Theo tạp chí “The National Interest”, dẫu những năm gần đây nền kinh tế của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng nể, nhưng dịch COVID-19 gần đây phát sinh đã nhắc nhở mọi người rằng phải nhớ kỹ Trung Quốc về căn bản vẫn là một quốc gia theo Chủ nghĩa Cộng sản. Xã hội tự do có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, nhưng sự hỗn loạn được tạo ra khi chính quyền toàn trị sợ mất đi quyền lực lại hoàn toàn khác. Sự bùng phát của dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ khiến con người bất an và phản ứng của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước vấn đề này, đã nhắc nhở mọi người về hậu quả xảy ra trong một thể chế bị quốc gia kiểm soát, thiếu dân chủ.

Dịch COVID-19
(Ảnh: Shutterstock)

Trong vòng 10 ngày, Trung Quốc đã xây dựng bệnh viện với 1.000 giường bệnh, thuê khoảng 7.000 nhân viên làm việc toàn thời gian. Điều này quả thực để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều người.

Nhưng dẫu thành tựu này ấn tượng thế nào, thì khi suy xét tới dịch bệnh đã trở nên vô cùng nguy hiểm, một việc vốn có thể tránh được, nhưng do thiếu sự chia sẻ thông tin và điều tiết, hiện giờ lại phải áp dụng những biện pháp rất cực đoan.

Dịch COVID-19 này bắt đầu bùng phát từ đầu tháng 12 tại Vũ Hán Trung Quốc. Chính quyền Vũ Hán không lập tức công bố cho người dân, cũng không cảnh báo mọi người về khả năng bùng phát của dịch bệnh lây nhiễm rất cao này, mà đợi 3 tuần mới công bố với dân chúng. Cùng với tình hình dịch bệnh leo thang, chính quyền Trung Quốc còn tích cực mưu đồ đàn áp những thông tin có liên quan tới dịch bệnh.

“Điều này hiển nhiên là không thể chấp nhận được, đặc biệt là khi suy xét tới kinh nghiệm trong dịch SARS, tới tỷ lệ người Trung Quốc đi du lịch trong và ngoài nước rất cao, lúc đó Trung Quốc cũng có ý đồ muốn che đậy.” Peter Brooks, nghiên cứu viên cấp cao về an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã viết: “Để có thể giảm thiểu tối đa sự lan rộng của bất cứ dịch bệnh tiềm ẩn nào, nước chủ nhà không chỉ cần nhanh chóng đưa ra phản ứng, mà còn phải cung cấp thông tin minh bạch, không chỉ với công dân nước mình, mà còn cần tư vấn cho cộng đồng quốc tế.”

Dẫu những hành động này (hoặc không làm gì cả) tính đến hiện giờ đã gây ảnh hưởng lớn cho Trung Quốc, nhưng đại dịch hoành hành có thể còn sẽ mang tới hậu quả có tính toàn cầu.

Cách đây một thế kỷ, trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đại dịch cúm đã khiến cho số người tử vong vượt qua số người tử vong trong chiến tranh. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ chỉ ra, theo thống kê, trong một thời điểm nào đó, toàn thế giới có thể có 1/3 người sẽ bị lây nhiễm.

Chính quyền Bắc Kinh hiển nhiên coi trọng việc giữ gìn thể diện cho chính quyền hơn, chứ không thực sự nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh này một cách hiệu quả.

Đến hiện tại, kinh tế biến động do sản xuất ngưng trệ, con số người bị lây nhiễm và tử vong vì bệnh này vẫn khó có thể làm người ta tin được, rất khó để nói chuẩn xác rằng Trung Quốc đang xảy ra chuyện gì. 

Những hình ảnh và video có liên quan tới dịch bệnh được phát tán trên các trang website ngoài Trung Quốc, dẫu có một vài thông tin ngụy tạo và sai sót, nhưng căn cứ theo những biện pháp đàn áp thông tin rõ nét của Bắc Kinh, rất khó có thể tin tưởng bất kỳ công bố nào của giới quan chức ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý là, sự phát triển kinh tế vài chục năm trước của Trung quốc, phải quy công cho việc họ đã vứt bỏ lý luận kinh tế của Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng chính quyền ĐCSTQ lại không hề vứt bỏ quyền kiểm soát xã hội tuyệt đối của mình.

Cùng với việc chủ tịch Tập Cận Bình giành được nhiều quyền lực hơn, ĐCSTQ đã lợi dụng công nghệ ngày càng được tăng cường của mình, mà sáng tạo càng nhiều công cụ chuyên chế hơn. Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đang được tiến hành đồng thời với việc thống trị chuyên chế của mình.

Do vậy, dẫu Trung Quốc có được năng lực kinh tế và kỹ thuật lớn mạnh hơn để chữa trị dịch bệnh, nhưng hệ thống kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt hơn sẽ khiến khả năng ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh của xã hội Trung Quốc đi xuống.

Nhân tố này sẽ khiến xã hội Trung Quốc dưới chế độ này hoàn toàn khác biệt so với thể chế của Mỹ. Trong thể chế của Mỹ, tự do ngôn luận là quyền được bảo hộ, hơn nữa một xã hội dân chủ đầy sức sống sẽ khiến thông tin được lan truyền nhanh hơn.

So sánh với thời điểm bùng phát dịch SARS của Trung Quốc vào năm 2003 và hiện nay, Lý Nguyên đã viết trên tờ “New York Times” rằng: “Chính phủ (Trung Quốc) tăng cường kiểm soát mạng internet, truyền thông và xã hội dân sự… Kết quả là, rất nhiều hãng truyền thông, những đoàn thể, những nhà hoạt động đi đầu và bất kỳ người nào khác muốn Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đều phải câm lặng hoặc bị đặt ngoài lề.”

Nước Mỹ có thể sẽ không xây dựng bệnh viện trong 10 ngày, nhưng nước Mỹ có thể ứng phó tốt hơn với dịch bệnh này, mà không cần làm như Trung Quốc.

Theo The National Interest
Minh Tú biên dịch