Gần đây, hai kênh truyền thông lớn của chính quyền Trung Quốc bị yêu cầu phải đăng ký “đại lý nước ngoài” tại Mỹ. Có nhận định cho rằng đây là phát súng đầu tiên mà Mỹ nhắm vào “tuyên truyền nước ngoài” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Embed from Getty Images

Bảng quảng cáo điện tử của Tân Hoa Xã tại Quảng trường Thời Đại (Ảnh: Getty Images)

Trong mấy chục năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tốn rất nhiều tài nguyên để phát triển chiến lược tuyên truyền và các hoạt động thâm nhập ở nước ngoài.

Bố cục của Tân Hoa Xã ở nước ngoài

Ngày 18/9, The Wall Street Journal đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu hai kênh truyền thông của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã và Mạng truyền hình Trung Quốc toàn cầu (China Global Television Network) của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phải đăng ký “đại lý chính quyền nước ngoài”.

Bản tin nhắc đến, quan chức an ninh Mỹ lo lắng, truyền thông được nước ngoài tài trợ bị người khác lợi dụng, ảnh hưởng đến dư luận công chúng.

Hiện tại, các tờ báo của ĐCSTQ đang hoạt động kinh doanh tại Mỹ như Nhật báo Trung Quốc ( China Daily), Nhân dân Nhật báo phiên bản nước ngoài và Báo chiều Tân dân (Xinmin Evening News) đều đã đăng ký “đại lý nước ngoài”.

Bố cục ở nước ngoài của truyền thông ĐCSTQ đã được tiến hành từ lâu.

Chỉ riêng Tân Hoa Xã, năm 2014, trong báo cáo điều tra nghiên cứu về “Tìm hiểu về hiệu quả của tuyên truyền đối ngoại” đối với Tân Hoa Xã đã chỉ ra, đến cuối năm 2002, Tân Hoa Xã đã cung cấp các bản thảo đối ngoại cho hơn 140 quốc gia và khu vực, người dùng bên ngoài Trung Quốc có hơn 5000 kênh truyền thông.

Đến năm 2007, các sản phẩm thông tin đối ngoại của Tân Hoa Xã đã mở rộng đến hơn 200 quốc gia và khu vực, với hơn 14.500 người dùng; bên cạnh đó còn cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho người dùng nước ngoài với 5 loại ngôn ngữ Trung, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Indonesia; bình quân mỗi tháng 120 bài viết, và hơn 3000 bản thảo.

Ngày 1/7/2009, Tân Hoa Xã mở kênh video tin tức tiếng Anh. Còn đối với CCTV, ngoài kênh tiếng anh còn có tiếng Ả Rập và tiếng Nga. Cách mà CCTV lựa chọn đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng tương tự như Tân Hoa Xã, đều tuyển dụng người ở các nơi trên thế giới. Năm 2012, CCTV thực hiện bố cục quốc tế hóa với 7 loại ngôn ngữ và 11 kênh truyền hình.

Tại Mỹ, Tân Hoa Xã có 3 chi nhánh gồm chi nhánh trú tại Liên Hiệp Quốc, trú tại Washington, tại Los Angeles, sau đó thành lập các chi nhánh tại Chicago, San Francisco, Houston và Bắc Mỹ. Truyền thông tại Trung Quốc Đại lục cho biết, những điểm phóng viên nước ngoài này sẽ thực hiện chiến lược “bản địa hóa”, đồng thời tuyển dụng phóng viên chủ yếu là người bản địa để thu thập thông tin.

ĐCSTQ trực tiếp lợi dụng truyền thông ở nước ngoài để lên tiếng, ý đồ ảnh hưởng dư luận trong chiến tranh thương mại

Kênh truyền thông lớn của ĐCSTQ thâm nhập vào Mỹ không chỉ có Tân Hoa Xã.

Ngoài Tân Hoa Xã dựng bảng quảng cáo khổng lồ trên Quảng trường Thời Đại, các hòm báo của China Daily cũng xuất hiện trên các đường phố ở các thành phố lớn của Mỹ, CCTV thành lập “Truyền hình mạng Trung Quốc toàn cầu” (CGTN) và tham gia vào mạng truyền hình cáp của Mỹ. Trong thời gian 20 năm, độ phủ của CCTV đã vượt quá con số 90 triệu gia đình tại Mỹ, và tiến hành tuyên truyền cho ĐCSTQ theo kiểu Mỹ hóa.

Trong một số thời điểm quan trọng, những kênh truyền thông này bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền về lập trường của ĐCSTQ.

Điển hình là trang tin Duowei News có trụ sở tại Bắc Kinh nhưng tự xưng là truyền thông hải ngoại. Trong cuộc chiến thương mại, trang tin này luôn đăng những bài bình luận ủng hộ ĐCSTQ, không ngừng chê bai Mỹ và ông Trump.

Ví dụ, trong năm nay, khi cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang kịch liệt và trong lúc đang diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, có nhiều tin đồn nói nội bộ ĐCSTQ chia rẽ. Ngày 10/8, Duowei News đăng bài “Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ khiến cao tầng ĐCSTQ xuất hiện vết nứt sao?”, bài viết này có ý giúp ĐCSTQ xóa tan những tin đồn liên quan.

Bài viết này tiến hành phân tích, giải thích và cuối cùng là đưa ra kết luận rằng nhiều dấu hiệu xuất hiện nhưng cũng không đủ để cho thấy rõ rằng cao tầng ĐCSTQ xuất xuất hiện vết nứt trong nội bộ.

Bên cạnh đó, trang tin này còn liên tục chê bai ông Trump. Hàng loạt những bài viết được đăng trên trang tin này như, “Trump bắt đầu nếm trái đắng chiến tranh thương mại, bị hãng sản xuất ô tô hàng đầu Mỹ cảnh cáo”, “Chiến tranh thương mại khó phân thắng thua, vì đâu Trump bêu xấu Bắc Kinh”, “3 nguyên nhân lớn khiến Trump phải ‘hổn hển’ trong chiến tranh thương mại Trung-Mỹ”, v.v.

Truyền thông ĐCSTQ mượn truyền thông nước ngoài để xâm nhập

Ngoài việc dựa vào truyền thông nhà nước, ĐCSTQ còn “mượn thuyền ra khơi”, lợi dụng truyền thông địa phương để lên tiếng. Ví dụ như, China Daily từng chi phí ra để đăng nội dung của mình trên các phiên bản báo giấy và báo điện tử của New York Times, Washington Post, Wall Street Journal, mượn danh tiếng của các tờ báo lớn để bán “hàng lậu” của mình.

Khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ trở lên kịch liệt, ngày 23/9, tờ China Daily phiên bản tiếng Anh đã chèn 4 trang quảng cáo của mình lên tờ báo địa phương tại Bang Iowa của Mỹ và công khai công kích ông Trump. Hành động này bị chính phủ Mỹ cho rằng ĐCSTQ có ý đồ gây ảnh hưởng đến bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ.

Tháng Một năm nay, China Daily chi tiền cho ít nhất 4 tờ bào nước ngoài ở Mỹ, Úc, Anh, lần lượt đăng các bài công kích biểu diễn nghệ thuật Shenyun và Pháp Luân Công, nội dung các bài viết hoàn toàn giống nhau, đều là những nội dung tuyên truyền bấy lâu của ĐCSTQ.

ĐCSTQ làm “biến chất” nhiều báo tiếng Trung ở nước ngoài

Sự thâm nhập vào dư luận nước ngoài của ĐCSTQ còn có một phương thức khác, tức là khiến các kênh truyền thông tư nhân ở nước ngoài “biến chất”, tạo ra một sản phẩm phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh. Điều tra của Hãng tin Reuters xác nhận, 14 quốc gia tại 4 châu lục lớn trên thế giới có ít nhất 33 đài truyền thanh do Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) nắm giữ cổ phần hoặc thuê chương trình.

Ngoài ra, các kênh truyền thông quốc hữu của Trung Quốc còn thông qua mua cổ phần các kênh truyền thông nước ngoài để ảnh hưởng hoặc trực tiếp thay đổi những kênh truyền thông này. Ví dụ như Kênh truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng là kênh tiếng Trung có độ phủ đứng thứ 2 ở Mỹ, đã bị CCTV nắm giữ 10% cổ phần, hiện tại Phượng Hoàng dường như đang lên tiếng giúp ĐCSTQ.

Vậy còn những kênh truyền thông nào ở nước ngoài do ĐCSTQ chủ đạo? Các tờ báo tiếng Trung tại Mỹ còn có Nhật báo Thế giới (World Journal), Nhật báo Tinh Đảo (Sing Tao Daily), Kiều báo (USchinapress), Thời báo Chigago (Chicago Times); Tuần báo Bắc Mỹ (North American Weekly Times) tại Canada; tờ Âu Hoa báo (El mandarin) tại Tây Ban Nha; tờ Báo chiều Moscow tại Nga; Thời báo Đại dương tại Italia; Đông phương Nhật báo tại Nhật Bản; Đại Công báo, Văn Hối báo, Phượng Hoàng tại Hồng Kông, v.v.

Ngầy 17/5/2014, Nhật báo Tinh Đảo tại miền Tây nước Mỹ đăng trên trang nhất một bài viết nội dung nói đề xuất kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn là “chính trị hóa”, theo đó, Thư viện San Francisco phối hợp tổ chức sự kiện này có “lập trường chính trị” gây “tranh cãi”.

Đối với bản tin này, người phát ngôn của Thư viện San Francisco là Michelle Jeffers đã đại diện cho thư viện trả lời rằng: “Cái gọi là tranh cãi duy nhất chính là bản tin của Nhật báo Tinh Đảo”. Bà cho biết, “Đối với triển lãm kỷ niệm Lục Tứ, không hề có tranh cãi nào”.

ĐCSTQ mượn truyền thông thân Cộng ở nước ngoài để đem tư duy của mình truyền ra thế giới

Sau khi các kênh truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài bị ĐCSTQ làm “biến chất”, sẽ tiến thêm bước nữa là truyền tải trực tiếp ý thức hình thái của ĐCSTQ, trong đó có cả việc bôi nhọ Mỹ.

Để đòi quyền bầu cử dân chủ, năm 2014, Hồng Kông đã xảy ra “biểu tình ô dù” lịch sử kéo dài 79 ngày.

Đối với cuộc biểu tình này, truyền thông ĐCSTQ và truyền thông thân Cộng ở nước ngoài đã cực lực bôi nhọ, đem gốc rễ của cuộc biểu tình này đẩy cho “thế lực phản Hoa” ở phương Tây và chỉ trích Mỹ thao túng, dùng thủ đoạn quen thuộc để kích động chủ nghĩa dân tộc.

Năm 2014, tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản nước ngoài đăng một bài viết, chỉ trích một số tổ chức phi chính phủ tại Mỹ và các trung tâm nghiên cứu đã “dốc sức và tích cực đưa ra các kế sách” cho phòng trào “chiếm lĩnh trung tâm” tại Hồng Kông. Tờ báo thân Cộng là Văn Hối báo và Thái Dương báo tại Hồng Kông cũng chỉ trích thế lực chính trị tại Mỹ đóng vai trò quan trọng trong cuộc biểu tình này.

Về vấn đề này, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông đã từng lên tiếng phản bác thông tin liên quan đến quan chức Mỹ bí mật gặp mặt sinh viên Hồng Kông để kích động bãi khóa chiếm trung tâm do tờ Văn Hối báo đưa tin, theo đó, bản tin của Văn Hối báo trích dẫn tài liệu liên quan đến quan chức Mỹ trên mạng internet “hoàn toàn là ngụy tạo”. Cựu tổng thống Mỹ Obama cũng từng công khai biểu thị, Mỹ không hề tham gia vào kích động biểu tình.

Tuyết Mai

Xem thêm: