quốc, đã tuyên bố trong một buổi họp báo tại Bắc Kinh rằng các biện pháp cách ly phòng dịch của Trung Quốc, trên thực tế đã được chứng minh rằng rất thành công.

Ông còn nói, rất nhiều người cho rằng vật tư y tế của Trung Quốc thiếu hụt, nhưng lần này, sau khi chứng kiến trình độ huy động vật tư của Trung Quốc, ông nói “Nếu bị nhiễm bệnh, tôi muốn được điều trị tại Trung Quốc.” Phát ngôn được ông Aylward đưa ra mặc dù ông không hề đi tới bất kỳ “điểm dịch” nào tại các bệnh viện ở Vũ Hán.

Ngân Hà (tổng hợp)

Xem thêm: