Do chính sách ‘Zero COVID’ cực đoan của Trung Quốc đối với dịch bệnh trong vài năm qua, số lượng sinh viên đại học Mỹ theo học tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm.

shutterstock 1312504334
(Ảnh minh họa: Sharkshock / Shutterstock)

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, số lượng sinh viên đại học Mỹ học tập tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm. Năm học 2020-2021 chỉ còn 382 người, giảm 97% so với con số lên tới khoảng 12.000 của năm học 2018-2019 và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh gần 15.000 của 10 năm trước. Một số chuyên gia cho rằng ngay cả sau khi Trung Quốc mở cửa biên giới, vẫn chưa biết liệu sinh viên Mỹ có muốn quay lại học tập tại Trung Quốc hay không khi căng thẳng địa chính trị và quan hệ Mỹ- Trung xấu đi nghiêm trọng.

Tờ WSJ của Mỹ đưa tin, mặc dù vào tháng Một năm nay Trung Quốc đã mở cửa biên giới trở lại, nhưng các chuyên gia cho rằng phải mất ít nhất vài năm nữa số lượng sinh viên Mỹ theo học tại Trung Quốc mới tăng trở lại mức trước dịch bệnh COVID-19 bùng nổ, tuy nhiên không chắc có thể trở lại mức trước đó hay không.

Thông tin chỉ ra số lượng sinh viên Mỹ học tập tại Trung Quốc bắt đầu giảm kể từ đầu những năm 2010. Một số học giả đã quy nguyên nhân bắt đầu từ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dần chậm lại và việc Bắc Kinh giảm ngoại giao. Sau khi dịch COVID-19 càn quét thế giới, hàng trăm ngàn sinh viên Mỹ đã dừng việc du học không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác.

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ và Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), lượng sinh viên Mỹ du học năm học 2020-2021 đã giảm tới 96%. Đồng thời, trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ trong năm học 2020-2021 cũng thấp hơn 14% so với 2 năm trước, chỉ còn gần 318.000 người.

Giáo sư Cameron Johnson quản lý tại Cơ sở Quốc tế Thượng Hải của Đại học New York, cho biết vẫn chưa thể thấy khả năng triển vọng gia tăng đáng kể số lượng sinh viên Mỹ quay trở lại Trung Quốc. Cùng quan điểm, ông Jensen, người đã làm việc tại Trung Quốc từ năm 1999, chỉ ra rằng ngoài việc lo lắng rằng nhà cầm quyền tại Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới một lần nữa còn có lý do Mỹ ngày càng mất lòng tin vào Trung Quốc, khiến sinh viên Mỹ ngại du học tại Trung Quốc.

Giáo sư David Moser về ngôn ngữ học tại Đại học Sư phạm Thủ đô ở Bắc Kinh, cho biết khi nhận thức của công chúng Mỹ về Trung Quốc ngày càng xấu đi, nhiều trường đại học Mỹ có thể khó tiếp tục triển khai các chương trình du học Mỹ ngắn hạn. Đã qua rồi cái thời hoàng kim khi nhiều sinh viên Mỹ đến Trung Quốc chỉ vì tò mò.

Theo AFP, khi quan hệ Trung-Nga trở nên gần gũi hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Moscow xâm lược Ukraine bị các nước phương Tây trừng phạt rộng rãi, Nga đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc trên trường quốc tế. Một sinh viên đại học người Nga dạy tiếng Trung Quốc cho biết, người Nga đang bắt đầu học tiếng Trung vì Bắc Kinh sẽ trở thành đối tác chính của Nga trong những thập kỷ tới.

Nguồn tin cũng dẫn số liệu từ một công ty tuyển dụng trực tuyến lớn cho biết nhu cầu nhân viên nói tiếng Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng của Nga đã tăng gấp 3 lần. Một người quản lý của công ty cho biết gần 11.000 vị trí công việc mà công ty tuyển dụng vào năm ngoái đều yêu cầu tiếng Trung, tăng 44% so với năm 2021. Trong khi đó bối cảnh các thiết bị và linh kiện [dùng ở Nga] do Trung Quốc sản xuất tăng nhanh, các công việc ở Nga liên quan nói tiếng Trung Quốc đang tăng gấp đôi về bán hàng, vận chuyển và hậu cần.

Mặt khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã đưa ra thông báo tuyển chọn học sinh trung học mới sang Nga học tập. Như vậy sau 60 năm, một lần nữa Trung Quốc lại phái quy mô lớn sinh viên công lập đến Nga. Nhưng một quan chức chính phủ Trung Quốc yêu cầu giấu tên nói với Đài RFA rằng dù cho học miễn phí thì cô cũng không bao giờ cho con đi qua Nga học, vì biết rằng chế độ Nga và ĐCSTQ, Bắc Triều Tiên , Iran, giống như nhau.

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, chương trình du học giữa Trung Quốc và Nga do nhà nước tài trợ bắt đầu trong thời kỳ trăng mật Trung-Xô vào những năm 1950 và đạt đến cao trào sau Chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, khi quan hệ Trung-Xô nguội lạnh vào năm 1958 và xấu đi nhanh chóng vào năm 1960 thì chương trình này bước vào thời kỳ đóng băng. Hơn 60 năm qua, trong bối cảnh vị thế nước Nga không ngừng suy thoái thì xu thế người Trung Quốc du học ở Nga không còn phổ biến.