Tuy chức quan của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính hiệp) chỉ như cái bình hoa chính trị chứ không có thực quyền, nhưng nếu biết lợi dụng thì có thể biến thành kênh phát tài nhờ “mua quan bán tước”, tương tự như chức Đại biểu Hội đồng Nhân dân, đặc biệt đối với nơi tập trung nhiều thương nhân giàu có và minh tinh nổi tiếng như Hồng Kông thì quan Chính hiệp càng dễ dàng trở thành “công cụ chính trị” mà nhiều năm qua thế lực của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân lợi dụng, vô số gian thương vì muốn có thêm địa vị chính trị nên bỏ tiền mua “hàm tước” Chính hiệp.

Hồng Kông là nơi tập trung đông đảo thương nhân giàu có và minh tinh màn bạc, vì thế Chính hiệp trở thành Mặt trận thống nhất của phái Giang nhiều năm qua, là “công cụ chính trị” để lợi dụng và mua bán, vô số gian thương vì muốn có thêm địa vị chính trị đã không tiếc tiền của mua “hàm tước” Chính hiệp.
Hồng Kông là nơi tập trung đông đảo thương nhân giàu có và minh tinh màn bạc, vì thế Chính hiệp trở thành Mặt trận thống nhất của phái Giang nhiều năm qua, là “công cụ chính trị” để lợi dụng và mua bán, vô số gian thương vì muốn có thêm địa vị chính trị đã không tiếc tiền của mua “hàm tước” Chính hiệp.

>> Xem thêm Phần 1

Nhưng tình hình có nhiều thay đổi sau tháng Mười năm nay khi Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc công bố Báo cáo tuần tra trong tháng về địa bàn Hồng Kông, đây là tín hiệu hoạt động chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn mở rộng đến Hồng Kông. Theo thông tin, hệ thống Chính hiệp Hồng Kông đang đối diện làn sóng chỉnh đốn và cắt giảm biên chế, ông Tập Cận Bình đã tổ chức Ban Thanh tra cấp cao nhất để “truy cứu” về hệ thống Chính hiệp Hồng Kông – Ma Cao, bao gồm những thủ đoạn mà một nhân vật nào đó lọt vào đội ngũ Chính hiệp. Trọng điểm thanh trừng sẽ tập trung vào những ủy viên Chính hiệp đã bỏ tiền ra mua chức vị và những ủy viên có tiền án hoặc liên quan đến xã hội đen…

Thực tế, từ sau khi Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị xử lý, với vai trò quyền lực của ông Tập Cận Bình, Hồng Kông đã nhiều lần bị biến thành sàn đấu của bàn cờ chính trị Trung Nam Hải, nhiều cảnh nhiễu loạn thường xuyên xảy ra như: vấn đề Hội Thanh niên Quan ái, tranh luận về sách giáo khoa, xử lý cựu Tổng Biên tập Minh Báo Hồng Kông, phong trào Chiếm Trung tâm Hành chính và phong trào Ô dù, gần đây nhất là sóng gió tuyên thệ gây tranh luận về diễn giải Luật Cơ bản, tất cả đều liên quan đến trận chiến tranh giành quyền lực của giới chức cấp cao Trung Quốc. Ở đây có vai trò quan trọng của các ủy viên Chính hiệp phái Giang nhờ bỏ tiền mua địa vị chính trị. Cùng với việc ông Tập Cận Bình bao vây thế lực phái Giang, việc xử lý hệ thống Chính hiệp Hồng Kông là khó tránh khỏi.

>> Xem thêm: Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Trung Quốc đã tiến đến Hồng Kông, Ma Cao?

Dùng nội tạng làm mồi nhử

Quan chức phái Giang không chỉ dùng tiền bạc và mỹ nữ để “chiếm cứ” Hồng Kông, nghiêm trọng hơn là lấy nội tạng người dân Trung Quốc làm mồi nhử, dẫn dụ nhiều nhân sĩ thành danh và thương nhân Hồng Kông hay bệnh tật tìm đến Trung Quốc Đại lục cấy ghép nội tạng.

Theo thông tin, hiện nay toàn Hồng Kông có khoảng 3000 người đang chờ được cấy ghép nội tạng, vì thời gian chờ để có nội tạng cấy ghép thường kéo dài nên nhiều người bệnh sớm qua đời khi chưa kịp tìm được nội tạng phù hợp. Vì vậy, nhiều phú hào đã tìm cách đến vùng khác cấy ghép nội tạng, trong đó Trung Quốc Đại lục là lựa chọn đầu tiên. Ông Tăng Hiến Tử (Tsang Hin-chi), cựu Chủ tịch Tập đoàn Goldlion và Ủy viên Thường vụ Hội đồng Nhân dân toàn quốc là ví dụ điển hình.

Ông Tăng Hiến Tử đã tiết lộ nhiều chuyện liên quan đến quá trình đi thay thận, và biểu đạt lòng biết ơn đối với “trung ương”, nhưng chưa bao giờ công khai vấn đề nguồn gốc nội tạng thay thế là từ đâu.

Theo trang Epochtimes đưa tin, khi ông Tăng Hiến Tử đi thay thận tại Đại lục có quan chức của chi nhánh Tân Hoa xã Trung Quốc tại Hồng Kông (tiền thân là Ban Liên lạc Trung Quốc) đi cùng, họ cũng cử một nhóm người đến Quảng Châu để chăm sóc cho Tăng, quan chức Trung Quốc đích thân đến các trại cưỡng bức lao động, trại tạm giam và nhà tù ở Quảng Châu để lựa chọn thận. Sau khi kiểm tra thân thể của hàng chục phạm nhân còn trẻ tuổi mới chọn được một người ngoài tỉnh gọi là “tam vô” (người ngoài tỉnh không có chứng minh thân phận, nơi cư trú và chứng nhận lao động), lý do lấy nội tạng là đưa phạm nhân đi xử tử hình.

Sau khi ông Tăng Hiến Tử thay thận thành công thì bắt đầu từng bước tham gia vào quan trường. Tháng 7/1999 sau khi ông Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, ông Tăng Hiến Tử trở thành vây cánh chống Pháp Luân Công tại Hồng Kông; ngày 1/7/2003, chính quyền Hồng Kông lập pháp Điều 23 Luật Cơ bản gây làn sóng biểu tình phản đối của 500 ngàn người Hồng Kông, nhưng ông Tăng Hiến Tử lại lên tiếng ủng hộ Trung Quốc Đại lục, lên án người chống đối. Đối với đa số người dân Hồng Kông, ông Tăng Hiến Tử trở thành một trong những đầu sỏ nguy hiểm.

>> Sự thật về mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc

Vai trò của bà Trần Chí Lập

Ông Ngô Lương Hảo (Wu Lianghao), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phúc Kiến – Hồng Kông nhờ theo phái Giang lập công đã trở thành ủy viên Chính hiệp toàn quốc, thông tin chỉ ra ông này đã chi hai triệu nhân dân tệ ủng hộ phái Giang để chống phá phong trào chiếm trung tâm hành chính Hồng Kông ngày 17/8/2014.

Người cung cấp thông tin cho Epochtimes cho biết, ông Ngô Lương Hảo cấu kết với bà Trần Chí Lập (được cho là tình nhân của ông Giang Trạch Dân), họ đều là người Phủ Điền, phát tài bằng tội ác thông qua hệ thống y tế Phủ Điền. Y tế Phủ Điền đã lũng loạn bệnh viện Trung Quốc Đại lục gây vô số chuyện thương tâm, liên quan đến mạng lưới bệnh viện quân đội tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Y tế Phủ Điền chỉ những người theo nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y tế ở Phủ Điền – Phúc Kiến. Theo thông tin, y tế Phủ Điền chiếm 80% tổng định mức y tế tư nhân ở Trung Quốc Đại lục, doanh thu hàng năm đạt đến 260 tỷ nhân dân tệ. Năm 2014, những người theo nghề y trên toàn cầu có quê ở Phủ Điền đã cùng nhau thành lập Tổng hội Nghề chăm sóc sức khỏe Phủ Điền, bà Trần Chí Lập là tổng cố vấn, còn ông Ngô Lương Hảo là thành viên ban cố vấn. Cả hai đều là người Phủ Điền.

Cứ thế, cho dù hệ thống y tế Phủ Điền bị xã hội lên án nhưng càng ngày càng lớn mạnh, ký kết được vô số hợp đồng với hệ thống bệnh viện quân đội và cảnh sát vũ trang, dù bị lên án thế nào vẫn đứng vững vàng nhờ có chỗ dựa trong quan trường. Tuy nhiên, sự kiện cái chết của Ngụy Tắc Tây (Wei Zexi) hồi tháng Tư năm nay đã cho thấy rõ trò tuyên truyền quảng cáo giả dối của y tế Phủ Điền cùng trách nhiệm của bà Trần Chí Lập.

Câu chuyện buổi dạ tiệc quyên góp của đảng DAB

Do danh sách ủy viên Chính hiệp Hồng Kông thuộc quản lý của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, vì thế nhiều thương nhân Hồng Kông tìm mọi cách lấy lòng quan chức Văn phòng Liên lạc Trung Quốc để mua “hàm tước” Chính hiệp.

Theo thông tin, tại buổi đại tiệc quyên góp hai năm tổ chức một lần của đảng DAB Hồng Kông (thân Trung Quốc Đại lục), bức thư pháp có chữ “Độ đức nhi xử” của ông Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung Quốc Trương Hiểu Minh tặng đã bán được với giá lên đến 18,8 triệu đô Hồng Kông, còn bức thư pháp “Thượng thiện nhược thủy” do bậc thầy Nhiêu Tôn Di (Rao Zongyi) viết chỉ bán được 3 triệu nhân dân tệ.

Ông Cao Kính Đức (Gao Jingde), người mua bức thư pháp của Trương Hiểu Minh, là Chủ tịch tập đoàn quốc tế Henderson, công ty quản lý tài sản Henderson trực thuộc tập đoàn này đã được giao quản lý một phần đất quân sự của quân đội Hồng Kông.

Ông Cao Kính Đức cũng là ủy viên Chính hiệp toàn quốc, là Phó chủ nhiệm Ủy ban Thể thao – Y tế – Văn hóa, Khoa giáo Chính hiệp toàn quốc. Ngoài ra còn chức vụ khác là Hội trưởng Tổng hội Văn hóa Trung Hoa tại Hồng Kông, Hội trưởng Hội Xúc tiến Hòa bình thống nhất Trung Quốc… Ông Trương Hiểu Minh đã đặc biệt cảm tạ ông Cao Kính Đức ra tay hào hiệp.

Tối hôm đó, ông Trương Hiểu Minh lên sân khấu hát một ca khúc trong phim Tây du ký và đã quyên thu được 11 triệu nhân dân tệ. Hai năm trước, một bức thư pháp khác của ông Trương Hiểu Minh có chữ “Tuấn trình vạn lý” cũng quyên thu được với giá cao ngất ngưởng là 13,8 triệu đô la Hồng Kông.

Một ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung Quốc khác là Lâm Vũ Cao (Lin Wugao) cũng ca một bài và quyên thu được 7 triệu nhân dân tệ. Số tiền này quyên thu được từ các ông: Ủy viên Thường vụ Chính hiệp tỉnh Quảng Tây Thái Gia Tán (Cai Jiazan), Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Hứa Trí Minh (Xu Zhiming), Ủy viên Chính hiệp toàn quốc kiêm Chủ tịch Bất động sản Shimao Hứa Vinh Mậu (Xu Rongmao), Ủy viên Chính hiệp toàn quốc và người sáng lập tập đoàn công nghiệp Jiantao Trương Quốc Vinh (Zhang Guorong), Phó Chủ tịch Ban đối ngoại Chính hiệp toàn quốc kiêm Chủ tịch tập đoàn Rongli Lư Văn Đoan (Lu Wenduan), và cựu Ủy viên Thường vụ Chính hiệp toàn quốc Dương Tôn Tây (Yang Sunxi).

Ngoài ra, một cuốn Luật Cơ bản có chữ ký của ông Ủy viên Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang đã được ông Đàm Trấn Quốc (Tan Zhenguo), con của ông Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Đàm Cẩm Cầu (Tan Jinqiu) dùng một triệu nhân dân tệ để thu nhận. Ông Đàm Cẩm Cầu cũng là Chủ tịch “Liên minh Tình nguyện viên Hồng Kông” do Văn phòng Liên lạc Trung Quốc cài cắm. Đàm Trấn Quốc là Ủy viên Chính hiệp thành phố Thâm Quyến, Ủy viên Chính hiệp quận Việt Tú – Quảng Châu.

Ngày 23/11, tờ Sing Pao Daily News của Hồng Kông có bài bình luận chỉ ra, số tiền mà quan chức Trung Quốc gom được giúp cho đảng DAB cho thấy quyền lực của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc lớn như thế nào, quan viên trở thành mục tiêu để giới thương gia xu thời nịnh bợ.

Ông Quân Triệu Kiên (Andrew Wan), nghị sĩ Hội đồng Lập pháp đảng Dân chủ đã nói thẳng, đây là dịp để các thương nhân xu thời “tiến cống chính trị”, thể hiện lòng trung thành với Văn phòng Liên lạc Trung Quốc. Ông Quân nói, “bức thư pháp của Trương Hiểu Minh lại được trả giá cao cấp nhiều lần bức thư pháp của bậc thầy Nhiêu Tôn Di thì thật nực cười!”. Qua chuyện này cho thấy Văn phòng Liên lạc Trung Quốc có tầm ảnh hưởng mạnh như thế nào ở Hồng Kông.

Theo ông Quân Triệu Kiên, sau khi Hồng Kông trả về Trung Quốc Đại lục thì thứ văn hóa hủ bại ở Đại lục đã ngày càng “lan tỏa” ở Hồng Kông. Tuy nhiên, do hệ thống luật pháp Hồng Kông tương đối hoàn thiện nên giới thương nhân không dám làm càn quá đáng, buổi tiệc gây quỹ của DAB trở thành cơ hội “tiến cống hợp pháp”.

Ông Dương Nhạc Kiều (Yang Yueqiao), nghị sĩ Hội đồng Lập pháp đảng Công dân dùng từ “nhìn thế là đủ biết” hình dung về giá tiền cao ngất ngưởng của bức thư pháp Trương Hiểu Minh, giới thương nhân Hồng Kông đã mượn đêm hội quyên góp của DAB để tỏ lòng thành với Văn phòng Liên lạc Trung Quốc, đây là thực trạng đáng lo ngại về “một nước hai chế độ”.

Nguyên nhân khiến xã hội Hồng Kông luôn bất ổn

Những Ủy viên Chính hiệp mà nhiều năm qua bị phái Giang lôi kéo đã sớm trở thành một thế lực chính trị tại Hồng Kông.

Sau sóng gió tuyên thệ của hai nghị sĩ trúng cử của Thanh niên Tân chính vừa qua, vào ngày 23/10, thế lực thân Trung Quốc tại Hồng Kông đã tuyên bố thành lập Đại liên minh chống Hồng Kông độc lập, người triệu tập là ông cố vấn danh dự Liên hội xã đoàn Phúc Kiến – Hồng Kông Hồng Tổ Hàng. Cuối tháng Mười vừa qua, liên minh này đã phát động 25 đoàn thể thân Trung Quốc bao vây Hội đồng Lập pháp, phản đối không cho hai nghị sĩ trẻ của Thanh niên Tân chính tuyên thệ lại, yêu cầu hủy tư cách nghị sĩ của họ.

Ngày 13/10 lại xảy ra sự kiện 50 đoàn thể thân Trung Quốc tập trung phản đối “Hồng Kông độc lập”. Sự kiện đã bị truyền thông tiết lộ là dùng tiền để huy động người tham gia, trong đó có nhiều công dân Đại lục, có người đến từ Xà Khẩu – Quảng Đông cho biết đã được trả thù lao 300 đô Hồng Kông, còn người Hồng Kông thì mỗi người được 600 đô.

Một người chia sẻ thông tin với trang tin Epochtimes rằng, ông Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh là người đã ủng hộ sự kiện mít-tinh diễu hành này, lấy danh nghĩa là ổn định xã hội Hồng Kông nhưng thực tế là nâng cao quan điểm “Hồng Kông độc lập” nhằm mục đích giữ vững địa vị quyền lực của mình, “Chính hiệp Đại lục và Lương Chấn Anh đều muốn làm loạn Hồng Kông, vì thế nghĩ ra trò ‘Hồng Kông độc lập’, việc tranh luận về vấn đề này giúp ông ta giữ được vị thế”.

Theo thông tin, hiện ông Tập Cận Bình đang rất khó chịu về tình hình Hồng Kông. Một là sóng gió tuyên thệ do phái Giang đạo diễn nhằm gây xung đột xã hội Hồng Kông. Hai là xã đoàn đỏ ở Đại lục (tiêu biểu là bang Phúc Kiến và Quảng Đông) đã đạo diễn sự kiện diễn giải Luật Cơ bản chống Hồng Kông độc lập, giương ngọn cờ ổn định Hồng Kông nhưng thực chất là phối hợp cùng phái Giang gây rối loạn Hồng Kông, muốn nhờ cơ hội loạn lạc để bảo vệ địa vị chính trị của họ. Những người đứng đầu có nhiều người có địa vị Chính hiệp, là mục tiêu trọng điểm thanh tra của Bắc Kinh lần này. Được biết, thư tố giác những người này đã gửi về Bắc Kinh.

Hai năm trước, vở kịch diễu hành “chống chiếm trung tâm” do phe cánh thân Trung Quốc đạo diễn đã huy động được 1500 đoàn thể thân Trung Quốc với 193 ngàn người tham gia. Được biết hoạt động do chính ông Trương Đức Giang chủ mưu, mục đích để tiếp tục thao túng Hồng Kông, khi đó nhiều cơ quan truyền thông đã chụp được hình ảnh người tham gia nhận tiền.

Giới quan sát độc lập cho rằng, đứng ra tổ chức sự kiện là những xã đoàn đỏ ở Trung Quốc Đại lục, trong đó nhiều người đứng đầu xã đoàn có địa vị là Ủy viên Chính hiệp toàn quốc. Tổng chỉ huy phong trào khi đó là ông Hồng Tổ Hàng (Hongzu Hang), Ủy viên Chính hiệp toàn quốc, chuyên trách các hội đồng hương. Ông Phó Tổng chỉ Huy Lương Lượng Thăng (Liang Liangsheng) là Phó Hội trưởng thường trực Hội Hữu nghị Ủy ban Chính hiệp cấp tỉnh đặc khu Hồng Kông. Trong đó, Tổng chỉ huy xã đoàn Phúc Kiến là Chủ tịch hội xã đoàn Phúc Kiến, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc Ngô Lương Hảo (Wi Lianghao). Các Phó tổng chỉ huy khác gồm: Đặng Thanh Hà (Deng Qinghe), Hội trưởng Tổng hội xã đoàn Quảng Tây – Hồng Kông kiêm Ủy viên Chính hiệp toàn quốc; Trương Thái Siêu (Zhang Taichao), Hội trưởng Tổng hội xã đoàn Hải Nam – Hồng Kông; Lý Đức Lân (Li Delin), Hội trưởng Hội Liên hiệp Chiết Giang; Thái Nghị (Caiyi), Ủy viên Chính hiệp thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông; Vương Huệ Trinh (Wang Huizhen), Hội trưởng Tổng hội xã đoàn Quảng Tây – Hồng Kông, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc…

Vở kịch này khiến nhiều tổ chức đặc vụ phái Giang nằm bên ngoài Trung Quốc Đại lục nằm dưới danh nghĩa là các xã đoàn dân sự như Hội hữu nghị, phụ nữ, doanh nhân… bị lộ diện.

Đến nay, cùng với việc ông Tập Cận Bình đẩy mạnh chỉnh đốn Chính hiệp Hồng Kông, hệ thống đặc vụ Hồng Kông mà ông Tăng Khánh Hồng dày công vun trồng bao nhiêu năm qua đang gặp thử thách nghiêm trọng.

Mộc Vệ (T/H)

Xem thêm: