Thời gian gần đây thành phố Bắc Kinh xảy ra 3 sự kiện lớn, bao gồm cưỡng chế đuổi người lao động, tháo dỡ các biển hiệu, cấm đốt than để sưởi ấm. Động này của chính quyền thành phố Bắc Kinh đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Hiện trên internet đang lan truyền một bức thư công khai yêu cầu thành ủy thành phố Bắc Kinh Thái Kỳ từ chức. Truyền thông Hồng Kông nêu quan điểm cho rằng, nhiều chuyện xảy ra ở Bắc Kinh gần đây cho thấy cuộc đấu đá ngầm ở cao tầng vẫn đang diễn ra, tuy nhiên ông Tập Cận Bình sẽ chưa chắc học theo ông Hồ Cẩm Đào đem “trảm” tướng của mình.

thai ky
Thái Kỳ – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Bắc Kinh (Ảnh: Epoch Times)

Nhật báo Apple Daily (Hồng Kông) hôm 13/12 đăng một bài bình luận của tác giả Lý Bình nhận định, “3 ngọn lửa” khi ông Thái Kỳ mới nhậm chức mới không lâu, không chỉ khiến bản thân bị “thiêu” đến thảm hại, mà còn khiến ông Tập Cận Bình đứng sau cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến người ta liên tưởng đến khi xưa người đầu tiên công khai tuyên bố trung thành với ông Hồ Cẩm Đào là thị trưởng Bắc Kinh Mạnh Học Nông, bị ông Hồ Cẩm Đào “trảm tướng làm gương”,  bị cách chức trong vụ bùng phát dịch SARS.

Ông Thái Kỳ vẫn được xem là đại diện quan trọng thuộc phe phái ông Tập Cận Bình, có thời gian dài cùng cộng sự với ông Tập Cận Bình tại Phúc Kiến, Chiết Giang. Sau khi ông Tập Cận Bình thành lập Ủy ban An ninh quốc gia, ông Thái Kỳ cũng đến Bắc Kinh để nhậm chức phó chủ nhiệm văn phòng Ủy ban An ninh quốc gia, năm ngoái (2016) chuyển sang nhậm chức Thị trưởng Bắc Kinh, trước khi diễn ra Đại hội 19, được thăng chức làm Bí thư thành ủy Bắc Kinh, đến Đại hội 19 thì được vào Bộ Chính trị.

Bài bình luận của Lý Bình cho rằng, truyền thông Trung Quốc đã được phe phái ông Tập Cận Bình nắm giữ, nhưng lần này lại chuyển sang phê bình Thái Kỳ đã khiến nhiều người kinh ngạc. Trong sự kiện Bắc Kinh xua đuổi lao “động nhập cư cấp thấp”, nhiều tờ báo như Nhân dân Nhật báo, Hoàn cầu Thời báo, Báo Thanh niên Trung Quốc liên tiếp đăng các bài bình luận, phê bình cách làm của thành phố Bắc Kinh là không khoa học, công tác cơ sở qua loa và thô bạo, quốc gia không phải là muốn bộ phận quần chúng bị rét như vậy.

>> Bắc Kinh càn quét lao động nhập cư: 10.000 người bị đuổi ra đường trong 1 ngày

Ông Lý Bình nhận định, nếu như trước Đại hội 19, khi đó hệ thống tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc do phe phái ông Giang Trạch Dân nắm giữ, mà xuất hiện tình huống này thì không có gì đáng bàn cãi, nhưng sau Đại hội 19, từ người chủ quản về hình thái ý thức là Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh đến Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Hoàng Khôn Minh đều là người của ông Tập Cận Bình, và động thái này của truyền thông ĐCSTQ đúng là khiến người ta khó hiểu.

Đồng thời bài viết cũng chỉ ra, không nên vì truyền thông của ĐCSTQ nói vài câu bênh vực thì liền cho rằng đó là chính nghĩa. Từ trước tới nay họ đều là cái loa truyền thanh cho của cuộc đấu đá cao tầng mà thôi. Cái gọi là áp lực dư luận của truyền thông ĐCSTQ, đơn giản là hiển thị và đưa ra tín hiệu sức mạnh chính trị trong cuộc đấu quyền lực giữa các đối thủ.

Bài viết nhận định, đây có lẽ là do nội bộ đảng có nhiều người không phục việc ông Thái Kỳ không phải là Ủy viên Trung ương và cũng không phải là Ủy viên Trung ương dự khuyết của khóa trước (khóa 18), nhưng lại được thăng cấp làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngoài 3 sự kiện ở Bắc Kinh thể hiện cuộc đấu đã quyền lực ở cao tầng, còn có 3 bằng chứng khác nữa: thứ nhất, ông Trần Cát Ninh Bộ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường chuyển sang làm quyền thị trưởng Bắc Kinh chưa bị dư luận phê bình vì 3 sự kiện này; thứ hai, ông Thái Kỳ xuống cấp cơ sở và có bài phát biểu nội bộ bị truyền ra ngoài; thứ ba, thông tin về ông Giang Trạch Dân cũng được lan truyền trên Wechat.

Theo Vision Times, trong khi đoạn video phát biểu nội bộ của ông Thái Kỳ bị truyền ra ngoài, thì cũng là lúc Thái Kỳ xuống phố trấn an người dân (3/12). Còn hành động tháo dỡ biển hiệu ở Bắc Kinh, tất cả những biển hiệu đặt trên nóc nhà cao tầng, bao gồm cả tấm biển của Tòa soạn Quang Minh Nhật báo được cố chủ tịch Mao Trạch Đông đề chữ, tấm biển Trung tâm thể thao Olympic quốc gia được ông Đặng Tiểu Bình đề chữ và tấm biển của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cũng đều bị dỡ xuống, nhưng chỉ tấm biển được ông Giang Trạch Dân đề chữ của Bệnh viện đa khoa quân đội (tức Bệnh viện 301) là không bị động đến, điều này cũng khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi liên quan đến đấu đá quyền lực trong vụ tháo dỡ biển hiệu này.

Tác giả Lý Bình cũng chỉ ra, trong việc đổ trách nhiệm để xảy ra các tai nạn công cộng có ẩn chứa vấn đề đấu đá quyền lực, cuối cùng sẽ là trảm tướng làm gương, người tiền nhiệm ông Tập Cận Bình là ông Hồ Cẩm Đào đã từng có tiền lệ như vậy. Năm 2003, ông Mạnh Học Nông sau khi trúng cử Thị trưởng thành phố Bắc Kinh, trở thành người đầu tiên chống đỡ cho ông Hồ Cẩm Đào, hết lời khen ông Hồ Cẩm Đào là “công đạo chính phái, luôn vì việc công“, do đó mà thành cái gai trong mắt của phe ông Giang Trạch Dân. Sau khi dịch SARS bùng phát, ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo quyết tâm hạ bệ Bộ trưởng Bộ y tế Trương Văn Khang là người của phe ông Giang Trạch Dân, kết quả phe ông Giang lôi theo ông Mạnh Học Nông cùng rớt đài. Về sau, ông Mạnh lại đến Đông Sơn, tỉnh Phúc Kiến để bắt đầu lại sự nghiệp chính trị, sau đó làm Tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây, nhưng sau đó vì vụ tai nạn ở mỏ khoáng Tương Phần (tỉnh Sơn Tây) nên đã phải nhận trách nhiệm và từ chức.

Tuy nhiên, bài phân tích cũng nói, dù 3 ngọn lửa đang “thiêu đốt” ông Thái Kỳ và có xu hướng lan sang ông Tập Cận Bình, nhưng không hẳn là ông Thái Kỳ sẽ giống như ông Mạnh Học Nông. Nguyên nhân là quyền lực của ông Tập Cận Bình đã vượt xa so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Một nguyên nhân khác nữa là, ông Thái Kỳ hiện đang là Ủy viên Bộ Chính trị, địa vị và tầm ảnh hưởng của ông cũng lớn hơn so với ông Mạnh Học Nông khi xưa.

Trí Đạt

Xem thêm: