Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ hơn 3 tháng qua, chính quyền Trung Quốc Đại lục vẫn luôn bịa đặt bôi nhọ người Hồng Kông tham gia vào phong trào kháng nghị này. Hiện nay, thủ đoạn bịa đặt bôi nhọ của họ tiếp tục được nâng cấp, tuyên truyền không e dè về việc một thiếu nữ Hồng Kông bị nhóm người gọi là “bạo đồ” xâm hại tình dục. Tuy nhiên, tuyên truyền của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) lại có nhiều chỗ sơ hở, và đã nhanh chóng được cư dân mạng bóc mẽ. 

Biểu tình Hồng Kông
CCTV tuyên truyền cô về việc một cô gái bị những “côn đồ” biểu tình Hồng Kông xâm hại. Tuy nhiên video này có nhiều sơ hở đã bị cư dân mạng bóc mẽ. (Ảnh cắt từ video)

Weibo chính thức của CCTV hôm 14/9 đã đăng lại một đoạn video xuất hiện trên Twitter, được cho là video của “cô gái trẻ Hồng Kông kể lại việc bị bạo đồ xâm hại tình dục”. CCTV cho biết, nội dung đoạn video này đã phần nào chứng minh sự thực mà nghị viên chính phủ Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông Fanny Law Fan Chiu-fun tiết lộ  rằng “bạo đồ dẫn dụ và xâm phạm tình dục các cô gái trẻ”.

Đoạn video mà CCTV chia sẻ lại là từ một tài khoản Twitter “Cá biển sâu”. Tài khoản này được tạo vào tháng 8 năm nay, đến hiện tại mới chỉ đăng 7 Tweet. Tweet đầu tiên vào ngày 12/9 chính là video mà CCTV chia sẻ lại. Sau đó, “Cá biển sâu” còn chia sẻ các video tương tự của “Cảnh sát Hồng Kông” (@hkpoliceforce), “Trang tin chính phủ Hồng Kông” (@cnewgovhk) và “Thời báo Hoàn Cầu” (@GlobalTime_CN).

Từ một số Tweet của “Cá biển sâu”, cư dân mạng đã phát hiện nhiều chỗ khả nghi. “Cô gái mười mấy tuổi lại không biết đến các kênh truyền thông chính của Hồng Kông, mà lại biết đến tờ Thời báo Hoàn Cầu, … tạo tin tức giả phải chăng cần làm chuyên nghiệp hơn chút nữa?”

Bên cạnh đó, nội dung được nói trong video này cũng đáng để đắn đo.

Cô gái trong video này cho biết, bản thân trong nửa tháng qua đã liên tục bị xâm hại tình dục, nhưng lại không dám nói. Cho đến hai hôm gần đây nhìn thấy có một cô gái 14 tuổi cũng bị trường hợp tương tự mình, thế là quyết định công khai những gì mà bản thân mình gặp phải. Tuy nhiên, cư dân mạng nghi ngờ, nếu là hai ngày gần đây mới quyết định nói ra, vậy vì sao tài khoản Twitter lại đăng ký từ tháng 8? Hơn nữa trong dòng Tweet thứ 2 của “Cá biển sâu” lại nói rất rõ ràng về mục đích tạo tài khoản Twitter chính là để công khai những gì cô đã trải qua.

Còn có không ít cư dân mạng xác nhận, trong video có rất nhiều từ ngữ dùng không phải là người Hồng Kông hay dùng, phương thức tư duy cũng là phương thức tư duy của người Trung Quốc Đại lục. Ví dụ như, trong video nhiều lần nhắc đến việc quen “học trưởng” mới (người khoá trên của mình trong trường học), nhưng người Hồng Kông không dùng từ “học trưởng” này. Cuối cùng video còn nói, rất nhiều “học trưởng” dùng bạo lực đối với cô còn có HIV, thế là “mấy ngày nay phải đi kiểm tra” (trong video cô gái dùng từ tiếng anh “check”), nhưng cư dân mạng Hồng Kông cho biết, cách nói thông thường của người Hồng Kông là “checkup”. Bên cạnh đó, trong video có một lần phát âm từ “tập trung” (tiếng Quảng Đông) cũng không chính xác như người Hồng Kông.

Cư dân mạng liên tiếp mỉa mai, “đóng giả người Hồng Kông cũng cần phải có kỹ thuật, đóng kịch cũng phải làm cho chuyên nghiệp hơn nữa”. 

Còn có không ít cư dân mạng nghi ngờ, “phía người cáo buộc người biểu tình chắc chắn có sự trợ giúp từ chính phủ, vì sao không báo cảnh sát?” “Quay đoạn video kia, nếu không dẫn cô ta đi báo cảnh sát, vậy còn được coi là người hay không?” Do nhiều cư dân mạng để lại bình luận dưới video rằng vì sao không báo cảnh sát, “Cá biển sâu” hôm 13/9 đã đăng Tweet nói, “bản thân đã báo cảnh sát, hy vọng cảnh sát có thể xử lý những người đó.”

Điều đáng chú ý là, có nhiều sơ hở trong video như vậy, nhưng CCTV và các kênh truyền thông của Đại lục chưa qua bất cứ kiểm chứng xác thực thông tin, đã bắt đầu tuyên truyền không dè dặt, và dùng phát ngôn của nghị viên chính phủ Hồng Kông Fanny Law Fan Chiu-fun rằng “phục vụ tình dục miễn phí cho những người thuộc phe võ dũng (chỉ người biểu tình)” làm phụ hoạ thêm.

Ngày 9/9, trả lời phỏng vấn trong tiết mục tiếng Anh “Backchat” của Đài truyền hình Hồng Kông, bà Fanny Law Fan Chiu-fun đã phát biểu rằng, “Tôi cho rằng chúng tôi đã xác thực việc này là có thật”. Nhưng khi được hỏi tính chân thực của thông tin này, bà lại nói thông tin đến từ “bạn của bạn”. Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Xã hội Hồng Kông Ngô Văn Viễn (Avery Ng Man-yuen) phản bác rằng, không có người biểu tình nào lại mạo hiểm chịu đạn hơi cay và đạn cao su, chỉ để được phục vụ miễn phí tình dục; bà La Phạm Thúc Phần thẹn quá hoá giận nói, “tin thì tin, không tin thì thôi”.

Trí Đạt

Xem thêm: