“Làm trong kênh truyền thông 10 năm, tiếp xúc rất nhiều đối tượng phỏng vấn, có người nghèo, có người giàu, các dạng các loại. Những việc đó làm mới nhận thức của tôi hết lần này đến lần khác, có chuyện chưa từng nghe đến, thậm chí khó bề tưởng tượng; nhưng cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công lại càng khiến người ta vô cùng kinh hoàng, tình huống chân thực có thể vượt khỏi sự tưởng tượng của mỗi người,” cựu phóng viên Trương Chân Du nói.

image1 1
Anh Trương Chân Du

Anh Trương Chân Du làm trong ngành truyền thông 10 năm, từng là phóng viên của Hãng truyền thông Phượng Hoàng, phụ trách viết bài và kiểm soát nội dung của chương trình “Toàn truyền thông toàn thời gian” (tên tiếng anh: Omni Media Online) của kênh tiếng Trung Đài Truyền hình Vệ tinh Phượng Hoàng; lên kế hoạch đưa tin sự kiện lớn và sáng lập chương trình “Đối thoại La Xương Bình”, quan tâm đến phương hướng kinh tế và các tin tức phụ diện to lớn mang tính toàn quốc.

Mới đây, anh Trương Chân Du trả lời phỏng vấn của Epoch Times, tiết lộ trong quá trình làm việc trong ngành truyền thông, đã tận mắt chứng kiến nền pháp trị đen tối dưới sự cai trị của ĐCSTQ, nhất là những thủ đoạn bỉ ổi và hành vi tàn bạo mà ĐCSTQ thực thi trong quá trình bức hại Pháp Luân Công.

Ký ức kinh khủng thời thiếu niên

Anh Trương Chân Du sinh ra ở Lan Châu, bố anh là chủ nhiệm văn phòng phóng viên trú tại Lan Châu của Nhân dân Nhật báo, mẹ anh công tác trong Quân khu Lan Châu. Trước năm anh 12 tuổi, anh thuộc tầng lớp con em đặc quyền, biết được nhiều chỗ tốt mà các kiểu đặc quyền mang lại. Trong nhà thường xuyên có khách đến; thường xuyên có được nhiều đồ chơi mới lạ, nhiều mặt hàng mà khi đó đang rất khan hiếm do bố anh đi họp mang về.

Tháng 7/1999, tập đoàn Giang Trạch Dân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động đàn áp toàn diện Pháp Luân Công, khiến thành phố Lan Châu trở thành nơi “gió tanh mưa máu”. “Tôi nhớ trong sân nhà tôi bắt nhiều lão cán bộ nghỉ hưu, cán bộ hưu trí.” Anh Trương Chân Du nói, “Trong trường học, nơi đâu cũng thấy biểu ngữ bôi nhọ Pháp Luân Công. Giáo viên khuyến khích học sinh tố cáo người nhà và người thân tập luyện Pháp Luân Công, còn có thưởng nữa.”

Khi đó, bố của anh giúp đỡ một người bạn tập luyện Pháp Luân Công chuyển các sách về môn tập này đi, bị người khác tố cáo, từ đó ông mất việc, nhà ở cũng bị thu lại. Còn mẹ ông, vì để có được nhà của đơn vị cấp, nên đành ly hôn với bố ông.

Bố của anh Trương Chân Du khiếu nại, nhưng bị người bên cạnh kỳ thị và châm chọc. Từ lúc đó, thời niên thiếu của anh Trương đã bắt đầu thể nghiệm được thói đời nóng lạnh. “Tôi phát hiện tất cả đều đã biến đổi, bạn bè thân thích thường qua lại ngày trước giờ nhìn thấy bố tôi đều tránh né thật xa, họ coi ông như ôn thần.” Anh Trương Chân Du cho rằng toàn bộ xã hội xuất hiện vấn đề rồi, và bắt đầu ghét môn học chính trị.

Làm truyền thông, chứng kiến sự đen tối của xã hội pháp trị Trung Quốc

“Ngã từ đâu thì vực dậy từ đó”, anh Trương nói. Về sau, anh lựa chọn làm việc trong ngành truyền thông, là bởi vì có liên quan đến bố anh. Anh hy vọng làm được tốt hơn nữa, xuất sắc hơn nữa trong ngành truyền thông, hồi sinh lại nghề nghiệp của bố.

Trương Chân Du học ngành Tin tức tài chính tại một trường đại học ở Lan Châu, sau khi tốt nghiệp anh làm việc tại “Trang mạng Đài Loan Trung Quốc” thuộc Văn phòng Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc. Anh tràn đầy lý tưởng và làm việc hăng say. Tuy nhiên, anh nhanh chóng phát hiện nội bộ của kênh truyền thông trong thể chế này có rất nhiều bất công; sau một năm, anh chuyển sang làm việc cho Hãng truyền thông Phượng Hoàng.

Trong quá trình làm việc tại Hãng truyền thông Phượng Hoàng, anh Trương Chân Du hiểu biết được một mặt khác của xã hội. “Tôi tiếp xúc với các sự kiện khiếu nại khác nhau, có người nghèo, có người giàu, có người tự thiêu; chủ doanh nghiệp lớn vì vụ liên quan đến công ty ủy thác mà bị chỉnh đốn chết; tham gia đưa tin sự kiện của Hãng hàng không Malaysia (Malaysia Airlines), Chính phủ ĐCSTQ muốn kiểm soát hướng dư luận, tận mắt chứng kiến cảnh sát khống chế người nhà của người bị hại, không cho họ nhận trả lời phỏng vấn của truyền thông; đưa tin về nhà tù đen và sự kiện khiếu nại, tận mắt chứng kiến bảo vệ đánh người khiếu nại; bà lão nằm trên đất, bị bảo vệ nhảy lên, hai chân giẫm lên ngực bà lão, …”.

“Trải nghiệm hết lần này đến lần khác khiến tôi kinh hãi, và nó cũng làm mới mức độ nhận thức của tôi đối với xã hội này; có việc thậm chí có thể nói là vô cùng kinh ngạc, nghe chuyện chưa từng nghe bao giờ. Nhưng thực sự vén lên tấm màn sự thật Pháp Luân Công bị bức hại, chính là khi phỏng vấn người của trại cưỡng bức lao động (lao động cải tạo),”  anh Trương Chân Du nói.

image0 1
Trương Chân Du từng làm việc 10 năm trong ngành truyền thông, từng là phóng viên của Hãng truyền thông Phượng Hoàng. (Ảnh Trương Chân Du cung cấp)

Đưa tin về Mã Tam Gia, vén lên một góc sự thật Pháp Luân Công bị bức hại

Khoảng giữa năm 2012 – 2013, Trương Chân Du nhận được nguồn tin, 6 người phụ nữ được thả từ trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia cầu cứu truyền thông. Bởi vì họ đi khiếu nại, nên bị giam giữ trong trại cưỡng bức lao động một năm, chịu bức hại cực hình vô nhân đạo, bao gồm các thủ đoạn ngược đãi phi nhân tính như cởi hết quần áo trói trên “giường người chết”, cưỡng chế đổ thức ăn vào thực quản, v.v.

Đến nay, Trương Chân Du vẫn nhớ cảnh tượng lần phỏng vấn đó: Ban đầu là một người bị hại vừa nói vừa khóc, sau đó 5 – 6 người cùng khóc, rồi phóng viên vừa phỏng vấn vừa khóc; nhiếp ảnh vừa ghi hình vừa khóc; cuối cùng cuộc phỏng vấn không tiếp tục được nữa; toàn bộ đều khóc, khung cảnh vô cùng thê thảm.

Những người khiếu nại này kể về trải nghiệm của mình, khiến cho anh Trương Chân Du bị sốc. “Trong quá trình tôi làm việc, chưa từng gặp việc vô cùng thê thảm, bi ai thế này, đúng là không thể tưởng tượng nổi; đây là sự bức hại nhân quyền nghiêm trọng nhất mà tôi tiếp xúc được trong quá trình công tác. Sự việc này đã đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi.”

Điều càng khiến Trương Chân Du bị sốc nữa là, từ chính lời kể của những người bị hại này, anh biết được các cực hình chưa từng nghe đến trong các trại cưỡng bức lao động như “tiểu hiệu”, “bao giáp”, “giường người chết”, v.v. toàn bộ đều được thực thi trước tiên với người tập Pháp Luân Công. Người bị hại tận mắt nhìn thấy người tập Pháp Luân Công bị đánh đến mất ý thức; trong trại lao động cưỡng bức thường xuyên xảy ra sự kiện người tập Pháp Luân Công bị mất tích không lý do. Những người trả lời phỏng vấn này tin rằng họ bị mổ sống lấy nội tạng.

Trong thời gian còn học đại học, Trương Chân Du đã bắt đầu “vượt tường lửa”, cộng thêm việc thường xuyên ra nước ngoài, nên cũng hiểu được một số thông tin liên quan đến thu hoạch sống nội tạng người tập Pháp Luân Công. Năm 2012, sự kiện Vương Lập Quân bị phơi bày, anh Trương đã tìm đọc một số bản quyền mà Vương Lập Quân đệ trình đăng ký bảo hộ, phát hiện trong đó có nhiều bản quyền có liên hệ mật thiết và liên quan trực tiếp đến cấy ghép tạng.

“Nói từ sự kiện này, tôi càng tin rằng thu hoạch sống nội tạng người tập Pháp Luân Công là có thật”, anh Trương nói.

Về sau, ĐCSTQ đã dỡ bỏ trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Trương Chân Du cho rằng là ĐCSTQ muốn che đậy sự thật tội ác mổ sống lấy nội tạng. “Nếu sau khi tội ác mổ sống lấy nội tạng được vạch trần, ĐCSTQ sẽ lập tức xong. Bởi vì quá tàn ác, ĐCSTQ rất sợ.”

Truyền thông ĐCSTQ làm mờ nhạt Pháp Luân Công để né tránh vấn đề thu hoạch 

Trong mấy năm làm phóng viên, Trương Chân Du phát hiện ĐCSTQ cố ý làm mờ nhạt vấn đề Pháp Luân Công, rất ít gặp các tin tức liên quan đến Pháp Luân Công, có thể không nhắc đến thì cố gắng không nhắc đến. Thậm chí ngay cả sự kiện tự thiêu tại Thiên An Môn cũng không được nhắc đến, đây là điều rất kỳ quặc.

Về sự kiện tự thiêu tại Thiên An Môn, Trương Chân Du so sánh video mà ĐCSTQ phát sóng và video của nước ngoài, kết quả là phát hiện 2 điểm nghi vấn lớn, một là sau khi Lưu Xuân Linh bị cảnh sát tại hiện trường tấn công thì tử vong; một điểm nghi vấn nữa là có một người ngồi tự thiêu với tư thế tay kết ấn không giống với môn tập Pháp Luân Công. “Một người tập Pháp Luân Công đáng tin, lại đến bước tự thiêu này, không thể phạm phải sai lầm thông thường và cơ bản như vậy được.”

Thực tế, ĐCSTQ vẫn chưa bao giờ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Trương Chân Du nói, những luật sư nhân quyền giúp đỡ Pháp Luân Công đều bị đàn áp rất ghê gớm, nhưng truyền thông trong nước đưa tin không nhắc đến Pháp Luân Công, chỉ nói luật sư nào đó phạm nhiều tội. ĐCSTQ phong tỏa thông tin, ở trong nước cố hết sức làm mờ nhạt Pháp Luân Công, khiến cho ba chữ Pháp Luân Công dần dần biến mất khỏi tầm nhìn của dân chúng. Nhưng đến ngày lễ quan trọng, họ cũng lại lấy Pháp Luân Công ra để bôi nhọ.

“Vì sao lại làm mờ nhạt? ĐCSTQ sợ bị phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng sống”, Trương Chân Du nói.

Bức hại Pháp Luân Công là việc làm ác lớn nhất 

Do phỏng vấn người bị hại trong trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, Trương Chân Du hiểu hơn về cuộc bức hại tàn khốc mà người tập Pháp Luân Công gặp phải, và càng chứng thực được các báo cáo mà truyền thông nước ngoài công bố, bao gồm cả việc thu hoạch sống nội tạng của người tập Pháp Luân Công, và một số sự việc bị bức hại đến chết một cách thê thảm.

Trương Chân Du đã tiếp xúc với một số người tập Pháp Luân Công tại Hồng Kông, tại Canada, cũng hiểu được phần lớn những gì mà họ trả qua, “Đại bộ phận cảnh ngộ mà họ gặp phải đều vô cùng bi thảm,  giống như bi kịch tại nhân gian”. 

Ở Canada, anh quen một người phụ nữ là người Liêu Ninh, do tập Pháp Luân Công, nên bị người nhà nghi ngờ, công kích, bị cơ quan chính quyền bức hại. Cô bị đuổi việc, không có thu nhập, còn bị cưỡng chế lao động cải tạo 2 năm. Ủy ban cư dân, đơn vị của chồng cô liên tiếp gây áp lực, buộc cô từ bỏ tu luyện. Mỗi khi nhớ lại những chi tiết bị bức hại, cô đều rớm nước mắt.

Trương Chân Du nói, những tin tức tiêu cực được truyền thông trong nước đưa tin, như khiếu nại, bị cưỡng chế phá dỡ nhà, người tín ngưỡng, thực ra họ đều không phải là người xấu, họ đều là công dân bình thường trong xã hội, điều mà họ đòi là quyền lợi mà họ nên có được, muốn có được sự công bằng. Chỉ là họ không muốn khuất phục trước sự áp bức, không muốn cúi đầu, nên họ bị bức hại đến mức rất thê thảm.

“Sự việc như thế này liên tiếp xảy ra ở quốc gia chúng ta. Là một người đương quyền, tôi cảm thấy họ không còn mặt mũi nào ngồi ở chức vụ đó nữa,” Trương Chân Du nói.

ĐCSTQ kiểm soát dư luận trên mọi phương diện

Trương Chân Du nói, chính phủ có quy định, nếu không phải truyền thông cấp 1 của quốc gia, thì  không thể một mình đưa tin về sự kiện Pháp Luân Công, tất cả đều do An ninh quốc gia (Quốc an) trực tiếp xử lý và có truyền thông cố định đưa tin.

Anh nói, làm phóng viên ở hãng truyền thông Phượng Hoàng, cần phải thông qua phần mềm vượt tường lửa của Pháp Luân Công để thu thập các tin tức từ hải ngoại. Phóng viên đầu tiên phải được tập huấn: (1) Làm thế nào để giám định/phân biệt truyền thông của Pháp Luân Công ở nước ngoài; (2) Không được trích dẫn nội dung của Pháp Luân Công, không được thường xuyên xem, không được lan truyền. Tất cả các dấu hiệu của truyền thông của Pháp Luân Công đều không thể xuất hiện trên hình ảnh hoặc truyền hình. Không được liên hệ với hòm thư và đường dây nóng tam thoái. Không được tải, đọc các sách của Pháp Luân Công và Cửu Bình.

“Duy hộ nhân quyền, duy hộ tự do tín ngưỡng là điều vô cùng quan trọng, cũng là chức trách của người làm truyền thông.” Trương Chân Du nói, làm một phóng viên bình thường, không nói điều gì đó xa vời, mỗi người đều muốn thực hiện giá trị của bản thân, hy vọng những gì mình đưa tin có giá trị, có thể được mọi người công nhận. Nhưng trong hoàn cảnh Đại Lục dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, vừa muốn kiếm tiền, lại vừa muốn kiên trì theo đuổi lý tưởng của mình, thì là điều không thể.

Mọi người đều biết, tất cả truyền thông Trung Quốc dưới sự kiểm soát của Bộ tuyên truyền ĐCSTQ, chỉ là khác biệt ở mức độ kiểm soát nông sâu mà thôi. Là phóng viên của Truyền thông Phượng Hoàng, Trương Chân Du đích thân nhận được điện thoại cảnh báo của Bộ Tuyên truyền ĐCSTQ.

“Phóng viên muốn tiết lộ một sự việc, vừa mới lên mạng, lệnh cấm đã tới nơi, yêu cầu gỡ bỏ bản tin, sau đó sẽ trừng phạt và đe dọa phóng viên”. Trương Chân Du tiết lộ, khi đồng nghiệp của anh phỏng vấn, cơ quan tuyên truyền địa phương gây tai nạn cản trở, bản thân anh ấy cũng bị đánh.

“Chúng tôi chỉ là một người đưa tin, mà đều sẽ phải đối mặt với áp lực như thế, vậy thì đương sự (người liên quan đến sự việc) thì sao?” Trương Chân Du nói, “Cũng có vấn đề được đăng lên báo, có thể do áp lực dư luận nên vấn đề được giải quyết. Đây chỉ là việc có thể nhìn thấy thì mới được giải quyết, còn những sự việc không nhìn thấy còn có rất nhiều.”

“Những việc khiến tôi xúc động có quá nhiều và quá lớn. Cuối cùng bạn sẽ phát hiện, là một phóng viên, không có cách nào hơn.” Anh nói, “sự xung kích hết việc này đến việc khác khiến tôi có cách nhìn nhận rất khác trước đây đối với đảng này”.

Người Trung Quốc cần suy nghĩ lại

Trương Chân Du nói, ĐCSTQ thống trị Trung Quốc 70 năm, cứ mỗi 10 năm là lại làm một lần vận động chính trị, mỗi lần vận động chính trị đều có vô số sinh mạng biến mất.

“Một chính phủ vì sự thống trị của chính mình, có thể tùy ý khiến cho một cá nhân biến mất, đây là một chính phủ tà ác như thế nào? Vì sao người Trung Quốc cho phép nó mãi thống trị Trung Quốc?” 

“Cách mạng văn hóa không liên quan đến bạn, bởi vì bạn không phải là phần tử trí thức; Lục Tứ không liên quan đến bạn, bởi vì bạn không phải là sinh viên trong sự kiện Lục Tứ; Pháp Luân Công bị bức hại không liên quan đến bạn, tuy nhiên, bạn đột nhiên phát hiện, có một hôm bạn bè tập Pháp Luân Công bên cạnh bạn bị mất tích; nhưng lần này ôn dịch đến, ai có thể không đếm xỉa đến chứ?”

Trương Chân Du cho biết, vì sự thống trị của mình, ĐCSTQ đã tìm cách tiêu diệt Pháp Luân Công; hiện giờ vì che giấu sự thật dịch bệnh, không thèm ngó ngàng đến bao nhiêu sinh mệnh; tương lai, móng vuốt ma quỷ của nó sẽ vươn đến mỗi người, sẽ nguy hại đến an nguy của mỗi người.

“Cuộc bức hại kéo dài hơn 20 năm đối với Pháp Luân Công, đây là việc làm ác nhất của Chính phủ ĐCSTQ, cũng là nỗi nhục mà quốc gia này, dân tộc này không cách nào vượt qua được,” Trương Chân Du nói.

Anh hy vọng người Trung Quốc ngoài suy nghĩ lại thể chế của ĐCSTQ, còn nên hiểu rằng: Con người ở thời điểm này, mỗi người đều cần phải có sự nỗ lực để thay đổi xã hội của chúng ta, ít nhất là để xã hội chúng ta biến thành công bằng hơn, chính nghĩa hơn, không nên để thảm kịch liên tiếp xảy ra.

“Toàn bộ dân tộc cũng phải trải qua một thử thách từ đầu đến cuối, mới có thể hòa nhập trở lại thế giới này”, Trương Chân Du nói. Anh hy vọng dịch bệnh lần này có thể khiến nhiều người hơn nữa nhận rõ bản chất của ĐCSTQ, thực sự thoát ly khỏi ĐCSTQ và bình an vượt qua kiếp nạn.

Nhạc Di (Theo Epoch Times)

Xem thêm: