Du khách Trung Quốc do nhiều nguyên nhân đã gây ra nhiều tranh chấp khi đi du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự kiện lần này khiến dậy sóng dư luận là vì thái độ khác thường của chính quyền Trung Quốc.

9f790f0d8c422cdca4c4b3e22e3baa55
Du khách Trung Quốc làm náo loạn sân bay Nhật Bản

Người dân Trung Quốc Đại lục phải chăng cũng cần “yêu nước” đúng thời cơ

Mới đây, 175 du khách người Trung Quốc bất mãn vì bị nhỡ chuyến bay, nên đã cùng nhau hát quốc ca và xảy ra xung đột với cảnh sát địa phương tại Sân bay quốc tế Narita của Nhật. Sau khi xảy ra sự việc, khác với những lần tương tự trước đó, báo Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời của Tham tán Triệu Cương, thuộc Trung tâm Bảo hộ lãnh sự Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, lần này là tranh chấp thông thường giữa hành khách và công ty hàng không, trong tình hình này, “dùng hình thức tập thể hát quốc ca để giải quyết vấn đề hiển nhiên là không thích hợp, ngược lại có thể gây kích động sự đối lập tình cảm dân tộc, thậm chí làm mâu thuẫn trở nên gay gắt hơn”.

Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đăng một bài có tựa đề “Đừng lẫn lộn bảo vệ quyền cá nhân và sự tôn nghiêm của quốc gia”, bài viết nói, “đây là động chạm đến tình cảm yêu nước…. là một loại bệnh bợ đỡ trói buộc tình cảm của người dân toàn quốc lại nhằm giải quyết ân oán riêng tư”.

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không cho biết, năm 2016, tại Sân bay Chitose (Nhật Bản) cũng xảy ra sự kiện du khách Trung Quốc gây náo loạn, thậm chí có người còn tự tiện xông qua hải quan, rồi xảy ra xung đột kịch liệt với cảnh sát Nhật Bản. Ông cho biết, sự việc khi đó còn nghiêm trọng hơn lần này, nhưng Thời báo Hoàn Cầu lại nói không có việc gây náo loạn, và chỉ trích truyền thông Nhật Bản “thích xào xáo, không ngoại trừ có ý đồ tuyên truyền xấu”.

Phân tích về thái độ khác nhau của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc xử lý vấn đề có tính chất tương tự ở từng thời điểm, ông Trần Phá Không cho rằng: “Khi đó hai bên Trung Quốc – Nhật Bản xảy ra xung đột kịch liệt, chính quyền Trung Quốc muốn ổn định quan hệ Trung – Mỹ, để dùng quan hệ này áp đảo quan hệ Trung – Nhật. Hiện nay, quan hệ Trung – Mỹ đối lập và xung đột, ông Trump cứng rắn với Trung Quốc, lúc này, chính quyền Trung Quốc lại muốn ổn định quan hệ Trung – Nhật, mục đích là để đối phó với Mỹ, do đó mới gấp rút cải thiện quan hệ Trung – Nhật.”

Ngày 27/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đến thăm Trung Quốc, vấn đề quan trọng được đưa ra thảo luận bao gồm đẩy mạnh quan hệ cấp cao Trung – Nhật, nhanh chóng khôi phục hội đàm cấp cao giữa 3 nước Trung, Nhật, Hàn, thực hiện các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước Trung – Nhật. Trước đó, ngày 25/1, tại sân bay Nhật Bản đã xảy ra sự việc xung đột giữa du khách Trung Quốc và cảnh sát Nhật Bản.

Ông Trần Phá Không cho biết, người dân tại Trung Quốc Đại Lục nên chăng cần nhìn thời cơ để “yêu nước”. “Lúc nào chống Nhật, lúc nào không chống Nhật, điều này không phải nằm ở tình cảm cá nhân, mà là cả một ván cờ có tính toán của chính phủ, để anh gây sự thì anh gây sự, bảo anh đánh ai thì anh đánh người đó”.

Có cư dân mạng nhận định, người dân Trung Quốc chỉ là quân cờ của chính quyền, “khi cần, họ sẽ khiến quân cờ động đậy, khi không cần thì sẽ vứt bỏ”.

Người Trung Quốc có “chứng vọng tưởng bị hại”?

Bài viết của CCTV thậm chí còn nói du khách Trung Quốc có “chứng vọng tưởng bị hại”. Bình luận viên thời sự độc lập Hình Thiên Hành chia sẻ với báo Epoch Times rằng, “chứng vọng tưởng bị hại” này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gieo rắc một loại độc tố vào đầu người dân Trung Quốc.

Bà nói: “Trong tuyên truyền trường kỳ, ĐCSTQ vì mục đích chính trị của mình, nên khi đả kích đối thủ luôn đi kích động thù hận. Không chỉ với người Nhật Bản, mà đối với xã hội quốc tế cũng như vậy, chính là nó hình thành một khái niệm kẻ địch có chết lòng ta cũng chưa nguôi thù hận, cái đảng này dường như luôn lừa gạt, kích động tình cảm của người Trung Quốc.

>> Blogger Hoa kiều: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước của Trung Quốc chẳng giống ai

Ngoài ra, bà còn phân tích, trong một xã hội bình thường, nếu như xuất hiện vấn đề, thông thường một bên đưa ra yêu cầu, sau đó hai bên cùng thương lượng giải quyết. Khi liên quan đến quyền lợi cá nhân bị tổn hại, hoặc có thể yêu cầu tìm sự trợ giúp từ pháp luật, hoặc là tìm đến lãnh sự quán của nước mình để nhờ trợ giúp. Nhưng người Trung Quốc không biết, họ cũng không hiểu, bởi vì ở trong nước Trung Quốc, khi bị đối đãi bất công, thông thường họ sẽ không có chỗ dựa để đòi quyền lợi cho mình.

Bà nói thêm: “Do sự chấp chính của ĐCSTQ, nên trong xã hội Trung Quốc không có một chỗ dựa bình thường để nói lên những yêu cầu của mình, nếu như làm theo quy trình bình thường thì sẽ không có ai để ý đến. Do đó họ mới dùng đến phương thức tập thể, khiến cho sự việc thành to lên, cách này có thể tạo ra được hiệu ứng dư luận để gây áp lực, và họ đã đem phương thức này ra ngoài Trung Quốc để áp dụng.”

Học giả Trần Vĩnh Miêu cũng cho biết, hành vi của những du khách này là kết quả của việc bị tẩy não bởi văn hóa đảng. Họ hát quốc ca tại sân bay Nhật Bản, là cách để họ tìm sự giúp đỡ lớn hơn.

Ông chia sẻ với Epoch Times: “Trước đó có người Trung Quốc bị kỳ thị ở Canada, ông ta cầm ảnh Mao Trạch Đông đi xuống phố. Những người bị ĐCSTQ giáo dục, nô lệ hóa, họ chỉ có thể dùng những lá bài do ĐCSTQ cấp để duy hộ quyền lợi của mình. Họ không nghĩ được rằng còn có cách khác, họ đã bị nô lệ hóa, sinh sống trong môi trường của ĐCSTQ trong thời gian lâu, dù có chạy ra ngoài, thì cũng không thể chạy thoát được thế giới của ĐCSTQ.”

Tông Văn

Xem thêm: