Mặc dù Trung Quốc từ trước tới nay vẫn luôn dùng nụ cười giả tạo nhất để nói với thế giới rằng họ yêu hòa bình, nhưng ẩn giấu bên trong là những mánh khóe chỉ sợ người khác biết, đó là việc họ lâu nay vẫn luôn cung cấp viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho phần tử khủng bố.

Embed from Getty Images

Năm 2008, các công đoàn, giáo hội và các nhà lãnh đạo nhân quyền ở các nước Nam Phi phản đối tàu chở vũ khí An Nhạc Giang (An Yue Jiang) của Trung Quốc đến khu vực Nam Phi (Ảnh: Getty Images)

Theo thông tin nội bộ được cung cấp bởi quan chức liên quan đến cung cấp vũ khí trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc: ĐCSTQ vẫn đang cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố ở nhiều nước như Afghanistan, Iran, Iraq, trong đó có cả viện trợ không hoàn lại, về sau này còn có cả vũ khí giết người mang tính hủy diệt như tên lửa đạn đạo. Đây là nguyên nhân trực tiếp cho thấy vì sao mà các phần tử khủng bố ở Trung Đông và các nước khác vẫn luôn hoạt động mạnh mẽ.

Iran và Iraq là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1983 đến năm 1986, hai nước Iran và Iraq nhập khẩu 92% vũ khí Trung Quốc, sau khi chiến tranh ở hai nước này kết thúc, lượng vũ khí nhập khẩu giảm mạnh còn 56%. Nhưng sau chiến tranh Vùng vịnh Ba Tư, lượng vũ khí mà Iran mua từ Trung Quốc tăng mạnh lên 69%, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Iran.

Tháng 10/1987, Mỹ phát hiện Trung Quốc bán một loại tên lửa đạn đạo đất đối đất có tầm bắn 20 – 40 dặm sang Trung Đông, đặc biệt là bán cho kẻ địch của Mỹ (Iran), trực tiếp đe dọa đến an toàn của hạm đội Mỹ hộ tống tàu chở dầu của Kuwait ở Vịnh Ba Tư.

Tháng 4/1988, Mỹ đột nhiên phát hiện Tên lửa tầm trung liên lục địa CSS-2 do Trung Quốc chế tạo xuất hiện ở Ả Rập Xê-út, việc này khiến cho Lầu Năm Góc và Nhà Trắng một phen thất kinh. Tên lửa này là loại có thể di động, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được đẩy bằng tên lửa một tầng. Đây là thế hệ vũ khí chiến lược đầu tiên được phát triển và trang bị loạt tên lửa tầm trung “Đông Phong” (Dongfeng) do Trung Quốc phát triển đầu những năm 1960, tầm bắn của nó vào khoảng 2800 km, có thể tạo thành mối đe dọa đối với phần lớn khu vực ở Liên Xô. Nếu Ả Rập Xê-út trang bị loại vũ khí này, thì trong cuộc chiến Ả Rập-Israel tiếp theo, Israel nhỏ bé có thể sẽ dễ dàng bị tiêu diệt.

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã có bề dày phát triển nhiều thập kỷ, đã có rất nhiều nước đang sử dụng vũ khí do Trung Quốc sản xuất, đến cuối năm 1996, tổng cộng có hơn 40 nước trang bị vũ khí của Trung Quốc, danh sách như dưới đây.

Châu Á: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Pakistan, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, Sri Lanka, Iraq, Iran, Ả Rập Saudi, Bắc Triều Tiên, Nepal.

Châu Phi: Algeria, Cameroon, Mali, Sudan, Ai Cập, Ethiopia, Zimbabwe, Libya, Sierra Leone, Burundi, Gambia, Guinea, Togo, Zambia, Guinea-Bissau, Madagascar, Gangs, Cộng hòa Dân chủ Congo, Mozambique, Burkina Fasso, Tunisia.

Châu Mỹ Latinh: Bolivia, Nicaragua, Peru.

Châu Âu: Rumani, Albania.

Vũ khí Trung Quốc là trang bị chính cho quân đội các nước như Iran, Pakistan, Bangladesh, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Zimbabwe, Tanzania, Sudan, Thái Lan, v.v., đặc biệt là Lục quân và Không quân. Ví dụ, Lục quân của quân đội Pakistan có các loại vũ khí của Trung Quốc như Xe tăng với các mẫu 59, 69, 85; Súng thần công (Cannon) đầu đạn 85mm, 122mm, 130mm; Lựu pháo (Howitzer); Pháo cao xạ 37mm và 57mm; Pháo phản lực 122mm và Tên lửa chống xe tăng mô phỏng loại Hồng Tiễn (Hongjian). Không quân thì có các mẫu máy bay JJ-5, J-6, J7, Q-5, Q-5M, CJ-5/6A, K-8; Hải quân có các mẫu tàu tên lửa, tàu hộ tống, tàu chở dầu.

Trong các vũ khí mà Trung Quốc xuất khẩu, cũng không hiếm các loại vũ khí trang bị công nghệ cao và mới. Ví dụ, hiện tại quân đội của Ả Rập Xê Út được trang bị hệ thống tên lửa đất đối đất CSS-2, chính là một loại hệ thống vũ khí tầm xa hiện đại hóa có hàm lượng công nghệ rất cao. Thái Lan mua 4 con tàu khu trục mang tên lửa, mỗi con tàu đều được trang bị 8 tên lửa chống hạm C-801 và hệ thống chiến đấu điện tử tương đối hoàn thiện, có thể chở máy bay trực thăng, có tải bổ sung và tiềm năng chuyển đổi lớn; Bangladesh, Ai Cập và nhiều nước khác cũng được trang bị tàu khu trục như vậy. Mẫu máy bay mới JJ-7 được Trung Quốc chế tạo gần đây, máy bay H-6D, Xe tăng chiến đấu chủ lực loại 85, Xe vận tải bọc thép loại 85, Tên lửa phòng không HQ-2J, Tên lửa phòng không FM-80, v.v hiện đều được trang bị cho quân đội các nước Myanmar, Thái Lan, Pakistan, Sri Lanka, Iran, Iraq.

Còn có một số vũ khí, mặc dù tính năng tổng thể không được tiên tiến lắm, nhưng có chức năng đặc biệt, và cũng được rất nhiều nước tin tưởng. Ví dụ như, Pháo Thần công 59-1 loại 130mm, tầm bắn lớn nhất lên đến 2,7 km, có thể phối hợp với nhiều loại đạn dược, toàn bộ pháo sử dụng công nghệ và vật liệu mới, và có trọng lượng nhẹ, phù hợp với các điều kiện phức tạp khác nhau. Do đó, không chỉ có các nước như Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Thái Lan, Iraq, Cameroon, mà còn có các nước Tây Á như Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Oman cũng đã trang bị.

Pháo phản lực mẫu 63 có 12 nòng đường kính 73mm được 14 nước sử dụng vì có tính năng vượt trội, trong đó không chỉ có những nước truyền thống nhận viện trợ quân sự của Trung Quốc như Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Albania sử dụng, mà còn có cả các nước đang phát triển như Iraq, Iran, Sri Lanka, Myanmar, Libya, Syria, Zimbabwe, Sudan, Burkina Faso. Trong đó Sudan có 600 khẩu, Iran có 500 khẩu và Syria có 200 khẩu; ngay cả nước ở Mỹ Latin như Nicaragua cũng có 33 khẩu.

Chính phủ Trung Quốc đương nhiên sẽ phủ nhận với cộng đồng quốc tế, họ cũng chưa bao giờ thừa nhận bán các loại vũ khí hủy diệt giết người bao gồm cả tên lửa cho Pakistan, Iran và các phần tử khủng bố ở Trung Đông; tuy nhiên Vụ viện trợ nước ngoài và các vụ khác thuộc Bộ Kinh tế và Mậu dịch đối ngoại, các bộ ngành khác như Bộ Tổng tham mưu, đã hợp tác cùng các công ty trong nước Trung Quốc như China North Industries Corp để cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố các nước.

Chỗ vô đạo đức của chính phủ Trung Quốc là, họ cung cấp vũ khí cho chính phủ một số nước, nhưng cũng đồng thời cung cấp cả cho phần tử vũ trang chống chính phủ, ví dụ như Đội du kích Afghanistan; họ cung cấp vũ khí và viện trợ, khiến những nước này liên tục chìm trong khói lửa, khiến cho người dân vô tội phải chịu đau khổ do chiến tranh gây ra, trong khi đó lại dùng vẻ ngoài giả dối một cách lưu manh để “lừa đời lấy tiếng tốt”.

Theo Vision Times

Xem thêm: