Khu vực Đông Bắc Trung Quốc liên tục xuất hiện các ca bệnh mới. Riêng thành phố Thư Lan đã bước vào “trạng thái thời chiến”. Theo Bloomberg News, ngoài việc mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sức khỏe, các triệu chứng lây nhiễm ở khu vực Đông Bắc – Trung Quốc cũng có các đặc điểm mới khác với thời kỳ đầu ở Vũ Hán. Điều này cho thấy loại virus này đang liên tục biến đổi.

w644
Bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở khu vực Đông Bắc – Trung Quốc xuất hiện các triệu chứng có đặc điểm khác với thời kỳ đầu ở Vũ Hán. Điều này cho thấy loại virus này đang liên tục biến đổi. (Ảnh minh họa từ Weibo của tuần san lifeweek).

Báo cáo dẫn lời bác sỹ vùng Đông Bắc, ông Khâu Hải Ba (Qiu Haibo) tiết lộ thời gian ủ bệnh của virus ở vùng này vượt quá 2 tuần, đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan tương đối chậm. Hầu hết các bệnh nhân ở đây xuất hiện các tổn thương ở phổi, trong khi bệnh nhân ở Vũ Hán bị tổn thương nhiều hơn ở tim, thận và dạ dày.

Hiện tại, thành phố Thư Lan, thành phố Cát Lâm (trực thuộc tỉnh Cát Lâm) và thành phố Thẩm Dương đã xuất hiện ít nhất 46 ca dương tính, trong đó có 26 ca phải nhập viện. Các khu vực này cũng đã áp dụng lệnh phong tỏa.

Báo cáo còn cho biết, nghiên cứu khoa học tháng Tư của Đại học Chiết Giang Trung Quốc phát hiện virus viêm phổi Vũ Hán đã đột biến thành ít nhất 30 chủng gen khác nhau. Việc phát triển thuốc và vắc-xin điều trị đang vô cùng cấp bách, nhưng cũng cần phải tính đến tác động của những đột biến không ngừng được tích lũy này xuất hiện trong virus, đặc biệt là ảnh hưởng của hiệu ứng sáng lập (The Founder mutation), qua đó tránh được những nguy cơ tiềm ẩn và sai sót có thể xuất hiện.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có thể là do hệ thống y tế công Vũ Hán bị quá tải, trong thời kỳ đầu dịch bùng phát, chỉ có các ca có triệu chứng nghiêm trọng nhất mới được điều trị, còn hiện nay, các bác sĩ ở Đông Bắc tương đối có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, có thể chú ý quan sát hơn các triệu chứng ở bệnh nhân. Hơn nữa, lây nhiễm ở khu vực Đông Bắc có thời gian ủ bệnh dài hơn và thời gian “không triệu chứng” lâu hơn, dẫn đến các thành viên trong gia đình bị lây nhiễm hàng loạt.

Chuyên gia Kinh tế chính trị độc lập Thiên Quân (Tianjun) trong bài viết “Vì sao Tập Cận Bình nổi giận trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị?” đã bình luận, “Trong cuộc họp ngày 14/5 bàn về việc giải quyết tình hình phòng chống dịch ở trong và ngoài nước, ông Tập đã trực tiếp nêu tên các khu vực bùng phát dịch trong thời gian này bao gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm…. Cho thấy tình hình dịch bệnh gần đây đã gây náo động đến Trung ương. Hiện tại, các tỉnh thành của Trung Quốc đều là khu vực được cho là ‘nguy cơ thấp’, chỉ có hai nơi không liệt vào danh sách này là quận Đông Tây Hồ thuộc Vũ Hán và thành phố Thư Lan thuộc Cát Lâm. Thư Lan thậm chí đang bị liệt vào nơi có ‘nguy cơ cao’, cao hơn một cấp so với Vũ Hán.”

Ngày 7/5, một nữ nhân viên giặt ủi 45 tuổi ở ở Văn phòng Công an Thành phố Thư Lan được chẩn đoán dương tính. Tuy nhiên, người phụ nữ này không có hồ sơ du lịch hoặc tiếp xúc với ca bệnh nào, cô cũng thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, vì vậy không rõ được nguyên nhân lây nhiễm. Theo báo cáo chính thức, nữ nhân viên này đã lây nhiễm cho 16 người.

Ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), chuyên gia dịch tễ học Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, tin rằng bệnh nhân phát hiện đầu tiên của thành phố – nữ nhân viên giặt ủi 45 tuổi làm việc tại Cục Công an, không hẳn đã là nguồn lây nhiễm. Nếu cô ấy không phải là nguồn, thì có thể ai đó trong Cục Công an Thành phố Thư Lan đã bị nhiễm bệnh “không triệu chứng”.

Ngày 20/5, kênh “Next TV” Đài Loan đưa tin, các ca viêm phổi Vũ Hán được công bố chính thức mới nhất đã tăng lên 45 trường hợp. Tuy nhiên, một số người dân tiết lộ rằng các số liệu chính thức này không phải là con số thực tế. Người đứng đầu Cục Công an thành phố Thư Lan và các quan chức chính phủ cấp cao khác thực sự đã được chẩn đoán bị dương tính.

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Mộc Lan

Xem thêm: