Mới đây, thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn của Mỹ khẳng định, Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ trên nhiều phương diện, từ kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, và đe dọa từ Trung Quốc kinh khủng hơn từ Nga và Iran. Thậm chí, Trung Quốc còn đe dọa hòa bình thế giới, khiến nhiều quốc gia cảm thấy hoang mang. Nhưng có học giả lại cho rằng, hàng loạt hành động đối ngoại cũng như đối nội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên thực tế giống như ánh lửa lóe lên trước khi tắt.

123
Ngày 14/11, thượng nghị sĩ Cộng hòa  John Cornyn, đại diện đảng đa số tại Thượng viện, đã phát biểu tại Hội nghị nghiên cứu và thảo luận thường niên của “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (CSIS), ông cho biết Trung Quốc là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc tại nước ngoài đồng thời là cơ quan gián điệp

Ngày 15/11, trang web của Ủy ban Nghiên cứu An ninh kinh tế Mỹ – Trung (U.S. China Economic and Security Review Commission) thông báo về việc Ủy ban này đã đệ trình Báo cáo thường niên 2017 lên Quốc hội Mỹ. Theo báo cáo, chính quyền ĐCSTQ không chỉ tăng cường quản lý truyền thông trong và ngoài nước, mà cơ quan truyền thông Trung Quốc cũng tăng tốc bành trướng bên ngoài Trung Quốc Đại Lục. Cơ quan truyền thông ĐCSTQ tại nước ngoài còn kiêm nhiệm vụ làm tình báo.

Báo cáo đưa ra dẫn chứng, Tân Hoa xã của Trung Quốc có văn phòng đại diện tại New York, Washington, Chicago, Los Angeles, Houston và San Francisco. Báo cáo cho rằng, Tân Hoa xã Trung Quốc kiêm nhiệm một số chức năng nhiệm vụ của một cơ quan tình báo. Báo cáo kêu gọi Quốc hội Mỹ phải căn cứ vào Đạo luật đăng ký người đại diện nước ngoài yêu cầu nhân viên làm việc trong cơ quan truyền thông Trung Quốc thường trú ở Mỹ đăng ký người đại diện nước ngoài.

Tờ Epoch Times chia sẻ nhận định của nhà bình luận Tăng Hồng cho biết, ĐCSTQ không chỉ có tổ chức truyền thông ở Mỹ mà còn có ở trên khắp thế giới. Những cơ quan truyền thông tiếng Hoa này không chỉ làm nhiệm vụ du thuyết, tuyên truyền quyền lợi, còn làm cả công tác tình báo. Ngoài ra ĐCSTQ còn hoạt động núp bóng dưới nhiều loại hình tổ chức đa dạng khác như Hội đồng hương, Hội đồng học, Hội thương nhân, Tổ chức giao lưu văn hóa…

Ông Tăng Hồng cho biết: “Không chỉ dừng lại ở các tổ chức thuộc nhà nước mà còn rất nhiều tổ chức khác, về cơ bản chỉ trừ truyền thông của Pháp Luân Công, tất cả các cơ quan truyền thông tiếng Trung nằm ở phương Tây đều bị mua chuộc, khống chế.”

Ông cho rằng, Tây phương là nơi tương đối tự do, không cấm cản ai tuyên truyền cái gì, nhưng thực tế những người từ Trung Quốc Đại Lục lưu vong đến Tây phương đều khá nhạy bén, họ biết đây là cách làm rất tai hại.

Ông nói: “Cách đây 28 năm sức ảnh hưởng của cộng sản Liên Xô đối với Mỹ và thế giới không thể bằng cộng sản Trung Quốc hiện nay. Sức mạnh kinh tế, chiều sâu quan hệ, thâm nhập, mức lợi hại, tính phá hoại của ĐCSTQ ngày nay vượt xa so với cộng sản Liên Xô 28 năm trước. Đây là cuộc xâm lăng mềm, không phải kiểu như vũ khí hạt nhân hủy hoại trực tiếp, loại này diễn ra âm thầm lặng lẽ, từng bước ngấm dần vào lỗ chân lông!”

Tiến sĩ Trần Khuê Đức, Tổng biên tập “Tùng lãm Trung Quốc”, Chủ tịch Học xã Trung Quốc tại Princeton cho biết, ông rất ủng hộ hành động này của Mỹ, ông cho rằng cán cân thương mại Trung – Mỹ không bình đẳng, về phương diện truyền thông cũng như vậy.

Ông trả lời phỏng vấn Epoch Times rằng: “Những người làm truyền thông của các nước khác tại Trung Quốc rất khó có thể lấy được tin tức, khó có thể tự do đi lấy tin tức, phỏng vấn người dân Trung Quốc. ĐCSTQ cũng không cho cơ quan truyền thông nước ngoài xây dựng tổ chức ở Trung Quốc. Hiện nay đến cả trang mạng của các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới cũng không vào được Trung Quốc. Nhưng truyền thông của ĐCSTQ thì lại rầm rộ phát triển ra các nước, đặc biệt là Mỹ, phương Tây, trong đó một lực lượng phóng viên hùng hậu tham gia vào những việc không phải nghề chính của họ.”

Đe dọa an ninh đối với Mỹ

Ngày 14/11, thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn, đại diện đảng đa số tại Thượng viện đã đã phát biểu tại Hội nghị Nghiên cứu và Thảo luận thường niên của “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” (CSIS), ông cho biết Trung Quốc (ĐCSTQ) là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. Ông John Cornyn dẫn ý kiến của Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ Mike Pompeo cho biết, nhìn xa thì Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn hơn nhiều đe dọa an ninh từ Nga và Iran.

Ông nhìn từ ba phương diện:

Thứ nhất, Trung Quốc là kinh tế nhà nước, do chính phủ khống chế, họ dùng chính sách quốc gia thu được lợi ích kinh tế rất lớn, nhưng đồng thời cũng phá hoại và cản trở thị trường tự do.

Thứ hai, hành động khiêu khích về quân sự, động cơ của họ rất rõ, dẫn chứng rõ nhất là hành động quân sự tại biển Đông gần đây.

Thứ ba, ĐCSTQ đang dùng mọi cách để rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật với Mỹ, họ muốn triệt tiêu ưu thế quân sự của Mỹ, dùng chính tri thức của Mỹ để tấn công Mỹ.

Nhưng có lẽ nhiều người không chú đến vấn đề đáng lo hơn là ĐCSTQ đang dồn sức đầu tư vào các công ty khoa học kỹ thuật của Mỹ, trong đó có nhiều công ty kỹ thuật quân sự.

Tiến sĩ Trần Khuê Đức cho biết, Trung Quốc là nước chuyên chính một đảng. Sự tồn tại chính thể này là đe dọa lớn đối với hòa bình thế giới, điều này không có gì phải nghi ngờ.

Bành trướng của ĐCSTQ là ánh lửa lóe lên trước khi tắt?

Tiến sĩ Trần Khuê Đức cho rằng, hiện nay cộng đồng quốc tế đang cảm thấy hoang mang, bối rối vì ĐCSTQ, cảm thấy  như Trung Quốc muốn vượt Mỹ, muốn chi phối cả Đông Á, thậm chí chi phối thế giới về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế.

Ông phân tích, thực tế sức mạnh của Trung Quốc không lớn được như thế. Tình hình thế giới ngày nay có chút hỗn loạn, ví dụ chuyện nước Anh thoát Âu, tình hình chính trị Mỹ làm nhiều người bất bình, từ đây ĐCSTQ thừa cơ hội gây sức ép, tưởng chừng nội bộ đoàn kết thống nhất muốn làm bá chủ thế giới. Nhưng đây chẳng qua chỉ là hiện tượng tạm thời diễn ra trong thời gian ngắn.

Ông nói: “Dù sao Trung Quốc cũng là nước lớn của thế giới, nằm trong vài nước cộng sản còn sót lại. Bây giờ gần như cả thế giới, ít nhất là 123 nước, lựa chọn thể chế dân chủ. Vì thế ĐCSTQ khó hòa nhập với trào lưu chính của thế giới, vị trí của nó là khá cô lập.”

Vấn đề nội bộ mà ĐCSTQ phải đối diện, đặc biệt là vấn đề kinh tế là rất lớn. “Thực tế nó đang lấy công làm thủ, việc nó đàn áp xã hội dân sự trong nước, phong tỏa thông tin chặt chẽ cho thấy nó thiếu tự tin, vì quá lo lắng về tính hợp pháp thống trị của nó mà có phản ứng như vậy”, tiến sĩ Trần Khuê Đức nói thêm.

Loại phản ứng này mở rộng trên các phương diện cả đối nội lẫn đối ngoại, trên thực tế nó hiểu rõ tình thế của nó trên toàn thế giới: tuyệt đối thuộc nhóm thiểu số, nằm trong thế phòng thủ tuyệt đối. Vì những năm qua nó triệt để lợi dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… hòng giành được lợi ích kinh tế, qua đó chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và chính trị, hy vọng để cân bằng với thế giới.

Nếu một chính quyền phải dùng toàn bộ trí tuệ và sức mạnh nhằm tìm kiếm việc duy trì sự tồn tại của chính quyền này,  phải lo lắng làm sao giải quyết được tính hợp pháp thống trị của nó, vậy thì bản thân chính quyền này hoàn toàn không bình thường.

Tiến sĩ Trần Khuê Đức khẳng định: “Bản thân nó mang tâm lý của một chính phủ quá độ. Phải hiểu rằng hiện nay nó kiêu ngạo tự mãn, hung hăng ép người, bành trướng trên thế giới, trấn áp dân chủ trong nước… là vì nó phải vùi lấp nỗi lo sợ bên trong.”

ĐCSTQ thừa biết nó không thoát khỏi dẫm lên vết xe đổ của Liên Xô cũ và Đông Âu, những bài học này luôn ám ảnh khiến nó lo lắng chính quyền của nó không thể tồn tại lâu dài được.

Ông nói: “ĐCSTQ không có dũng khí, không tự tin, không dám cạnh tranh chính trị công khai và hợp pháp với các sức mạnh chính trị khác. Vì thế mới gây hàng loạt hành động đối nội và đối ngoại như kể trên, đây là đốm sáng lóe lên trước khi tắt, hoặc cũng có thể nói là bóng tối trước bình minh, thời khắc nghiêm trọng nhất thực tế cũng là thời khắc hoang đường nhất, thời khắc trấn áp khủng khiếp nhất cũng là lúc chính quyền này đang đi đến hồi kết.”

Tuyết Mai

Xem thêm: