Một bản báo cáo được công bố gần đây cho thấy, số người lấy danh nghĩa du lịch nhập cảnh vào Australia để xin tị nạn tăng mạnh, trong đó phần lớn là người Trung Quốc và người Malaysia. Họ đi bằng máy bay đến Australia để xin tị nạn chính trị, nhưng đại đa số bị từ chối. Lãnh tụ đảng Lao động Australia Bill Shorten vô cùng bất mãn về việc này, ông chất vấn Bộ trưởng Nội chính Peter Dutton vì sao không ngăn chặn người xin tị nạn đến Australia ?

hộ chiếu
Ảnh minh họa từ internet

Trang tin AusToday đưa tin, số liệu được công bố hồi cuối năm ngoái cho thấy, trong thời gian 1 năm, số lượng công dân Trung Quốc xin visa tị nạn tại Australia đã tăng gấp đôi.

Theo số liệu của Bộ Nội chính Australia, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018, tổng cộng có 9315 công dân Trung Quốc đến Australia, tăng 311% so với giai đoạn năm 2016 – 2017. Mặc dù số người tăng mạnh, nhưng chỉ có 10% được Cục di dân Australia nhận định là “chân thực”.

Được biết, nhóm người xin tị nạn lớn nhất từ chính phủ Úc là người Malaysia, tổng cộng có 9319; tiếp đó là Trung Quốc với 9315; Ấn Độ là 1529 người; Việt Nam là 764 người; Pakistan là 589 người.

Tuy nhiên, số lượng người được phê duyệt là rất ít. Chính phủ Australia đã cấp 1425 thị thực tị nạn trong năm tài khóa 2018, trong đó chỉ có 87 người Trung Quốc, và hầu hết thị thực được cấp cho người Iraq và Pakistan.

Người đứng đầu đảng Lao động Australia Bill Shorten tỏ ra vô cùng bất mãn, ông chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội chính Peter Dutton rằng vì sao không thể ngăn cản những người xin tị nạn đến Australia, “Đến lúc nào ông mới có thể gánh vác trách nhiệm?”

Ông Bill Shorten nói: “Nếu ông Peter Dutton có thể gánh vác trách nhiệm, thì không thể có chuyện mấy vạn người ngồi máy bay nhập cảnh, sau đó nói với chúng ta rằng ‘tôi muốn xin tị nạn chính trị'”.

Có người cho rằng, rất nhiều người Malaysia và người Trung Quốc thực ra không phải là thực sự xin tị nạn chính trị, mà là đang kéo dài thời gian, bởi vì họ cũng thuộc nhóm người lao động chui ở Australia.

Joyce Chia – Chủ nhiệm về chính sách của Hội đồng tị nạn Australia từng cho biết, “nói một cách tổng thể, Trung Quốc không phải là nước tị nạn lớn, nhiều người trong số họ có thể phù hợp với tư cách nạn dân, nhưng nói thực, rất nhiều người cầm visa du học và du lịch mà lại xin tị nạn là không đúng.

Trong năm 2017- 2018, số đơn kháng cáo của công dân Trung Quốc đã tăng 135% so với năm tài khóa trước, chiếm 25% tổng số đơn kháng cáo xin visa tị nạn, nhưng chỉ 5% trong số đó kháng cáo thành công. Các chuyên gia nói rằng nhiều người kháng cáo không có mặt tại phiên tòa, và họ lo lắng rằng đây sẽ là sự lạm dụng hệ thống kháng cáo với mục được ở lại Australia lâu hơn.

Huệ Anh

Xem thêm: