Vòng đàm phán thương mại thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh đã kết thúc. Hai nước Trung Quốc và Mỹ không công bố đạt được bất kỳ thỏa thuận nào, không chỉ không đưa ra tuyên bố chung mà còn không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về đàm phán.

 

Embed from Getty Images

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Ảnh: Getty Images)

Ngày 6/3, Tân Hoa Xã Trung Quốc đưa tin, ngày 02 và 03/6, tại nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu đoàn đàm phán Trung Quốc đã cùng với phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross dẫn đầu tổ chức vòng đàm phán thứ ba.

Trung Quốc đã đơn phương đưa ra tuyên bố, Mỹ không có nhiều kỳ vọng

Chính phủ Trung Quốc đã đơn phương đưa ra tuyên bố về vòng đàm phán thương mại thứ ba Trung-Mỹ rằng, vòng đàm phán thứ thương mại thứ ba Trung – Mỹ đã đạt được tiến bộ cụ thể và tích cực trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, nhưng chi tiết liên quan còn chờ xác nhận cuối cùng của cả hai bên. Tuy nhiên, nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thuế quan đối với sản phẩm Trung Quốc thì tất cả thành quả đàm phán mà hai bên đạt được sẽ không có hiệu lực.

Ngày 3/6, VOA Mỹ đưa tin, trước khi bắt đầu vòng đàm phán thương mại thứ ba Trung-Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Ross chia sẻ với truyền thông rằng: “Cho đến nay, hội đàm của chúng tôi đã diễn ra  rất thân thiện, thẳng thắn, và đã bao gồm đề tài liên quan đến các sản phẩm xuất khẩu cụ thể.”

Kể từ sau khi Ross đến Bắc Kinh, đội ngũ đàm phán và chính giới Mỹ đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc nhận xét công khai nào trước truyền thông. Hiện không rõ tình hình cụ thể của cái mà chính phủ Trung Quốc gọi “thành quả đàm phán” như thế nào, nhưng một trong những mục đích chuyến thăm Bắc Kinh của Rose lần này là yêu cầu Trung Quốc thực hiện các cam kết dài hạn mua các sản phẩm của Mỹ.

Trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 tổ chức tại Canada, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin cho biết ngoài việc yêu cầu Trung Quốc tăng cường mua các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ cũng muốn Trung Quốc thực hiện các thay đổi về cấu trúc nền kinh tế. Bởi vì chỉ có những thay đổi về cơ cấu kinh tế của Trung Quốc mới có thể cho phép các công ty Mỹ cạnh tranh trong một môi trường công bằng, cũng mới có thể giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại lớn của Mỹ đối với Trung Quốc.

Reuters Anh trích dẫn một nguồn tin giấu tên tiết lộ kế hoạch của Rose khi sang Trung Quốc rằng, tại vòng đàm phán thương mại thứ ba Trung – Mỹ, phía Mỹ không có nhiều kỳ vọng, mục đích của Ross đến Bắc Kinh là tiếp tục duy trì đối thoại thương mại Mỹ – Trung.

Tuần trước, Nhà Trắng Mỹ đã thông báo rằng trước ngày 15/6 Mỹ sẽ công bố danh sách tăng thuế quan 25% đối với các sản phẩm công nghệ Trung Quốc trị giá 50 tỷ đô la Mỹ.

Nghi ngờ về bình luận của truyền thông nhà nước Trung Quốc

Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng một bài bình luận cho rằng Tân Hoa xã Trung Quốc đưa ra ba tín hiệu nặng ký.

Thứ nhất, các ngành nông nghiệp và năng lượng đã trở thành một bước đột phá. Lý do: Giá một số sản phẩm nông nghiệp Mỹ như thịt bò, đậu nành ở vị trí hàng đầu thế giới, có khả năng cung cấp dồi dào, trong khi nhu cầu sữa và thịt bò của người dân Trung Quốc rất lớn.

Thứ hai, đây thực sự là chiến lược đã định, không thay đổi của Trung Quốc. Nhắm vào chất vấn “Tại sao Trung Quốc chỉ biết mua mua và mua, hãy xem bây giờ lại mua mua và mua”, bình luận cho rằng cởi mở và phát triển mở rộng luôn là chiến lược của Trung Quốc.

Thứ ba, đó là điều kiện tiên quyết để không xảy ra cuộc chiến thương mại.

Một bài viết trên phiên bản nước ngoài của Nhân dân Nhật báo Trung Quốc chỉ ra, một số người lo lắng và nghi ngờ rằng Trung Quốc bị khuất phục trước áp lực của Mỹ, phải chọn sách lược “mua, mua và mua”. Quan điểm này thực sự đã không nhìn thẳng vào thực tế chiến lược mở mang của Trung Quốc luôn được duy trì.

VOA Mỹ đưa tin, đối với bài bình luận của truyền thông nhà nước Trung Quốc, có người chia sẻ một thông điệp trên internet rằng: “Nếu không phải do áp lực từ phía Mỹ, tại sao trước đây Trung Quốc từ chối giảm thuế quan nhập khẩu, cũng trì hoãn việc mở rộng nhập khẩu các hàng hóa nước ngoài chất lượng cao như sữa bột và thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho người dân Trung Quốc?”

Huệ Anh

Xem thêm: