Bán nguyệt san “Nhân quyền Trung Quốc” gần đây có đăng một bài viết của Vương Đức Bang, một trong những người lãnh đạo cuộc vận động dân chủ học sinh, sinh viên yêu nước năm 1989. Bài viết bàn về những hậu di chứng đau thương mà sự kiện Lục Tứ mang lại cho dân tộc Trung Hoa như: Giá trị bị suy đồi, công quyền bị xã hội “đen hóa”, xã hội trở nên máu lạnh, giáo dục phi nhân tính hóa.

Sự kiện Thảm sát Thiên An Môn 1989.
Sự kiện Thảm sát Thiên An Môn 1989.

Năm nay là kỷ niệm 28 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, còn gọi là sự kiện Lục Tứ. Phong trào vận động dân chủ yêu nước chống tham nhũng hủ bại năm 1989 này không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế giới mà còn mang đến cho dân tộc Trung Hoa những đau thương sâu sắc không thể chưa lành. Chính vì vậy mà dân tộc này không cách nào bước vào ngưỡng cửa văn minh hiện đại, không cách nào thoát khỏi tình cảnh khó khăn về các phương diện như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, hơn nữa sẽ còn gây liên lụy, làm đầu độc toàn bộ tiến trình văn minh nhân loại.

1. Giá trị bị suy đồi

Bài viết phân tích, trong cuộc vận động dân chủ năm 1989, những đòi hỏi về “chống hủ bại, đòi dân chủ, tranh đấu nhân quyền”, đã phản ánh sự mong mỏi và theo đuổi những giá trị văn minh phổ quát của toàn thế giới như công bằng, chính nghĩa, tự do, dân chủ, nhân quyền v.v.. Sự theo đuổi đó lại dẫn đến cuộc thảm sát tàn khốc, khiến những khái niệm về giá trị văn minh trở thành điều cấm kỵ ở Trung Quốc, hơn nữa còn trở thành mục tiêu phê phán của các loại văn kiện và truyền thông nhà nước.

Từ đó, hệ thống giá trị văn minh cố hữu của xã hội Trung Quốc, trải qua mưa máu gió tanh và sự hoạch định dẫn dụ cố ý của chính quyền cộng sản hòng che giấu tội ác, đã sụp đổ một cách hệ thống trên mọi mặt, dẫn đến thị phi, thiện ác, thật giả, xấu đẹp đều đảo lộn.

2. Công quyền bị xã hội “đen hóa”

Bài viết cho rằng, sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, quyền lực công ở Trung Quốc hoàn toàn đã gỡ xuống lớp mặt nạ “vì nhân dân phục vụ“, chỉ còn lại thống trị bạo lực khủng bố một cách trần trụi. Tập đoàn thống trị đã hình thành nên cơ chế lấy sự phân phối về quyền lực làm cát cứ phân chia lợi ích theo phạm vi thế lực, từ đó diễn hóa thành các phe phái và băng đảng khác nhau, và xuất hiện việc công quyền bị xã hội “đen hóa” tột độ.

Xã hội “đen hóa” công quyền tập trung biểu hiện ở một số phương diện như sau: về tôn chỉ quyền lực, hoàn toàn biến đổi thành việc kẻ sở hữu quyền lực nhằm mưu đồ lợi ích; về thủ đoạn mưu mô nắm quyền lực lợi ích, thì hoàn toàn vứt bỏ pháp chế và luân lý, là tiếp diễn việc cướp đoạt chính quyền mà không từ thủ đoạn khi xưa; về hậu quả của quyền lực, thì xuất hiện việc cướp bóc và vắt kiệt một cách điên cuồng với tầm nhìn ngắn hạn (như việc cưỡng chế trưng thu phá dỡ, khai phát có tính phá hoại và phá hoại có tính khai phát, duy trì ổn định bằng bạo lực, phong tỏa mạng Internet cấm tự do ngôn luận v.v..) hơn nữa còn nhanh nhanh chóng chóng chuyển tài sản cướp bóc được ra nước ngoài.

3. Xã hội trở nên máu lạnh

Bài viết chỉ ra, sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, chính quyền đã khủng bố chặt đứt bất kể mối liên hệ nào trong quần chúng, biến xã hội thành những hạt cát và mảnh vụn không mối liên hệ tương hỗ, hơn nữa trong các loại tuyên truyền và giáo dục đã làm mờ nhạt đi lòng yêu thương quan tâm của con người, kích động sự đấu tranh và thù hận giữa người với người, đánh tráo khái niệm, tô vẽ tình người thành mối quan hệ lợi hại thuần túy. Cứ như vậy về sau này, toàn bộ xã hội càng trở nên máu tanh, tàn bạo. Nhiệt huyết năm 1989 vì kêu gọi dân tộc mà không tiếc hy sinh, vì bị thảm sát mà trở nên hoàn toàn nguội lạnh.

4. Giáo dục phi nhân tính hóa

Bài viết còn nhìn nhận, sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổng kết kinh nghiệm, và coi việc giáo dục bồi dưỡng nhân cách độc lập và tự do tư tưởng là căn nguyên của động loạn, từ đó đã từ bỏ tôn chỉ giáo dục nhằm bồi dưỡng kiện toàn nhân cách, biến toàn bộ nền giáo dục chuyển sang hướng phi nhân tính hóa. Bài viết nhấn mạnh, giáo dục có quan hệ đến cái gốc hưng vong của một dân tộc, nền giáo dục phi nhân tính hóa sau cuộc thảm sát Thiên An Môn đã đẩy dân tộc này vào con đường hủy diệt, ắt phải lập tức dừng cương trước bờ vực, nếu không vạn kiếp cũng không quay lại được.

Vương Đức Bang cho rằng, cuộc thảm sát Thiên An Môn mang lại di họa cho dân tộc này quá nhiều, mà muốn chữa trị thì cực kỳ gian nan. Ông Chương Lập Phàm từng dự đoán rằng, phải trải qua 150 đến 200 năm vết thương do thảm sát Lục Tứ mới có thể chữa lành. Nhưng vấn đề là, mãi đến hôm nay, Trung Quốc vẫn chưa hề bắt đầu quá trình chữa trị này, mà vẫn cắm đầu chạy đến mất lý trí trên con đường tà ác, tiếp tục khắc sâu làm nặng thêm di chứng này, vậy thì cái ngày có thể chữa lành ấy còn quá xa xôi diệu vợi.

Hồng Ngọc

Xem thêm: