Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến công du kéo dài một tuần đến châu Á, ngày 27/11 lại đến châu Âu, châu Mỹ Latin. Giữa tháng Mười Một ông Tập lại tham dự Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), khi đi mang theo chiếc xe chống đạn, sự kiện trở thành điểm nóng dư luận. Qua các nguồn tin có thể thấy, từ sau khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, độ nghiêm mật trong công tác an ninh ngày càng tăng cường mạnh hơn, dường như tương ứng với lo ngại từ các vụ ám sát và nguy cơ tiềm ẩn về cục diện chính trị ĐCSTQ.

tập cận bình
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Getty Images)

Theo Reuters, cùng ngày ông Tập Cận Bình đến Papua New Guinea vào tối ngày 15/11, có hai chiếc xe chống đạn của Trung Quốc cũng được vận chuyển đến khu vực địa phương bằng đường máy bay. Xe chống đạn dành cho ông Tập Cận Bình là loại xe Hồng Kỳ (Hongqi) L5 do Trung Quốc sản xuất được cải tạo thêm cấu trúc chống đạn, trang bị động cơ 4 lít, bề ngoài trông giống như một chiếc Rolls-Royce.

Theo thông lệ quốc tế, khi có người đứng đầu một quốc gia đến thăm thì nước chủ nhà phụ trách hoàn toàn, bao gồm cả vấn đề an ninh. Vào ngày 22/9/2015, ông Tập Cận Bình đến thăm Mỹ và được ngồi chiếc Cadillac màu đen là do bố trí của Mỹ.

Trước đây ông Lỗ Bồi Tân (Lu Peixin) Quyền Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng nếu điều kiện nước đến thăm cho phép, Trung Quốc sẽ yêu cầu cung cấp một chiếc xe chống đạn, nhưng nếu nước chủ nhà không thể cung cấp thì phía Trung Quốc sẽ sử dụng xe riêng.

Trước đó giới quan sát đã lưu ý chuyện trong chuyến công du Papua New Guinea của ông Tập Cận Bình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ công bố hành trình trước có ba ngày (ngày 12). Do trong quá khứ, khi ông Tập Cận Bình đến thăm một nước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường công bố hành trình trước ít nhất một tuần, vì thế mà nhiều người cho rằng sự sắp xếp này có liên quan đến những cân nhắc về an ninh.

Trong những năm qua, công tác an ninh nghiêm quá đặc biệt khi Tập Cận Bình đi công tác trong nước và công du nước ngoài đã gây nhiều chú ý.

Tháng trước, khi ông Tập Cận Bình khảo sát phía nam tại tỉnh Quảng Đông, Đài Phát thanh Hồng Kông đã chia sẻ ý kiến của một lái xe tại Chu Hải cho biết, so với tất cả các nhà lãnh đạo trước đây từng đến thăm Chu Hải, chuyến thăm này của ông Tập Cận Bình có mức độ an ninh lớn hơn nhiều. Có người dẫn lời một người bạn làm việc tại Tập đoàn Điện Cách Lực tại Chu Hải cho biết, ngày 20/10, ông Tập Cận Bình đến khảo sát nhà máy, toàn bộ cửa sổ nhà máy phải đóng kín trong suốt thời gian khảo sát.

Trong thời gian Hội nghị Bắc Đới Hà hồi cuối tháng Bảy đầu tháng Tám, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) tại Hồng Kông cho biết, tại Bắc Đới Hà năm nay ông Tập Cận Bình được bố trí an ninh đặc biệt. Chỉ có chuyến tàu đặc biệt chở ông Tập được dừng tại ga số 1 của ga xe lửa Bắc Đới Hà, và dọc đường cứ 200 mét có một nhân viên bảo vệ đứng canh.

Vào tháng Tư năm nay, ông Tập Cận Bình đã đi khảo sát nhiều ngày ở Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, thời gian đó đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Modi trong một chuyến thăm không chính thức. Chính quyền Hồ Bắc đã bố trí bảo vệ an ninh mức cao nhất, không chỉ giới nghiêm trong khu vực mà còn triển khai hàng trăm tay súng bắn tỉa, hàng ngàn cảnh sát mặc thường phục đóng trú trên các đường phố. Qua video lan truyền trên internet cho thấy sau khi ông Tập rời Vũ Hán đã có hàng ngàn người mang thường phục rút khỏi trông giống như đoàn diễu hành.

nhan vien bao ve tap can binh
Khi Tập Cận Bình rời Vũ Hán, những nhân viên an ninh cũng sơ tán trông như đoàn diễu hành (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 01/7, năm ngoái ông Tập Cận Bình đã đến Hồng Kông, công việc an ninh của cảnh sát Hồng Kông đã đạt đến mức cao nhất trong 20 năm qua. Thời gian ông Tập Cận Bình thăm Hồng Kông ba ngày, Chính phủ Hồng Kông đã dùng gần 10.000 cảnh sát, mức độ an ninh cao hơn nhiều thời cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào thăm Hồng Kông chỉ có 3.000 cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ Hồ.

Embed from Getty Images

Công tác an ninh trong chuyến thăm Hồng Kông của Tập Cận Bình cao nhất trong 20 năm trước đó (Nguồn: Getty Images)

Theo truyền thông Hồng Kông, khi ông Tập Cận Bình đến Hồng Kông vào ngày 29/6/2017 đã ngồi chiếc xe chống đạn BMW Seven-Series do cảnh sát Hồng Kông bố trí. Xe chống đạn này bọc thép chống đạn, phân bố ở cửa ra vào, nóc xe, đuôi xe, có thể chịu được một vụ nổ bom, có súng trường tự động quét ở cự ly gần. Hệ thống điều hòa không khí của xe cũng được trang bị an toàn đặc biệt, nếu chiếc xe bị tấn công bằng khí độc thì sẽ đồng loạt tự động đóng các cửa sổ, khóa cửa ra vào, các kênh không khí thông ra bên ngoài.

Cảnh sát Hồng Kông cũng thiết lập vùng cấm qua lại tạm thời trong khu vực cảng Victoria; mỗi ngày có gần chục ngàn nhân viên công lực chờ lệnh, bao gồm Biệt đội Phi Hổ, lính cơ động, đội chống khủng bố.

Ngoài ra trong công tác bảo vệ Tập Cận Bình còn có máy bay trực thăng theo dõi trên không để đảm bảo đoàn xe hộ tống không bị cản trở; trên mái tòa nhà lớn gần khách sạn nơi Tập Cận Bình xuống xe được bố trí nhiều tay súng phục kích…

Qua một đoạn video lan truyền trên internet cho thấy, khi chuẩn bị rời khỏi sân bay, xung quanh chiếc xe chống đạn chở Tập Cận Bình vẫn được bố trí đầy vệ sĩ, thậm chí có vệ sĩ đi theo chiếc xe.

ve si bao ve tap can binh
Những vệ sĩ mang đồ đen bám theo chiếc xe chở Tập Cận Bình (Ảnh chụp màn hình video)

Nửa đầu năm 2017, dù là ông Tập Cận Bình đi thăm Đại học Chính trị Pháp luật Trung Quốc, học phủ cao nhất của Ban Chính pháp từng thuộc quản lý của Chu Vĩnh Khang; hay khảo sát hang ổ Sơn Tây của Lệnh Kế Hoạch; đều luôn có đội vệ sĩ bao quanh sát người Tập Cận Bình, trở thành tâm điểm chú ý của thế giới bên ngoài.

Đã có vô số thông tin về chuyện âm mưu ám sát Tập Cận Bình. Từ quan sát cho thấy, sau khi Tập Cận Bình lên cầm quyền thì độ nghiêm mật trong công tác an ninh ngày càng tăng cường mạnh hơn, dường như tương ứng với lo ngại từ các vụ ám sát và nguy cơ tiềm ẩn về cục diện chính trị của ĐCSTQ. Trong một bài viết công bố trên tờ Apple của Hồng Kông tác giả đã nhận định, mối đe dọa lớn nhất đối với Tập Cận Bình có lẽ chủ yếu từ đấu đá quyền lực nội bộ ĐCSTQ.

Trí Đạt

Xem thêm: