Tạp chí Bitter Winter đưa tin hôm 4/12, một nhân viên họ Lý làm việc cho “Công ty dịch vụ trực tuyến di động Trung Quốc” tiết lộ hoạt động kiểm duyệt chặt chẽ của nhà chức trách với mọi hoạt động của người dân qua mạng Internet.

Camera giám sát
Nhà chức trách ĐCSTQ giám sát mọi động thái của mạng internet và dân chúng (Ảnh minh họa: Wit Olszewski / Shutterstock)

Trong bài phát biểu tại Washington hồi tháng 10 năm nay,  Phó Tổng thống Mỹ Pence cũng đã nhấn mạnh: “Ngày nay, ĐCSTQ đang xây dựng một quốc gia giám sát chưa từng thấy trên thế giới.” Điều này hoàn toàn chính xác. Từ ngày 1/12 vừa qua, khi người dân Đại Lục đăng ký điện thoại mới thì họ phải quét khuôn mặt, vì chính quyền cần kiểm soát nhất cử nhất động mạng internet và người dân. Có nhân viên làm việc cho nhà khai thác viễn thông lớn nhất Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước cho biết, hiện nay “chỉ cần phát ngôn ĐCSTQ xấu xa cũng sẽ bị chỉnh đốn.”

Công ty dịch vụ trực tuyến di động Trung Quốc là công ty con của “Công ty Di động Trung Quốc” (China Mobile), nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất của nhà nước Trung Quốc. Trước đây ông Lý đã từng làm thanh tra tại công ty này, họ nhân danh “xử lý thông tin tiêu cực” để theo dõi các cuộc gọi và tin nhắn của khách hàng công ty. Ngoại trừ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao nằm ngoài vòng phủ sóng thì phạm vi giám sát của nó bao gồm 31 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc Đại Lục.

Ông cũng chỉ ra rằng hệ thống của công ty sẽ tự động phát hiện thông tin liên quan đến niềm tin chính trị và tôn giáo, một khi nhà cầm quyền thấy thông tin “nhạy cảm” thì họ phải xem xét lại, bắt xóa bỏ, nếu sơ ý để lọt thông tin “nhạy cảm” thì nhân viên sẽ phải đối mặt hình phạt khấu trừ vào lương, hoặc mất tiền thưởng cuối năm.

Kiểm duyệt
Lục Văn Xương, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Trực tuyến Trung Quốc (Ảnh qua mạng Internet)

Người đàn ông họ Lý cho biết, ông đã cùng với ít nhất 500 đồng nghiệp theo dõi các cuộc gọi và tin nhắn văn bản, hàng tháng phải xử lý hàng chục nghìn tin nhắn. Các từ được gọi là nhạy cảm bao gồm: Pháp Luân Công, tin nhắn hoặc cuộc gọi có từ “Đảng” hoặc “thoái Đảng” cũng nằm trong phạm vi theo dõi chặt chẽ. “Chỉ cần thông tin bị xem là bất lợi cho ĐCSTQ là phân loại thuộc về chính trị.” Ông giải thích: “Chẳng hạn, ĐCSTQ phát hiện mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, sẽ trực tiếp xử lý không để cho lọt ra ngoài.”

Thông tin cũng đề cập, một nhân viên của một công ty kiểm duyệt mạng internet thuộc Văn phòng Thông tin mạng internet Trung ương cũng tiết lộ, để thuận tiện cho việc kiểm duyệt một số chủ đề mà Chính phủ không muốn dân chúng xem thấy, họ phải trải qua “đào tạo” nghiêm ngặt của Chính phủ trước khi nhận nhiệm vụ, ví dụ thông điệp tiêu cực liên quan đến Chính phủ hoặc nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đều bị cấm xuất hiện trên các nền tảng xã hội tại Đại Lục, người đăng tải có thể bị kết án vi phạm luật pháp.

Huệ Anh

Xem thêm: