Giám đốc một công ty trang trí Trung Quốc quyết định cách tốt nhất để khuyến khích các nhân viên bán hàng không đạt chỉ tiêu là sỉ nhục công khai – cho họ lên sân khấu đứng ăn khổ qua sống trước những nhân viên khác.

Đại diện bán hàng của một công ty trang trí tại Trùng Khánh bị phạt ăn khổ qua đắng trên sân khấu vì bán hàng không đạt chỉ tiêu vào ngày 16/7/2016 (Ảnh: Sina)
Đại diện bán hàng của một công ty trang trí tại Trùng Khánh bị phạt ăn khổ qua đắng trên sân khấu vì bán hàng không đạt chỉ tiêu vào ngày 16/7/2016 (Ảnh: Sina)

“Đây là lần đầu tiên tôi ăn khổ qua sống“, Tang Shuju nói. Anh gần như muốn nhổ ra ngay từ miếng cắn đầu tiên. “Nhưng theo luật thì nếu nhổ ra, bạn phải ăn một trái khác.”

“Tôi muốn ợ ra khi ăn nó“, một nhân viên khác nói. Anh phải uống nước để khổ qua có thể trôi xuống cổ họng. “Nhưng tôi vẫn ăn. Tôi sợ bị phạt và phải ăn thêm trái nữa nếu tôi nôn ra”.

Theo cổng thông tin Sina ngày 19/7, vụ việc này xảy ra tại Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc. Đây là vụ gần nhất trong xu hướng tăng cường hình phạt tiêu cực để khuyến khích thành công.

Ông Shi giám đốc công ty nói rằng, ông đến với ý tưởng ăn khổ qua sống vì việc kinh doanh của công ty bị tuột dốc do 100 nhân viên bán hàng làm việc không tốt trong thời tiết hè nóng nực. 40 nhân viên không đạt chỉ tiêu đều bị phạt ăn khổ qua đắng, ông Shi nói với Sina.

Người ta thà ăn tiền còn hơn ăn khổ qua. Ai cũng yêu tiền và không ai muốn ăn khổ qua. Nếu không muốn chịu đựng, thì phải làm việc chăm chỉ hơn,” ông Shi nói.

Một bình luận trên trang Sina Weibo từ Liêu Ninh viết: “Thật chẳng ra gì, trừ tiền thưởng là chưa đủ sao?”

“Không có nhân quyền trong các công ty Trung Quốc,” một bình luận từ tỉnh Giang Tô nói. “Phẩm giá một người lao động còn không bằng hạt bụi.”

Việc vũ nhục công khai kiểu này không phải là điều mới lạ đối với Trung Quốc. Nó được sử dụng trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa vào thập niên những năm 60, 70. Trí thức và quan chức bị lên án và tấn công thường xuyên, thậm chí còn bị giết chết trong những cuộc đấu tố. Cha của lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân trở thành đối tượng của những cuộc đấu tố này sau khi ông bị dán nhãn là một phần tử chống đảng.

Những năm gần đây, sỉ nhục được hồi sinh để theo đuổi chủ nghĩa tư bản. Tháng 6 vừa qua, một video được lan tỏa trên mạng sau khi một ngân hàng nông thôn ở tỉnh Sơn Tây thuê một chuyên gia tư vấn đào tạo công khai đánh đít những nhân viên không đạt yêu cầu trong buổi huấn luyện.

Những công ty khác sử dụng hình thức phạt ngoài trời. Tháng 7/2013, đại diện bán hàng nam của một phòng tập thể dục ở Phật Sơn, một thành phố phía nam của tỉnh Quảng Đông, bị bắt chạy qua các con đường mà chỉ mặc mỗi chiếc quần lót và miệng thì hô to “hoàn thành nhiệm vụ“, truyền thông nhà nước Yangchang Evening News đưa tin.

Cong ty Trung Quoc
(Ảnh: Yangcheng Evening News)

Nhân viên bán hàng nữ ở Trùng Khánh bị phạt bò trên mặt đất. Việc này trở thành thường nhật đối với những nhân viên nữ không đạt chỉ tiêu bán hàng của ngày hôm trước. Đây chỉ là một trong các hình thức phạt, bao gồm cả việc ăn khổ qua đắng, ăn xin bắt buộc trên đường phố hoặc cạo đầu.

(Ảnh: People’s Net)
(Ảnh: People’s Net)

Nữ nhân viên cũng không tránh khỏi việc bị làm nhục như thế. Vào tháng 5/2013, nhân viên bán hàng nữ của công ty mỹ phẩm ở Trùng Khánh bị bắt bò trên đường phố đông đúc trong bộ đồng phục đỏ và giày cao gót trong khi miệng hô to “chúng ta có thể làm được“, People’s Net đưa tin (phiên bản online của cơ quan ngôn luận nhà nước People’s Daily). Một đồng nghiệp nam dẫn đầu đoàn diễu hành vẫy lá cờ đỏ.

Nhân viên lăn trong khi hô to lòng biết ơn của họ với người sử dụng lao động ở Thẩm Dương (Ảnh: Guncha)
Nhân viên lăn trong khi hô to lòng biết ơn của họ với người sử dụng lao động ở Thẩm Dương (Ảnh: Guncha)

Vũ nhục không chỉ để trừng phạt. Tháng 9/2015, chủ một nhà hàng lẩu ở Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc, cho rằng lòng biết ơn là văn hóa doanh nghiệp. Nhân viên của anh này được yêu cầu quỳ gối và khấu đầu trước ban giám đốc điều hành nhà hàng, miệng hô to lòng biết ơn vì đã thâu nhận họ làm việc cho nhà hàng.

Theo Epoch Times,
Bảo Minh

Xem thêm: