Qua quá trình gần ba thập kỷ thế giới cực lực lên án nạn mua bán và cấy ghép nội tạng người tại Trung Quốc, sự phản hồi chính thức của chính quyền nước này đã đi từ phủ định, đến cải cách và gần đây nhất là lời tuyên bố tự nhận trở thành lãnh đạo toàn cầu trong ngành cấy ghép tạng.

mo cuop noi tang 2
Hàng loạt bệnh viện lớn tham gia vào hoạt động cấy ghép tạng không rõ nguồn gốc

Bản thân việc mua bán nội tạng từ tử tù vốn bị coi là lạm dụng nhân quyền, bởi vì không ai có thể đảm bảo rằng tù nhân thực sự tự nguyện và tự do hiến tạng. Thế nhưng, nghiêm trọng hơn, bắt đầu vào khoảng năm 2000, khi số ca phẫu thuật ghép tạng ở Trung Quốc tăng mạnh, các báo cáo đã bắt đầu xuất hiện về việc sử dụng nội tạng từ những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ. Điều quan trọng cần lưu ý là những người này không phải là những tử tù, mà họ là những tù nhân lương tâm, những người có tín ngưỡng hoặc những nhà hoạt động nhân quyền.

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế đã sớm lên án việc Trung Quốc sử dụng tù nhân làm nguồn tạng từ những năm 1990, thông qua các phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ vào năm 1995 và 2001.

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc về tất cả những điều này hoặc là phớt lờ hoặc phủ định. Sau cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ năm 2001, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ là “những lời dối trá giật gân và phỉ báng độc ác”. Nữ phát ngôn viên Trung Quốc tiếp tục khẳng định “Nguồn tạng chủ yếu đến từ hiến tặng tự nguyện”.

1209171714151002 450x481
Hai điều tra viên Kilgour và Matas được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2010 vì điều tra về vấn đề chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm.

Một số cải cách hành chính và quản lý nhà nước đã diễn ra ở Trung Quốc vào khoảng 2005, nhưng phản ứng của chính quyền đối với sự phê phán vẫn tiếp tục là phủ định. Năm 2006, khi bản báo cáo dựa trên một cuộc điều tra toàn diện của hai ông David Kilgour và David Matas được phát hành, một phát ngôn viên Trung Quốc đã lên án bản báo cáo của các ông Kilgour-Matas là “bôi nhọ”, “dựa trên những lời đồn đại và cáo buộc sai”. Đồng thời, nhiều nguồn bằng chứng trực tuyến được nêu lên trong bản báo cáo đã đột nhiên bị thay đổi, hoặc biến mất hoàn toàn. Ví dụ như, những trang web của bệnh viện trên khắp cả nước có quảng cáo thời gian chờ tạng 2 tuần đã gỡ sạch các thông tin quảng cáo như vậy.

Khi áp lực quốc tế tiếp tục gia tăng, câu chuyện chính thức dùng để đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi. Chính quyền nước này công khai thừa nhận rằng họ không có hệ thống hiến tạng tự nguyện nào, các phẫu thuật viên thừa nhận rằng hơn 90% tạng là từ các tù nhân, và các cải cách đã tăng tốc, bao gồm một bộ luật mới về ghép tạng vào năm 2007.

Ba năm sau, vào năm 2010, chính quyền Trung Quốc cuối cùng đã công bố về việc thành lập một hệ thống đăng ký hiến tạng tự nguyện trên toàn quốc. Mục đích được tuyên bố của hệ thống này là để chấm dứt việc dựa vào tạng của các tù nhân.

20160818122525516 small
Ông Hoàng Khiết Phu dẫn dắt chiêu bài cải cách giả tạo của Trung Quốc. (Ảnh: NTDTV)

Cuối cùng, vào cuối năm 2014, ông Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, đã công bố rằng “Bắt đầu từ ngày 1/1/2015, tất cả nội tạng sử dụng trong cấy ghép sẽ chỉ lấy từ nguồn hiến tặng tự nguyện”. Tờ Trung Quốc Nhật báo còn hùng hồn ra bài với tiêu đề “Trung Quốc sẽ bỏ việc thu hoạch tạng từ các tử tù”. Thật kinh ngạc rằng, nội dung bài báo đã mâu thuẫn với tiêu đề đó. Bài báo dẫn lời ông Hoàng rằng: “Các tù nhân vẫn nằm trong số những ứng viên đạt tiêu chuẩn cho việc hiến tạng, nhưng tạng của họ sẽ được đăng ký trong hệ thống máy tính thay vì được sử dụng để mua bán riêng tư”.

Câu chuyện cải cách này hóa ra lại là chiêu bài mang thắng lợi về cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông quốc tế chỉ đưa lại tin của báo chí nhà nước Trung Quốc về cuộc cải cách năm 2015, mà không nhận ra xảo trá luồn lách về mặt ngữ nghĩa ở đây – tái phân loại nội tạng của các tù nhân thành “hiến tặng tự nguyện”(Xem phần “Những lời nói dối có cánh” bài: Lợi dụng truyền thông phương Tây, Trung Quốc bao che tội ác phản nhân loại)

Các tổ chức y tế quốc tế cũng đã làm như vậy. Họ hoan nghênh việc tạo ra một hệ thống đăng ký hiến tạng, và phớt lờ thực tế rằng ngành công nghiệp ghép tạng tỷ đô-la của Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở lấy tạng của tù nhân.

Mỹ: Bang Arizona kêu gọi hành động chống lại nạn mổ cướp nội tạng

Các quan chức Trung Quốc lại được mời đến các hội nghị y tế quốc tế. Các chuyên gia quốc tế cũng lại bắt đầu tham dự các cuộc họp ở Trung Quốc. Tại một hội nghị ở Côn Minh vào tháng 8/2017, các đại diện của ba tổ chức quốc tế lớn gồm Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp Hội Ghép tạng và Viện Hàn lâm Khoa học của Giáo hoàng đã khen ngợi những cải cách của Trung Quốc.

Trên thực tế, trong 6 tháng qua, câu chuyện cải cách này đã được đẩy lên một mức độ cao hơn, và đang hình thành cái có thể được gọi là một câu chuyện lãnh đạo toàn cầu. Các quan chức về ghép tạng đã bắt đầu chấp nhận những khẩu hiệu gắn liền với những tham vọng toàn cầu đang thay đổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình. Có hai ví dụ minh chứng cho nhận định này:

  • Thứ nhất, vào tháng 8/2017, ông Hoàng Khiết Phu đã đăng một bài viết trên một tạp chí y học quốc tế với nhan đề: “Mô hình Trung Quốc’ về việc hiến và ghép tạng”. Ông này nói rằng, “Trung Quốc đã cho thế giới thấy ‘Mô hình Trung Quốc’ rất thu hút”. Ông Hoàng kết luận rằng, Trung Quốc “với vai trò siêu cường chính trị, sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành ghép tạng thế giới”.
  • Thứ hai, một bài báo trên tờ Trung Quốc Nhật báo ngày 31 tháng 1 năm 2018, có nhan đề: Các nước trong nhóm Vành đai và Con đường đã đưa ra hướng dẫn về hiến tạng. Trong đó có nêu rằng: “Trung Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình và hợp tác với các nước tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường, để giúp họ thành lập các hệ thống hiến tạng”.

Sau hơn hai thập kỷ phủ định, chính quyền Trung Quốc tuyên bố là họ đã dừng việc lạm dụng từ ngày 1/1/2015. Không nhận ra bộ mặt thật của câu chuyện cải cách, các tổ chức y tế thế giới đã chuyển từ việc gây sức ép sang khen ngợi Trung Quốc. Và từ đó, thay vì đưa ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc ra trước vành móng ngựa vì tội danh diệt chủng, thế giới lại tạo điều kiện để nó tự khoác lên mình vai trò lãnh đạo toàn cầu về ghép tạng.

Dựa theo bài viết của Louisa Greve, chuyên gia Quan hệ quốc tế về Châu Á

Xem thêm: