Lưu vực sông Trường Giang tiếp tục hứng chịu mưa lớn, nước lũ dần di chuyển xuống hạ lưu. Tuy nhiên, tối ngày 13/7, cập nhật tin báo về mực nước sông Trường Giang của truyền thông chính quyền Trung Quốc đột ngột bị gián đoạn, và chỉ “khôi phục lại bình thường” vào ngày hôm sau. Nhân viên kiểm soát lũ ở tuyến đầu tiết lộ thông tin với truyền thông bên ngoài Trung Quốc rằng đập Tam Hiệp đã âm thầm thực hiện một đợt “siêu xả lũ”. Hình ảnh vệ tinh do một cựu Đại tá Không quân Ấn Độ cung cấp cũng đã khẳng định tình huống nói trên.

Một góc công trình đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. (Ảnh: Thomas Barrat/Shutterstock).
Một góc công trình đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. (Ảnh: Thomas Barrat/Shutterstock).

Những bức ảnh được cung cấp bởi cố vấn báo India Today, cựu Đại tá Không quân Ấn Độ Vinayak Bhat cho thấy, Trung Quốc liên tiếp xả lũ từ ngày 24/6, nhưng truyền thông chính quyền Trung Quốc chỉ cho đưa tin từ 2/7. Hồ chứa Tam Hiệp xả trung bình 35.000 mét khối mỗi giây, chỉ giữ chứa lại 30% lượng nước chảy vào hồ.

anh ve tinh dap tam hiep
(Ảnh chụp màn hình Twittter)

Theo thông tin từ đài Phát thanh Hy vọng (Sound of Hope), trích dẫn lời ông Kim – nhân viên kiểm soát lũ tuyến đầu ở Trung Quốc cho biết, tình hình nước lũ lưu vực sông Trường Giang hết sức khẩn cấp, nhưng giới cán bộ cấp cao đã ra chỉ thị “phong khẩu”, cấm phát biểu các tin tức về lũ lụt, thông báo có đoạn “Thông tri @ tất cả các đồng chí, vừa nhận được thông báo, yêu cầu đối với công tác kiểm soát lũ trong tương lai, liên quan đến xử lý các tình huống nguy hiểm và phân tích điều kiện mưa lũ… phải được xem xét và phê duyệt bởi Phòng chỉ huy kiểm soát lũ thành phố, không được phép thông báo công khai ra bên ngoài!”

Ông Kim tiết lộ, đập Tam Hiệp thực sự đã tiến hành “siêu xả lũ”. Giới chức chính phủ cho dù phải hy sinh nhân dân trăm họ cũng phải toàn lực bảo vệ đập Tam Hiệp. “Tôi dự đoán chính phủ sẽ không ngần ngại cho ngập một số thành phố và khu vực nông thôn ở trung và hạ lưu sông Trường Giang để bảo vệ Đập Tam Hiệp,  cũng như các dự án “mặt mũi” của thành phố Vũ Hán. Về việc chính quyền đột ngột ngừng cập nhật tin tức mực nước sông Trường Giang vào ngày 13, tôi nghĩ rằng nó có thể liên quan đến việc xả lũ trong hai ngày đó, bởi họ (phía chính phủ) dự tính một đỉnh lũ 29 mét sẽ quét qua Vũ Hán.”

Theo thông báo của tỉnh Giang Tô, “Tình hình kiểm soát lũ hiện tại ở sông Trường Giang rất ảm đạm, tốc độ dòng chảy đã vượt quá 80.000 mét khối mỗi giây. Theo kế hoạch di tản người dân khu vực Giang Tâm Châu, để xác thực hoàn thành việc rút lui và di tản, tổ công tác Phòng thủy lợi tỉnh sẽ đến kiểm tra chu đáo việc thực hiện kế hoạch.”

20200713061422700
Thông báo của tỉnh Giang Tô về việc di tản người dân tránh lũ (Ảnh từ internet).

Ông Kim bày tỏ lo ngại nước lũ đập Tam Hiệp đang rất nghiêm trọng nhưng phía chính quyền vẫn che giấu sự thật. Ông hy vọng các kênh truyền thông có lương tâm trong và ngoài nước sẽ chú ý, tình hình hiện tại nguy hiểm hơn nhiều so với “virus”.

“Bạn có thể nói rằng lũ lụt sông Trường Giang năm nay là nhân tạo!” chuyên gia về đập Tam Hiệp ở Đức, ông Vương Duy Lạc chỉ ra, mực nước và lưu lượng của tất cả các hồ chứa và đập trong lưu vực sông Trường Giang đều bị tập trung chỉ đạo bởi chính quyền ĐCSTQ. Ví dụ, dòng nước chảy vào hồ Bà Dương là “kết quả điều phối của Ban Thủy lợi sông Trường Giang”. Ông tin rằng lũ lụt hiện nay là nhân tạo nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, không chỉ là thảm họa tự nhiên.

Mưa lớn liên tục 3 – 4 ngày ở thượng, trung và hạ lưu sông Trường Giang

Mưa lớn liên tục ở lưu vực sông Trường Giang gần đây đã gây ra thảm họa ở nhiều nơi. Tính đến tối ngày 14/7, mực nước sông Trường Giang, hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái hồ đã vượt mức cảnh báo, và có thể có thêm một trận lụt sau 15 ngày nữa. Một số chuyên gia thẳng thắn nói rằng đập Tam Hiệp chỉ đơn giản là không cách nào phát huy tác dụng.

Tính đến 6 giờ tối ngày 14/7, mực nước của dòng chính ở trung và hạ lưu sông Trường Giang, hồ Động Đình và hồ Bà Dương đã vượt quá mức cảnh báo từ 0,12 đến 2,76 mét. Mực nước trung bình của hồ Thái Hồ là 4,44 mét, vượt quá mức cảnh báo là 0,64 mét.

Trong đó, ngày 14/7, diện tích hồ Bà Dương và vùng nước xung quanh là 4.403 km2, rộng hơn 197 km2 so với ngày 8/7, hơn 549 km2 so với ngày 2/7, hơn 2.196 km2 so với ngày 27/5, và hơn 3.510 km2 so với cùng kỳ lịch sử, tăng 25%. Năm nhánh của hồ Bà Dương chảy vào vùng đầm lầy cửa sông, khiến cho nhiều khúc đê ở sông Xương Giang và Đồng Tân, huyện Bà Dương bị phá vỡ, nhiều vùng đất canh tác và thôn làng bị ngập lụt.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Trung ương, từ ngày 15/7, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thiểm Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang và các vùng khác có mưa bão lớn cục bộ. Trong đó, vùng lòng chảo Tứ Xuyên phát sinh mưa bão lớn (100 đến 120 mm). Đài Khí tượng Trung ương đã đưa ra cảnh báo màu xanh về mưa dữ dội cho 9 tỉnh và thành phố.

Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết, khu vực các sông nhỏ và vừa ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hà Nam, Hà Bắc, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang có mưa dữ dội hoặc có thể gặp lũ lụt lớn.

Theo diễn đàn Taiwan Typhoon BBS, lưu vực sông Trường Giang sẽ tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn tiếp theo. Dự báo dựa trên mô hình mới nhất, lần này, các khu vực thượng, trung và hạ lưu, sẽ có mưa lớn liên tục trong 3 đến 4 ngày, tình hình nước lũ có khả năng càng nghiêm trọng hơn nữa.

Phó Giám đốc Phòng Ứng cứu Giảm nhẹ thiên tai và Dịch vụ công Cục Khí tượng Trung Quốc, ông Vương Chí Hoa (Wang Zhihua) cũng cho biết, kể từ tháng Sáu, lượng mưa ở một vùng trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang đã lên đến 498,5 mm, cao hơn 64,3% so với cùng kỳ năm trước đây, và cũng là kỷ lục cao nhất trong lịch sử cùng kỳ kể từ năm 1961.

Chuyên gia: Đập Tam Hiệp chỉ có thể chứa 9% lượng nước lũ

Ban đầu, ĐCSTQ xây dựng đập Tam Hiệp để “thuần phục” sông Trường Giang, nhưng với trận lũ lụt gần đây ở lưu vực sông Trường Giang, các giới đã bắt đầu đặt câu hỏi liệu đập Tam Hiệp có thực hiện được chức năng của nó? Một số chuyên gia thẳng thắn nói, đập Tam Hiệp không thể thực hiện vai trò này.

Ngày 13/7, tại cuộc họp báo về của Quốc vụ viện Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc, ông Diệp Kiến Xuân (Ye Jianchun) đã nhấn mạnh, đập Tam Hiệp đạt hiệu quả tốt trong việc kiểm soát lũ lụt. Ông cho biết, lần này, 2.297 hồ trữ nước đã giúp ngăn chặn tổng cộng 64,7 tỷ mét khối nước lũ, trong đó Hồ chứa Tam Hiệp chặn 2,9 tỷ mét khối. Công ty điều hành Đập Tam Hiệp CTGC cho rằng Đập Tam Hiệp có hiệu quả trong việc giảm tốc độ và mức độ tăng mực nước ở trung và hạ lưu sông Trường Giang.

Tuy nhiên, hãng tin Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu lũ lụt Trung Quốc, giáo sư địa chất tại Đại học Alabama, Hoa Kỳ, ông David Shankman nhận xét, một trong những lý do chính của việc xây dựng đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ, nhưng trên thực tế, đập Tam Hiệp không đủ khả năng để ngăn chặn một trận lụt nghiêm trọng như năm nay.

Nhà địa chất học Trung Quốc Phạm Hiểu (Fan Xiao) cũng chỉ ra, các hồ trữ nước của đập Tam Hiệp chỉ chứa được chưa đến 9% đỉnh lũ. “Hồ chứa Tam Hiệp chỉ có thể tạm thời ngăn chặn một phần lũ lụt ở thượng nguồn, nhưng nó bất lực trước lũ lụt do mưa lớn ở trung và hạ lưu sông Trường Giang.”

Ông tin rằng đập Tam Hiệp và các dự án đập lớn khác có thể khiến lũ lụt nghiêm trọng hơn do chúng đã thay đổi dòng chảy trầm tích ở hạ lưu sông Trường Giang, nhu cầu sản xuất điện của đập cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát lũ. “Khi người ta xem xét sử dụng các hồ chứa để kiểm soát lũ, họ thường bỏ qua hoặc làm ngơ khả năng điều tiết tự nhiên của sông hồ .

Mộc Lan (tổng hợp)

Xem thêm: