Dưới thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đất nước Trung Quốc đã trở thành quốc gia cảnh sát lớn nhất trên thế giới. Sở dĩ Chính phủ Trung Quốc nỗ lực phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt là vì muốn tăng cường giám sát người dân.

nhận dạng khuôn mặt
Tại Mỹ, công nghệ nhận diện khuôn mặt chỉ để xác nhận danh tính của những kẻ tình nghi và tội phạm, trong khi nhà cầm quyền Trung Quốc lại sử dụng công nghệ này để theo dõi tất cả công dân (Ảnh cắt từ video giới thiệu về công nghệ của công ty SenseTime)

Thời báo Tài chính của Anh (Financial Times) từng chỉ ra, mỗi năm công an Trùng Khánh đã bắt được hàng chục nghi phạm thông qua camera an ninh. Nhưng sau khi cơ quan này dùng phần mềm nhận dạng khuôn mặt của công ty trí tuệ nhân tạo (AI) SenseTime, đã bắt được 69 nghi phạm chỉ trong một tháng.

Từ Lập (Xu Li), CEO của công ty trí tuệ nhân tạo SenseTime cho biết: “Bằng công nghệ này, việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn nhiều, có thể dễ dàng tìm thấy một cô gái mặc T-shirt màu trắng, đeo túi màu xanh, bên cạnh là chiếc BMW.”

Khách hàng của SenseTime là chính quyền cảnh sát lớn nhất thế giới.

SenseTime chỉ là một trong nhiều công ty trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp này ở Trung Quốc chủ yếu là vì có được sự ủng hộ và bảo trợ của chính quyền, kho dữ liệu số khổng lồ về nhân khẩu và sự thờ ơ với thực trạng xâm phạm quyền riêng tư của nhà cầm quyền Trung Quốc.

“So với nhiều nơi khác của thế giới, SenseTime và các đối thủ cạnh tranh của mình có thể tăng trưởng nhanh là vì sự phát triển mạnh trong lĩnh vực camera giám sát ở Trung Quốc và đem lại lợi nhuận cao. Chính phủ Trung Quốc đang đang kiểm soát nguồn tài chính, đồng thời cũng đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực này nhằm dùng nó để kiểm soát toàn diện xã hội”, Justin, một trong những nhà đầu tư sớm nhất tại SenseTime cho biết.

Theo CEO Từ Lập của SenseTime, việc giám sát và quản lý trên quy mô rộng của chính quyền mang lại lợi thế lớn cho các công ty trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc so với các đối thủ từ nước ngoài.

Paul Haswell, luật sư của Công ty luật Pinsent Masons ở Hồng Kông cũng nhận định, thị trường công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở bên ngoài Trung Quốc Đại Lục phát triển chậm hơn nhiều, vì bị chi phối của quyền riêng tư và an ninh dữ liệu. “Ở ngoài Trung Quốc Đại Lục, người ta có lý do để lo lắng về việc thu thập và xử lý dữ liệu của mình; nhiều người phương Tây rất lo lắng những thông tin cá nhân của họ được lưu trữ trên các máy chủ của Trung Quốc”, ông cho biết.

>> New York Times: Apple bán đứng dữ liệu người dùng cho chính quyền độc tài

The Wall Street Journal (Mỹ) chỉ ra, tại Mỹ, công nghệ nhận diện khuôn mặt chỉ để xác nhận danh tính của những kẻ tình nghi và tội phạm, trong khi nhà cầm quyền Trung Quốc lại sử dụng công nghệ này để theo dõi toàn bộ công dân.

Vào ngày 25/10 năm ngoái, một video đăng trên YouTube cho thấy, trong một sự kiện kháng nghị ngày 17/2 cùng năm, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt để giám sát 15 người chủ chốt, ngăn chặn họ đến các cơ quan chính phủ kiến ​​nghị.

Năm 2015, Bộ Công an Trung Quốc dùng lý do đảm bảo an toàn nơi công cộng, muốn thiết lập một mạng lưới video giám sát trên toàn quốc, theo đó công nghệ nhận diện khuôn mặt được đưa vào danh sách để cải thiện mạng lưới giám sát.

Có công ty nghiên cứu trong ngành chỉ ra, nhà cầm quyền Trung Quốc đang bố trí tổng cộng 176 triệu camera giám sát tại các khu vực công cộng và riêng tư, ước tính đến năm 2020 sẽ bố trí mới khoảng 450 triệu camera giám sát. Trong khi tại Mỹ chỉ bố trí khoảng 50 triệu camera giám sát.

Tuyết Mai

Xem thêm: