25 năm trước vào ngày 25/4/1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Văn phòng Kháng Cáo Quốc gia gần Trung Nam Hải, Bắc Kinh để thỉnh nguyện tập thể, yêu cầu một môi trường tu luyện hợp pháp. Lý trí ôn hòa và lòng tốt của họ đã thu hút sự chú ý của thế giới. Kể từ đó, Pháp Luân Công đã được thế giới biết đến.

25.4
Ngày 25/4/1999, các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã đến Cục Thư tín và Điện thoại Bắc Kinh để thỉnh nguyện một cách ôn hòa và trật tự. (Ảnh: Minghui.org)

Sau khi 45 học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân bị bắt, ngày 25/4/1999, khoảng 10.000 học viên đã đến Văn phòng Kháng cáo Quốc gia ở Bắc Kinh, yêu cầu trả tự do cho họ. Các học viên cũng yêu cầu chính phủ cho phép xuất bản các sách Pháp Luân Công để họ có thể tự do thực hành tín ngưỡng của mình.

Năm đó, bà Lý Điện Cầm, một học viên Pháp Luân Công hiện sống ở New York, cũng từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Bà nói rằng mọi người đều giữ im lặng trong thời gian thỉnh nguyện, và nhặt hết rác trên mặt đất khi họ rời đi. Bà nghe người cảnh sát nói: “Nhìn xem, đây chính là đức hạnh!”

id14229068 173815 450x338 1
Bà Lý Điện Cầm, người tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa vào ngày 25/4/1999. (Ảnh: Lâm Đan/Epoch Times)

Bà Lý Điện Cầm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Bà là tình nguyện viên hướng dẫn Pháp Luân Công tại một điểm luyện công chung ở thành phố Thẩm Dương.

Ngày 24/4/1999, tại điểm luyện công, bà nghe được rằng “Tạp chí Thanh thiếu niên” của Học viện Giáo dục Thiên Tân đã đăng bài vu khống Pháp Luân Công do ông Hà Tộ Hưu viết. Ông ta nói: “Tôi không tán thành việc thanh thiếu niên tập khí công”.

Các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã đến học viện này phản ánh lại tình hình thực tế, và chỉ ra rằng bài báo trên viết sai sự thật, đồng thời yêu cầu đính chính. Tuy nhiên, cảnh sát ở Thiên Tân đã bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công tới phản ánh tình hình thực tế với Ủy ban thành phố Thiên Tân, nhưng những người từ ủy ban thành phố nói với họ rằng Thiên Tân không kiểm soát được vấn đề này, họ phải báo cáo lên Bắc Kinh. Do vậy, các học viên đã quyết định đi đến Văn phòng Kháng Cáo Quốc gia ở Bắc Kinh.

  • Bí mật phía sau cuộc Đại Thỉnh Nguyện của Pháp Luân Công:

Ngày 25/4, bà Lý Điện Cầm cùng các học viên Pháp Luân Công khác đã mua vé tàu tốc hành từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh. Họ xuống tàu ở Ga Bắc Kinh, đi qua Quảng trường Thiên An Môn và đến Phố Phủ Hữu, nơi tọa lạc của Văn phòng Kháng Cáo Quốc gia.

Bà nhớ lại: “Ở đâu cũng chật kín người. Khi chúng tôi đứng đó, chúng tôi đều học Pháp và một số học viên khác thì luyện công. Không ai nói gì, và không có âm thanh nào cả.

Cảnh sát đứng bên cạnh theo dõi, nhưng thấy chúng tôi không gì cả. Họ nhìn là biết không ai trong số chúng tôi đến để gây chuyện, và không có bất kỳ hành vi bất hảo nào. Ngoài việc học Pháp và luyện công, có người đi lại cũng là để tìm nhà vệ sinh.

Không có bất kỳ tiếng đông nào. Những người đứng dậy và bước đi chắc chắn là vì tìm nhà vệ sinh. Toàn bộ cảnh tượng phản ánh phẩm chất và tiêu chuẩn đạo đức của các đệ tử Đại Pháp. Cảnh sát cũng nhận thấy điều này và không làm gì các học viên.”

su kien 25.4
Người đi thỉnh nguyện xếp hàng trật tự theo hướng dẫn của cảnh sát. Hoàn toàn không có biểu ngữ, khẩu hiệu.

Tối ngày 25/4/1999, bà Lý Điện Cầm nghe thấy một thông báo có nội dung “Mọi người hãy rời đi”. Họ nói rằng các học viên ở Thiên Tân đã được thả và mọi người có thể về nhà. Vì phải đợi chuyến tàu về Thẩm Dương nên họ rời phố Phủ Hữu tương đối muộn.

Bà nói: “Lúc này mọi người đã về gần hết, chỉ còn thưa thớt một vài người, nhưng cảnh sát vẫn ở đó. Một nữ cảnh sát hét lên: Lại đây, lại đây, nhìn này, hãy nhìn xuống đất, những người này thậm chí không để lại cả một mẩu bánh mì. Đây chính là đức hạnh!”

Thấm thoắt 25 năm đã trôi qua, nhưng bà Lý Điện Cầm vẫn nhớ rõ cảnh tượng thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải ngày hôm đó, đặc biệt là điều mà nữ cảnh sát đã nói với đồng nghiệp của mình rằng: “Những người này thậm chí không để lại cả một mẩu bánh mì. Đây chính là đức hạnh!”

Bà cho biết, một số người nói rằng chính vì các học viên Pháp Luân Công đã “bao vây Trung Nam Hải” nên sau này Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đàn áp Pháp Luân Công. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Trước hết, các học viên Pháp Luân Công không bao vây Trung Nam Hải. Họ chỉ đang thực hiện quyền lập hiến, báo cáo tình hình thực tế cho chính phủ.

Bà Mạnh Giai Mỹ, một cây bút tự do của tờ Mùa xuân Bắc Kinh tại New Zealand, cho biết những gì các học viên Pháp Luân Công đã làm nằm trong quyền cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.

Ông Thương Tùng, một nhà bất đồng chính kiến hiện đang sống tại Ireland, từng sở hữu một doanh nghiệp ở Trung Quốc nhưng bị ĐCSTQ đàn áp, nói rằng các học viên Pháp Luân Công kháng cáo vì họ tin tưởng vào chính phủ và hy vọng sự việc đối xử bất công đối với nhóm học viên có thể được giải quyết.

“Tuy nhiên, sự đàn áp và ngược đãi của chính phủ sau đó đã vi phạm sự bảo vệ của pháp luật đối với các quyền cơ bản của công dân. Nó cũng làm mất đi lòng tin của người dân vào chính quyền. Bởi vậy điều đó thật đáng tiếc và bất công,” ông nói.

Chính các học viên Pháp Luân Công đã cho ĐCSTQ một cơ hội, hy vọng đảng này sẽ nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa chúng. Họ đã khuyến thiện với thiện chí ngăn chặn một cuộc đàn áp có thể xảy ra.

Nhưng ĐCSTQ tà ác không thể chấp nhận được việc ở Trung Quốc có quá nhiều người tốt, nên đã phát động cuộc bức hại và tự đóng đinh mình vào cây cột ô nhục trong lịch sử.

Bà Lý Điện Cầm nói rằng năm 1999 cũng là kỷ niệm 10 năm vụ ĐCSTQ thảm sát học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.  ĐCSTQ tuyên bố “sự ổn định là trên hết”.

Các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện một cách ôn hòa vào ngày 25/4, thể hiện lý trí, ôn hòa, sự quả cảm trước quyền lực, lòng nhân ái và nhẫn nại to lớn của các đệ tử Đại Pháp. Họ vẫn dũng cảm thực hành “Chân, Thiện, Nhẫn” ngay cả khi phải đối mặt với cường quyền. Phong thái bảo vệ sự thật sẽ mãi mãi được khắc ghi trong lịch sử.

Ba tháng sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa, tháng 7/1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại có hệ thống trên khắp cả nước. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ban hành một loạt mệnh lệnh đối với các học viên nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”“đánh chết sẽ được coi là tự sát.”

Theo đó, một số lượng lớn các học viên đã trở thành nạn nhân của sự dối trá và tàn bạo của ĐCSTQ. Bi kịch này đã kéo dài suốt hơn 24 năm qua, hiện đang bị các chính phủ và cộng đồng quốc tế yêu chuộng hòa bình lên án mạnh mẽ.

Ông Thương Tùng cho biết, ĐCSTQ còn mở rộng sự đàn áp đến mức cưỡng bức thu hoạch nội tạng, một tội ác chống lại loài người. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng cơ bản và phủ nhận các quyền cơ bản của con người.

“Bằng cách kiểm soát ngôn luận, hạn chế tự do và đàn áp những người bất đồng chính kiến, chế độ này đã tước đi các quyền và tự do cơ bản của công dân. Điều đó cũng chính là chế độ toàn trị của ĐCSTQ đang chống lại người dân”, ông nói.

Bình Minh (t/h)